Sản Lượng Một Số Loại Hàng Hoá Thuỷ Sản Chủ Yếu


- Dịch vụ lâm nghiệp, giá trị dịch vụ lâm nghiệp đạt 1.178 triệu đồng, chiếm khoảng 3,3% giá trị sản xuất của ngành. Tuy nhiên do chưa có cơ chế, chính sách tốt nên chưa phản ánh đúng giá trị tiềm năng dịch vụ lâm nghiệp, đặc biệt ở đây có vườn quốc gia.

C. Thuỷ sản

1. Đánh giá chung:

Đánh bắt hải sản trên biển và nuôi trồng thuỷ sản tại vùng nước lợ, vùng chiêm trũng và tại các hồ đã làm gia tăng sản lượng. Trong 5 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng ngành cao (25%/năm), đạt 4.846 tấn với 3.866 hộ tham gia và 202 trang trại. Tôm, cua có tổng sản lượng tăng lên đáng kể, đạt trên 3.000 tấn vào năm 2006.

Ngành cũng đã sản xuất được 38, 3 triệu con cá bột, ươm cá giống đạt 17, 3 triệu con; Sản xuất được 22,1 triệu con tôm giống (P15) với 9,5 triệu con là giống tôm sú. Trong thời gian này ngành thuỷ sản đã góp phần nâng thu nhập trên 1 ha từ 20 triệu đồng năm 2001 tăng lên 26 triệu đồng /ha năm 2005 và có nơi đạt tới gần 70 triệu đồng /ha.

Bảng 15: Giá trị sản xuất ngành giai đoạn 2001-2005

(Giá so sánh năm 1994, đơn vị tính: triệu đồng)


Năm

Tổng số

Nuôi trồng thuỷ sản

Khai thác thuỷ sản

Dịch vụ thuỷ sản

2001

83.460

62.849

20.382

229

2003

172.383

155.217

16.043

1.123

2004

184.623

165.670

18.228

725

2005

220.588

199.273

20.119

1.196

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 10


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005


2. Đánh giá cơ cấu kinh tế thuỷ sản:

+ Nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi trồng năm 2001 là 3.720 ha đến 2005 tăng lên 7.604 ha với mức tăng gấp hơn 2 lần. Hai khu vực tăng mạnh là đầm phá nước lợ ven biển và ao, hồ mới cải tạo cùng xây dựng trong mấy năm vừa qua.

+ Khai thác, chế biến thuỷ sản, giá trị sản xuất chưa có sự chuyển biến lớn qua các năm. Trong đó khu vực nước lợ, nước mặn tăng mạnh với các sản phẩm như tôm, cua còn khu vực nước ngọt là cá.

+ Dịch vụ thuỷ sản, do dịch vụ tài chính, dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ khác có bước tiến bộ nên đã hỗ trợ ngành thuỷ sản phát triển trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên dịch vụ thuỷ sản vẫn chưa đáp được nhu cầu phát triển sản xuất.

Bảng 16: Sản lượng một số loại hàng hoá thuỷ sản chủ yếu


Loại sản phẩm

2001

2003

2004

2005

1. Sản lượng hải sản (tấn)

1.956

1.872

2.133

1.971

- Cá

1.900

1.680

1.891

1.677

- Tôm

52

55

83

202

- Thuỷ sản khác

4

137

159

92

2. Sản lượng nước ngọt (tấn)

433

603

637

732

- Cá

230

428

485

530

- Tôm

53

34

26

21

- Thuỷ sản khác

150

141

126

181

3. Sản lượng nuôi trồng (tấn)

5.221

9.755

10.817

11.312

- Cá

4.976

8.081

8.916

9.012

- Tôm

221

1.117

863

1.245

- Thuỷ sản khác

24

557

1.038

1.055

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005


Như vậy, ngành nông lâm thuỷ sản đã có bước phát triển mới, hiện nay có 54 trang trại trồng cây lâu năm chiếm 20,6%; 131 trang trại trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi chiếm 20,6%; 195 trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm chiếm 30,7%; 1 trang trại phát triển lâm nghiệp chiếm 0,2%; 202 trang trại nuôi trồng thủy sản (31,8%); và 52 trang trại kinh doanh tổng hợp (8,2%) góp phần tạo được một số sản phẩm chủ lực, được thị trường trong nước và nước ngoài chấp nhận thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

2.2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp


a. Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và giá trị đạt được


Giai đoạn 2001-2005, ngành đã có bước phát triển nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,9%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 3.040 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2001.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá mạnh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tăng trưởng cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cuả tỉnh. Kết quả của quá trình chuyển biến mạnh do đã hình thành và đi vào hoạt động khu công nghiệp Tam Điệp, cụm công nghiệp Gián Khẩu v.v và sản phẩm vật liệu xây dựng tăng đột biến. Vì vậy ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế, tăng từ 22,77% năm 2001 lên 35,17% năm 2005.


Bảng 17: Cơ cấu công nghiệp giai đoạn 2001-2005


Chỉ tiêu công nghiệp

Cơ cấu (%)

2001

2005

1. Phân theo thành phần kinh tế

100

100

- Kinh tế Trung ương

49

47

- Kinh tế địa phương:

+ Kinh tế Nhà nước

+ Kinh tế ngoài Nhà nước

51

53

24

10

27

43

2. Phân theo ngành công nghiệp

100

100

- Công nghiệp khai thác

6

4

- Công nghiệp chế biến

63

84

- Công nghiệp còn lại

31

12

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005 Các thành phần tham gia sản xuất công nghiệp giai đoạn này có sự chuyển đổi tích cực, trong đó thành phần kinh tế địa phương chiếm tỷ trọng ngày càng tăng từ 51% năm 2001 tăng lên 53% năm 2005; Trong thành phần kinh tế địa phương thì thành phần kinh tế nhà nước giảm từ 24% năm 2001 đến năm 2005 còn 10%. Toàn ngành có 17.835 cơ sở sản xuất ngoài quốc

doanh và 12 doanh nghiệp nhà nước.

Đặc điểm nổi bật cơ cấu kinh tế công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn phát triển vừa qua như sau:

+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản là nhóm đã tạo ra đột phá về chất lượng để sản xuất ra một số mặt hàng xuất khẩu.

+ Trong Công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp còn lại chủ yếu tập trung khai thác vật liệu xây dựng và đẩy mạnh phát triển ngành dệt may, thêu ren và chiếu cói theo hướng xuất khẩu.


b. Tình hình phát triển Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

Là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống sản xuất ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện tại theo đánh giá của Tổ chức JICA Nhật Bản có tới 88 làng nghề bao gồm:

+ Nghề thêu ren (Ninh Hải - Hoa Lư), có từ thời nhà Trần, hiện nay có vài chục nghìn lao động với mức lương 0,5 triệu đồng/tháng. Sản phẩm thêu ren đặc sắc, mang đậm nét văn hoá Việt, tạo được uy tín tại các nước phát triển Tây Âu. Các loại sản phẩm này còn được tiêu thụ tại Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình không những cho khách hàng Việt Nam mà còn cho khách du lịch nước ngoài.

+ Nghề cói (Kim Sơn, Yên Khánh), sản phẩm cói xuất khẩu bình quân đạt

1.500 m2 thảm, 500 nghìn m2 chiếu các loại và trên 3 triệu chiếc làn, 1 triệu chiếc nệm lót ghế, hơn 2 triệu hộp các loại và 2,5 triệu kiểu loại mẫu nhỏ khác. Nghề cói đã tạo việc làm thường xuyên cho 1.500 lao động và trên 25.000 lao động nông nhàn ở nông thôn với mức thu nhập bình quân đạt 400.000-500.000 đồng /người /tháng.

+ Nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân - Hoa Lư, là một nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của Ninh Bình, đến nay vẫn được bảo tồn và phát triển. Các sản phẩm mỹ nghệ của Ninh Vân không những đáp ứng thị trường trong tỉnh mà còn đáp ứng thị trường Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và xuất sang các nước trong, ngoài khu vực.

+ Hàng mộc cao cấp và nghề mây tre đan, chủng loại sản phẩm, mẫu mã, chất lượng và giá thành hấp dẫn của làng nghề mộc cao cấp ở Ninh Phong, Hoa Lư và nghề mây tre đan ở Nho Quan, Gia Viễn đã, đang và sẽ còn được thị trường các địa phương trong nước và nước ngoài ưa chuộng.

c. Các sản phẩm công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp

Trong thời gian qua công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp đã có được một số sản phẩm với khối lượng tăng nhanh và được thị trường chấp nhận.


Bảng 18: Sản lượng sản phẩm Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp



Sản phẩm chủ yếu

Đơn vị tính


2001


2003


2004


2005

Tốc độ tăng

bình quân/năm (%)

A. Công nghiệp

1. Xi măng và

clanhke

103 tấn

157

247

268

1,155

55,7

2. Thép xây dựng

103 tấn

16

93

124

139

55,9

3. Đá khai thác

103 m3

1,210

1,320

1,765

1,832

12,2

4. Gạch đất nung

Triệu

viên

163

211

220

283

10,6

5. Bê tông đúc sẵn

M3

8

15

20

20

23,1

6. Phân hóa học TW

103 tấn

45

82

90

163

7,5

7. Quần áo may sẵn

103 chiếc

1,444

2,553

2,360

1,891

8,5

8. Điện sản xuất TW

triệu

Kwh

510

630

633

661

3,6

9. Nước khoáng

103 lít

1,947

4,001

2,500

4,000

27,2

B. Tiểu thủ công nghiệp

1. Chiếu cói

103

2,029

5,361

5,434

5,253

12,4

2. Thảm cói

103 m2

1,230

1,919

1,580

1,250

12,4

3. Hàng thêu

103 bộ

578

488

1,184

947

3,3

C. Nông -lâm -thuỷ sản

1. Thịt đông lạnh XK

Tấn

1,690

1,608

1,703

2,922

30,5

2. Gạo, ngô xay sát

103 tấn

376

386

408

499

8,1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005


Trong số các sản phẩm chủ lực thì sản phẩm như xi măng, đá xây dựng, thép, bê tông v.v có tăng trưởng cao. Sản phẩm nông sản có gạo, thịt gia súc và dứa hộp các loại xuất khẩu nhưng khối lượng nhỏ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ thêu ren, thảm, chiếu cói đã xuất khẩu được ra bên ngoài. Có được như vậy do chính sách của địa phương về giá thuê đất và hỗ trợ đào tạo nghề đã tác động tích cực, giúp các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả.

d. Đánh giá chung

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng mạnh, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Đến năm 2005 công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã thu hút được 79.900 lao động (chiếm 17,4% lao động toàn tỉnh) và so với năm 2001 đã thu hút thêm được 27.800 lao động.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém như sau:

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật, trình độ công nghệ còn yếu kém, lạc hậu, một số sản phẩm làm ra ít có sức cạnh tranh trên thị trường và gây ô nhiễm môi trường.

- Trình độ tay nghề, trình độ quản lý, trang bị của người lao động tuy có nhiều tiến bộ, song còn nhiều bất cập so với yêu cầu, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

- Quy mô sản xuất còn nhỏ bé, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đứng trước sức ép và sự cạnh tranh gay gắt trong cùng loại sản phẩm với các tỉnh và đặc biệt là khi Việt Nam đã ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Sự phối hợp giữa các ngành trên lãnh thổ cũng như với các địa phương khác ngay trong vùng đồng bằng, nam đồng bằng sông Hồng cũng như trong cả nước còn hạn chế.


2.2.4.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ

a. Phân tích, đánh giá chung

Trong 5 năm 2001-2005, tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được đánh giá như sau:

- Thị trường trong tỉnh ổn định và phát triển lành mạnh; hoạt động thương mại có nhiều chuyển biến tích cực, hàng hóa lưu thông thông suốt, giá cả tương đối ổn định đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh.

- Hoạt động thương mại - dịch vụ của các thành phần kinh tế trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại nhà nước tiếp tục được sắp xếp, đổi mới và hiệu quả hoạt động được nâng cao lên một bước; thương mại tư nhân phát triển mạnh, đây là lực lượng chủ yếu mở đầu kênh tiêu thụ nông sản, kết thúc kênh phân phối vật tư và hàng công nghiệp tiêu dùng trong tỉnh.

- Kim ngạch xuất khẩu có bước tăng trưởng khá, chủng loại, mẫu mã hàng hóa được cải tiến đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã quan tâm hơn tới công tác tiếp thị, quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua việc tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, tổ chức các đoàn đi tìm hiểu, nghiên cứu thị trường xuất khẩu.

- Công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại ngày càng đi vào nề nếp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

- Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh tuy có nhiều tiến bộ, song chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương và yêu cầu phát triển trong tình hình mới, còn bộc lộ một số yếu kém.

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí