Đặc Điểm Cơ Bản Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Ninh Bình


vẫn chưa chấm dứt”. Điều đó cũng có nghĩa là, chúng ta lại đứng trước “những năm trước mắt” mới của chặng đường đầu tiên với “mục tiêu tổng quát của 5 năm tới (1991 - 1995) là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội…, đưa đất nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay” và coi việc “phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội”7.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), trên cơ sở những thành tựu bước đầu của hơn 10 năm thực hiện đổi mới kinh tế và những xu hướng vận động, phát triển mới của đời sống kinh tế quốc tế; trước những cơ hội và thách thức của thời đại, đã đề ra mục tiêu tổng quát là “ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” vào năm 2020. Từ mục tiêu tổng quát đó, phương hướng chung về mô hình công nghiệp hóa được xác định là: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế

giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”8. Đại hội VIII cũng nhận định: “Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế, xã hội chưa thật ổn định vững chắc. Chúng ta cần tránh sai lầm chủ quan nóng vội, quá thiên về công nghiệp nặng, ham quy mô lớn. Phải đặc biệt coi trọng công

nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển nông lâm ngư nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các ngành du lịch, dịch vụ; khôi phục, phát triển, từng bước hiện đại hóa các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống đi đôi với mở mang những ngành nghề mới”9.


7 (ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. NXB Sự thật, Hà Nội, 1991, tr 63).

8 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tra.84 - 85).

9 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr .22 -23).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Đặc biệt, Đại hội đã khẳng định rõ nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là:

“Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghiệp, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao. Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số ngành mũi nhọn

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 6

như chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác và chế biến dầu - khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch”10.

Riêng đối với khu vực công nghiệp, Đại hội xác định: “Ưu tiên các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Phát triển có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng (năng lượng - nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa tàu thủy, luyện kim, hóa chất), tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng độc lập tự chủ về kinh tế và quốc phòng”11. Còn với lĩnh vực dịch vụ, những ngành cần phải phát triển nhanh là: “du lịch, các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính - viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo

hiểm, công nghệ, pháp lý, thông tin… và các dịch vụ phục vụ cuộc sống nhân dân. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực”12.



10 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 86).

11 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 88).

12 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 89).


Hai năm sau đó, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế trong khu vực, Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa VIII (12/1997), đã xem xét lại vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhấn mạnh nhiệm vụ “Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế là định hướng cơ bản cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư”13. Hướng điều chỉnh cơ cấu cụ thể là: “Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản, sản xuất hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng; đồng thời tạo điều kiện phát triển một số mặt hàng điện tử, kể cả dịch vụ phần mềm. Chú ý phát triển các ngành công nghiệp tốn ít vốn, thu hút nhiều lao động. Phát triển có lựa chọn một số ngành công nghiệp có điều kiện về tài nguyên, nguồn vốn và bảo đảm được hiệu quả (điện, khai thác và chế biến dầu khí, vật liệu xây dựng, hóa chất - phân bón, luyện kim…); coi trọng phát triển ngành cơ khí (kể cả chế tạo, lắp ráp, sửa chữa) theo hướng đầu tư chiều sâu là chính để cải tạo các cơ sở hiện có và phát triển một số cơ sở mới có điều kiện. Phát triển mạnh một số loại dịch vụ như bưu chính viễn thông, du lịch, vận tải, thương mại, dịch vụ khoa học - công nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn… theo hướng vừa phát triển thị trường nội địa, vừa nhanh chóng vươn ra thị trường quốc tế”14.

Trên cơ sở những kết quả bước đầu của 15 năm đổi mới kinh tế và về cơ bản đã hoàn thành những mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đầu tiên (1991 - 2000), Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã đặt một dấu mốc mới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Đại hội này, những mục tiêu mới của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội lần thứ hai (2001 -2010) cũng đã được thông qua là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém


13 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 54 -55).

14 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 55 -56).


phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”15. Đại hội tiếp tục khẳng định phát triển kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm, và “con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghiệp tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”16.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước đẩy mạnh xuất khẩu”17.

Đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt, lần đầu tiên, chuyển dịch cơ cấu lao động được đưa vào như một mục tiêu quan trọng của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế. “Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%”18.

Vì việc chuyển dịch cơ cấu lao động có liên quan trực tiếp tới khả năng rút bớt lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ, nên nhiệm vụ đầu tiên phải là “đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại


15 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 89).

16 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2001, tr 91).

17 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 92).

18 (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 90).


hóa nông thôn,… đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới; nâng cao chất lượng nguồn lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn”. Đồng thời, đối với khu vực công nghiệp, phải “vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, da - giầy, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm… Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng. Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá”. Còn với khu vực dịch vụ, cần nhanh chóng “phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính - viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường… Sớm phổ cập sử dụng tin học và Mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội”.

Để hỗ trợ quá trình dịch chuyển này, việc xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện lực, thông tin, thủy lợi, cấp nước, thoát nước… được xem là biện pháp cơ sở quan trọng.


Như vậy, trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành, tư tưởng quán xuyến của Đại hội IX là “rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”, “chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước”, coi trọng cả thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh việc đẩy nhanh và hiện đại hóa sớm ở một số lĩnh vực, có 2 phân ngành được xác định là những ngành mũi nhọn của nền kinh tế gồm: (1) công nghiệp điện tử - thông tin thuộc khu vực II và ngành du lịch thuộc khu vực

III. Đây là điểm rất mới trong quan điểm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế so với các kỳ Đại hội trước.

Tóm lại, cùng với thời gian, quan điểm về vấn đề cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở nước ta đã có sự chuyển biến lớn và căn bản. Cái trục xuyên suốt quá trình ấy là hiểu rõ mình hiện đang nằm ở đâu trong nấc thang phát triển kinh tế và vị trí nào trong mối quan hệ kinh tế quốc tế, những cái chi phối động thái của sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế.


Chương 2‌‌


THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH


1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH

1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực nam của vùng đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội hơn 90km về phía nam. Ranh giới của tỉnh Ninh Bình được xác định như sau:

+ Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam; Phía đông giáp tỉnh Nam Định; Phía đông nam giáp biển Đông;

+ Phía tây và tây nam giáp tỉnh Thanh Hoá; Phía tây bắc giáp tỉnh Hoà Bình. Như vậy, tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế -

xã hội vì nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và không xa các trung tâm kinh tế lớn.

- Đặc điểm địa hình và phân vùng

Với diện tích tự nhiên là 1.391 km2, tỉnh có địa hình đa dạng, từ núi đồi ở phía tây, tây nam, đến vùng đồng bằng trũng xen kẽ núi đá vôi ở giữa và phía đông, đông nam là đồng bằng phì nhiêu, chạy xuống phía nam là bãi bồi ven biển. Địa hình của tỉnh đa dạng, hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển KT -

XH với cả 3 thế mạnh ở miền đồi núi, vùng đồng bằng và miền ven biển, cụ thể có thể chia làm 3 vùng như sau:

+ Vùng đồi núi phía tây: gồm các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn, núi đất và đồi đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, trong tiểu vùng có dạng địa hình bình nguyên. Vùng này chủ yếu nằm ở huyện Nho Quan, phía bắc - đông bắc trên huyện Gia Viễn và phần lớn thị xã Tam Điệp;


+ Vùng đồng bằng trũng trung tâm xen kẽ núi đá: có đầm lầy, ruộng trũng và nhiều núi đá vôi nổi lên với các hang động đẹp. Vùng này nằm trong phần còn lại vùng đồi núi của thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình cùng một phần của hai huyện Yên Khánh, Yên Mô;

+ Vùng đồng bằng ven biển: vùng này gồm toàn bộ huyện Kim Sơn với khoảng 15 km bờ biển và phần diện tích còn lại của 2 huyện Yên Khánh, Yên Mô. Vì có biển và đồng bằng phì nhiêu nên thuận lợi trong phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Do bị chia cắt mạnh do sông, núi và phải chịu tác động của thiên tai như bão, lụt ...vì vậy gây trở ngại không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế

- xã hội bền vững.

- Các đơn vị hành chính

Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm có thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và 6 huyện là Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan.‌

Toàn tỉnh có 147 xã, phường và thị trấn, trong đó có 43 xã nằm trong điều kiện khó khăn; 3 xã nghèo vùng núi (Cúc Phương, Phú Long và Kỳ Phú) và 3 xã bãi ngang ven biển là các xã còn thuộc diện khó khăn.

1.2. Phân tích, đánh giá tài nguyên thiên nhiên

1.2.1. Khí hậu thuỷ văn

a, Về khí hậu: đặc điểm chung là khí hậu nhiệt đới, gió - mưa theo mùa với đầy đủ 4 mùa là xuân, hạ, thu, đông. Mùa đông khô lạnh có gió mùa đông bắc; Mùa xuân ấm, ẩm có mưa xuân; Mùa hạ nóng có mưa rào và gió mùa đông nam, thường xuyên có bão (4-5 cơn bão /năm); Mùa thu mát dịu, bầu trời trong xanh.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230c, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào

tháng 1 khoảng 13-150c và trung bình cao nhất vào tháng 7 xấp xỉ 28.50c.

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí