Tổng số giờ nắng trung bình trong năm đạt trên 1.100 giờ, tập trung chủ yếu vào mùa hạ. Tổng nhiệt độ năm đạt tới trên 8.5000c có tới 8 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình đạt trên 200c.
b, Về chế độ thuỷ văn: tài nguyên nước dồi dào gồm nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Nếu phân ra 2 loại là nước mặt và nước ngầm thì nước mặt là chủ yếu. Vì có lượng mưa cao, có biển và hệ thống sông ngòi (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Lạng, sông Bôi, sông Càn) khá dày cùng với nhiều hồ (Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lại, Đồng Chương, Yên Thắng) và vùng chiêm trũng.
Trong năm, chế độ mưa được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa diễn ra vào mùa hạ (từ giữa tháng 4 đến tháng 10), tập trung đến trên 85% lượng mưa trong năm; Mùa khô với lượng mưa rất thấp vào khoảng trên 10% (từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 4 năm sau). Lượng mưa trung bình năm trên 1.800 mm, phân bố không đều trong năm nhưng phân bố khá đều trên toàn bộ diện tích.
Chế độ thuỷ triều với thời gian triều lên ngắn (khoảng 8 giờ) và triều xuống dài (gần 16 giờ). Biên độ triều trung bình từ 1,6m đến 1,7m và đạt cực đại tới trên 3m. Dòng chảy của hệ thống sông Đáy, kết hợp với chế độ thuỷ triều đã bồi tụ tại vùng cửa sông, tạo nên bãi bồi và lấn biển với tốc độ khá nhanh. Do vậy vùng bãi bồi ven biển, ven sông ít xảy ra hiện tượng sụt lở đất đai.
Nhìn chung chế độ khí hậu, thuỷ văn tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đặc biệt là nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên hạn chế là mùa khô thì hạn hán, mùa mưa gây úng, lũ lụt và sông suối của tỉnh phải đảm nhiệm vai trò thoát nước cho thủ đô Hà Nội.
1.2.2. Đất đai
a, Đất đai và sử dụng đất: tổng quỹ đất là 139.011 ha, phân bố trên cả 3 vùng sinh thái như đã phân tích ở phần trên. Đất đai vùng đồng bằng rất thuận
lợi trong phát triển nông nghiệp thâm canh, đất đai vùng bãi bồi ven biển thuận lợi trong phát triển trồng cói, nuôi trồng thuỷ sản và đất đai vùng đồi núi thuận lợi phát triển kinh tế trạng trại.
Bảng 1: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2001-2005
Loại hình sử dụng | Thời gian | Tăng /giảm | ||
2001 | 2005 | |||
1 | Đất nông nghiệp (ha) | 90.998,0 | 94.279,0 | +3.281 |
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | 63.202,0 | 61.387,0 | - 1.815 |
1.2 | Đất lâm nghiệp | 23.699,0 | 27.644,0 | + 3.945 |
1.3 | Còn lại | 4.087,0 | 5.248,0 | + 1161 |
2 | Đất phi nông nghiệp (ha) | 24.876,0 | 27.799,0 | + 2.923 |
2.1 | Đất ở | 5.024,0 | 5.346,0 | + 322 |
2.2 | Đất chuyên dùng | 13.431,0 | 15.973,0 | + 2.542 |
2.3 | Còn lại | 6.422,0 | 6.480,0 | + 58 |
3 | Đất chưa sử dụng (ha) | 22.028,0 | 16.933,0 | - 5.095 |
Tổng | 138.199 | 139.011 | +1109 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế
- Khái Quát Quan Điểm, Đường Lối Của Đảng Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Ở Việt Nam Qua Các Kỳ Đại Hội
- Đặc Điểm Cơ Bản Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Ninh Bình
- Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Tỉnh Ninh Bình Giai Đoạn 2001-2005
- Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Kinh Tế
- Sản Lượng Một Số Loại Hàng Hoá Thuỷ Sản Chủ Yếu
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Bình, năm 2006 Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2001-2005 thấy rằng, năm 2005 đất nông nghiệp là 94.279 ha (chiếm 67,8%), tăng 3.281 ha so với năm 2001; Đất phi nông nghiệp năm 2005 là 27.799 ha (chiếm 20,0%), tăng 2.923 ha so với năm 2001; Và đất chưa sử dụng năm 2005 chỉ có 16.933
ha (12,1% chiếm), giảm 5.095 ha so với năm 2001.
Đi sâu phân tích thấy, đất lâm nghiệp chiếm tới 19,9% năm 2005 và có xu thế tăng lên, đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 45% năm 2005 giảm gần 2 nghìn ha, đất chuyên dùng chiếm tới 11% năm 2005 tăng đến 2,5 nghìn ha, đất ở tăng lên, đạt tới khoảng 321 ha, đất chưa sử dụng giảm tới trên 5 nghìn ha.
Nguyên nhân thay đổi là do công tác quai đê lấn biển, do đo đạc lại và do chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất như từ đất nông nghiệp sang xây dựng các khu, cụm công nghiệp, phát triển đô thị và từ đất chưa sử dụng sang sản xuất nông lâm nghiệp.
Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 740m2/người, thấp hơn mức
trung bình của cả nước (970m2/người) và cao hơn mức trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (490m2/người), cụ thể là cao hơn Thái Bình, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Ninh v.v.
b, Các loại đất chính: Nhóm các loại đất chính cùng đặc điểm chính của chúng ở tỉnh Ninh Bình:
- Nhóm đất phù sa: diện tích 74.529,8 ha, chiếm 53,0% diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất là đất phù sa được bồi tụ hàng năm, đất phù sa không được bồi tụ, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng sâu, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa úng trũng, lầy thụt, đất than bùn. Nhòm đất này phân bố hầu hết trên các huyện, thị trong tỉnh.
- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 24.997 ha, chiếm 17,8% diện tích tự nhiên, bao gồm 5 loại đất chính là đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng do trồng lúa biến đổi. Do chiếm diện tích tương đối lớn và có nơi khá tốt có thể phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Nhóm đất mặn: diện tích 14.194,4 ha chiếm 10,1% diện tích tự nhiên, được hình thành do trầm tích biển và trầm tích sông biển. Phân bố chủ yếu ở các xã ven biển của huyện Kim Sơn bao gồm đất mặn sú vẹt, đất mặn nhiều và đất mặn trung bình, mặn ít.
- Nhóm đất xám bạc màu: diện tích là 3.481 ha, chiếm 2,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Giam Lâm, Gia Tường, Xích Thổ, Thạch Bình, Phú
Sơn, Lạc Vân, Đồng Phong, Ngũ Lộc, Sơn Hà, Quỳnh Lưu. Nhóm đất này phân bố ở địa hình dốc nên bị xói mòn, rửa trôi, làm mất các chất dinh dưỡng.
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ: diện tích 1.601, chiếm 1,1% diện tích tự nhiên. Phân bố ở thung lũng thấp, nhỏ trong các vùng đồi núi của thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư. Nhóm đất này thuận lợi trong phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp.
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trước hết là đá vôi với trữ lượng tới hàng chục tỷ m3, chiếm diện tích trên 1,2 vạn ha rất thuận lợi để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng, đá xây dựng.
Thứ đến là hàng chục triệu tấn Đôlômít có chất lượng tốt với hàm lượng MgO từ 17 đến 19% để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và làm một số hoá chất khác.
Tiếp theo là đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi thấp, tương đối bằng phẳng thuộc thị xã Tam Điệp và huyện Yên Mô cùng các bãi bồi ven sông để sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho ngành đúc.
Nước khoáng Kênh Gà ở Gia Viễn có trữ lượng lớn, đã có thương hiệu do chữa được bệnh vì có độ mặn và nhiệt độ thường xuyên khoảng 53 - 540c; Nước khoáng Cúc Phương, dùng để sản xuất nước giải khát và phát triển du lịch nghỉ dưỡng vì có hàm lượng Magiê - Carbonát cao.
Ngoài ra, tỉnh còn có than bùn tuy trữ lượng nhỏ (<2 triệu tấn), phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), có thể dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp.
1.2.4. Tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản
a, Tài nguyên rừng
Hiện nay diện tích đất có rừng đạt trên 22 nghìn ha chiếm 19,4% tổng diện tích tự nhiên với hàng trăm nghìn m3 gỗ, hàng triệu cây tre, luồng. Tỉnh có đủ 3 loại rừng là rừng sản xuất (diện tích nhỏ), rừng phòng hộ (đầu nguồn, ven biển) và rừng đặc dụng (diện tích lớn nhất).
Đặc biệt tỉnh có vườn quốc gia được thành lập đầu tiên ở Việt Nam là vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, rừng ngập mặn ven biển thuộc huyện Kim Sơn. Tài nguyên rừng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
b, Nguồn lợi thuỷ sản
Nguồn lợi thuỷ sản phong phú và đa dạng từ thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ đến nước ngọt. Về cá, có nhiều loại được đánh bắt xa bờ và gần bờ; được khai thác từ sông hồ gồm cả cửa sông và biển. Khả năng cho phép khai thác lên tới trên 50 nghìn tấn, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá mực, cá chép v.v.
Về tôm, cua và các loại hải sản khác cũng rất phong phú thuộc họ tôm he, trong đó có gần chục loài có giá trị kinh tế cao. Có thể khai thác tôm, cua, ghẹ và ốc, sò v.v lên tới hàng nghìn tấn. Hiện tại tổng diện tích mặt sông, hồ và đàm phá ven biển có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản lên tới gần chục ngàn ha.
1.2.5. Tài nguyên phục vụ du lịch
Tài nguyên phục vụ du lịch của Ninh Bình rất đặc sắc và rất đa dạng với nhiều danh lam, thắng cảnh như :
a. Khu Tam Cốc - Bích Động - Tràng An: đây là quần thể hang động và quần thể các di tích lịch sử - văn hóa rất phong phú và độc đáo. Khu hang động Tràng An (đang khẩn trương xây dựng); Khu cố đô Hoa Lư gồm đền vua Đinh, vua Lê; Khu hang động Tam Cốc - Bích Động sẽ mở rộng sang Thạch Bích, Thung Nắng (Nho Quan).
b, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: đây là một khu du lịch sinh thái có cảnh quan rất đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn là của các nước trong khu vực - vịnh Hạ Long trên cạn. Diện tích khu vực này rộng đến vài chục ha với đặc điểm nhiều núi đá, hang động và thung cùng với đền, miếu mạo linh thiêng.
c, Vườn Quốc gia Cúc Phương: vườn Quốc gia Cúc Phương là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm hoi ở Việt Nam với đặc điểm hệ sinh thái, sinh cảnh, cấu trúc rừng và đặc điểm đa dạng của loài, loài quý hiếm, loài đặc hữu. Việc phát hiện, khai thác nguồn nước khoáng mới tại khu vực này càng mở ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du lịch.
d, Khu Kênh Gà và động Vân Trình: từ những năm 60 của thế kỷ trước, nước suối Kênh Gà đã nổi tiếng ở miền bắc nhờ khả năng chữa trị được một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Động Vân Trình cũng là một địa danh đẹp để cùng với các hang động khác tạo nên sự độc đáo thu hút khách du lịch.
e. Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm: tính độc đáo trong kiến trúc và trong xây dựng ở sự pha trộn hợp lý giữa kiến trúc Gotic và kiến trúc Á đông Việt Nam của quần thể nhà thờ Phát Diện. Tính độc đáo thể hiện ở sự độc nhất vô nhị ở khu vực đông nam châu Á do được làm bằng đá và nghề thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch rất phát triển.
f. Làng nghề truyền thống: trên địa bàn có gần 100 làng nghề truyền thống có khả năng thu hút khách du lịch đến thăm quan, mua sắm. Nếu biết học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan nhất định sẽ thu hút được du khách, góp phần tăng trưởng kinh tế (làng chạm khắc đá, làng thêu ren, làng mây tre đan, làng nghề cói v.v).
1.3. Dân số, dân tộc và nguồn nhân lực
1.3.1. Dân số, cơ cấu và dân tộc
Theo thống kê năm 2005, dân số là 915,7 nghìn người bằng gần 6% của vùng đồng bằng sông Hồng. Mật độ dân số là 659 người /km2, thấp hơn mật độ trung bình của vùng này.
Bảng 2: Thực trạng phát triển dân số theo thời gian
Chỉ tiêu | Đơn vị | 2001 | 2005 | |
1 | Dân số Trung bình | nghìn người | 890,6 | 915,7 |
2 | Cơ cấu /giới tính | Nam/nữ | ||
- Nam | % | 48,9 | 48,6 | |
- Nữ | % | 51,1 | 51,4 | |
3 | Cơ cấu /khu vực | Nông thôn /Thành thị | ||
- Thành thị | % | 13,2 | 15,3 | |
- Nông thôn | % | 86,8 | 84,7 |
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2005 Trong giai đoạn 2001 - 2005, dân số tăng thấp hơn giai đoạn 1996-2000, bằng xấp xỉ 0,6% với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nhỏ hơn 1% và trung bình mỗi năm tăng khoảng 2.000 người. Dân số đô thị tăng mạnh (gần 18%) và nông thôn giảm nhẹ 0,14%. Nguyên nhân do tăng trưởng kinh tế, việc làm tăng và mức
sống được nâng cao làm chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị.
Về dân tộc, tỉnh có tới trên 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đa số là người kinh (trên 98%), một tỷ lệ nhỏ là người Mường (khoảng 1,7%) và số ít còn lại là các dân tộc khác. Là một tỉnh có tỷ lệ người theo đạo Thiên chúa giáo khá cao tới 15%, tạo thành một vùng có nếp sống và nét đẹp văn hoá độc đáo riêng biệt tại Kim Sơn - Phát Diệm.
1.3.2. Nguồn nhân lực
Thực trạng dân số, nguồn nhân lực nằm trong tình hình chung cả nước là rất thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, hạn chế là lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao lại chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp bằng khoảng 70% so với cả nước. Mặt khác, lao động nông nhàn còn chiếm thời lượng khá lớn (khoảng 15%) trong năm.
Bảng 3: Thực trạng nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005
Đơn vị | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Dân số | Nghìn người | 859,8 | 901,0 | 906,0 | 911,6 | 915,7 |
Lao động: | Nghìn người | 424,7 | 433,0 | 443,0 | 449,6 | 460,4 |
+ Công nghiệp | % | 13,8 | 154,4 | 16,8 | 17,3 | 17,4 |
+ Nông nghiệp | % | 74,2 | 72,5 | 70,4 | 70,0 | 68,5 |
+ Thương mại- dịch vụ | % | 12,0 | 12,1 | 12,8 | 12,9 | 14,1 |
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2005 Do giáo dục đào tạo đạt kết quả khá và có một số trường dạy nghề nên nguồn nhân lực được đánh giá là khá so với cả nước cũng như vùng đồng bằng sông Hồng. Bình quân 1.000 người có tới gần 300 người đi học. Tỷ lệ người mù chữ thấp so với cả nước (cả nước vào khoảng 4% nhưng Ninh Bình
đạt xấp xỉ 0,8%).
Nguồn nhân lực tăng tương đối nhanh, hiện tại tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân lên tới 460,4 nghìn người (2005). Lao động nông nghiệp là 315,4 nghìn người (68,5%) tương đương với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Số lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng (17,4%) và dịch vụ (14,1%) là còn thấp.
1.4. Công tác giáo dục, y tế; cơ sở vật chất hạ tầng về giao thông; công tác môi trường và quốc phòng an ninh.
1.4.1. Công tác văn hóa - giáo dục, y tế, thể thao
- Giáo dục đào tạo, do có sự chỉ đạo của đảng uỷ, các cấp chính quyền và nhận thức của nhân dân nên tỉnh đã đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực đào tạo. Kết quả rõ nhất là tỷ lệ các em học sinh tốt nghiệp trung học của tỉnh thi đỗ đại học vào loại cao trên cả nước và đứng thứ 3 trong toàn quốc về số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.