cơ cấu kinh tế. Ngày nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá kinh tế với một trong những đặc trưng nổi bật nhất là toàn cầu hoá tài chính, dòng chảy vốn đầu tư tài chính mang tính chất toàn cầu đang gia tăng với tốc độ nhanh, quy mô lớn, đã góp phần quan trọng vào việc nới bớt "nút thắt" về nguồn vốn đầu tư đối với các nước đang phát triển; nhưng xét một cách tổng quát, khát vốn vẫn là căn bệnh dai dẳng đối với những quốc gia đang mong muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì lẽ đó, việc xác định cơ cấu kinh tế không thể không tính tới khả năng của nguồn vốn đầu tư có thể huy động được.
Do hạn chế về quy mô và mức độ phân tán lớn, khuynh hướng thị trường của sự hình thành cơ cấu kinh tế là số lượng các doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn ở những ngành cần ít vốn đầu tư, khả năng thu hồi vốn nhanh và công nghệ trình độ thấp. Điều đó được minh chứng bởi tỷ trọng cao của những lĩnh vực như thương mại bán lẻ quy mô nhỏ (tiểu thương), các ngành công nghiệp dệt may, giày dép, đồ chơi, công nghiệp lắp ráp điện tử, sơ chế nông sản, cung cấp dịch vụ dân sinh thường nhật v.v..., trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá của nhiều nền kinh tế mới công nghiệp hoá (NIEs).
Tuy nhiên, tác động của nhân tố vốn đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của những nền kinh tế đang công nghiệp hoá trong thời đại ngày nay lại không phải chỉ đơn giản như vậy. Sự tác động của toàn cầu hoá và tính chất, mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, trước hết qua chính sách đầu tư có một ý nghĩa rất to lớn đối với sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
Thật vậy, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài có thể trở thành một trong những động lực mạnh, tạo ra “cú hích” lớn, thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu của một nền kinh tế. Các dòng vốn nước ngoài có thể chảy theo các kênh đầu tư trực tiếp (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),
cho vay thương mại, kiều hối hoặc đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Vì thế, để có thể khơi thông dòng chảy vốn đầu tư từ bên ngoài, một mặt cần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, và mặt khác không thể không xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán.
Dòng vốn nước ngoài cùng với nguồn vốn trong nước chảy vào những lĩnh vực kinh doanh cụ thể nào lại một lần nữa phụ thuộc phần lớn vào các chính sách kinh tế của nhà nước. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách của nhà nước trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực, các chính sách khuyến khích hoặc không khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực cũng góp phần đáng kể vào việc hướng dòng chảy của vốn vào những lĩnh vực, những ngành sản phẩm khác nhau. Đây là một trong những nội dung quan trọng mà chúng tôi sẽ còn trở lại ở phần tác động của cơ chế chính sách đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
2.4.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất
Nếu như nhóm các yếu tố đầu vào phản ánh sự tác động của các nguồn lực có thể huy động cho sản xuất và sự phân bổ của chúng vào những lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản phẩm quyết định xu hướng vận động của thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các luồng vốn đầu tư cũng như các nguồn lực sản xuất khác được quyết định phân bổ vào những lĩnh vực sản xuất nào và với quy mô bao nhiêu. Những nhân tố này bao gồm: dung lượng thị trường, thói quen tiêu dùng, mức độ sẵn có và các khả năng thay thế của các loại sản phẩm, giá cả và chất lượng hàng hóa và dịch vụ, các chính sách của nhà nước…
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 2
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Và Ý Nghĩa Của Nó
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế
- Đặc Điểm Cơ Bản Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Ninh Bình
- Công Tác Giáo Dục, Y Tế; Cơ Sở Vật Chất Hạ Tầng Về Giao Thông; Công Tác Môi Trường Và Quốc Phòng An Ninh.
- Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Tỉnh Ninh Bình Giai Đoạn 2001-2005
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Sau đây, Luận văn đi vào trình bày chi tiết tác động của 3 nhân tố chính là dung lượng thị trường, thói quen tiêu dùng của dân cư và chính sách của nhà nước.
- Dung lượng thị trường.
Độ lớn của dung lượng thị trường là một trong những nhân tố rất có ý nghĩa đối với sự di chuyển các nguồn lực được phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các nhà kinh doanh là những người phân tích rất kỹ quy mô và xu hướng vận động của thị trường khi quyết định đầu tư kinh doanh một loại sản phẩm nào đó. Thông thường, dung lượng thị trường (lượng cầu) được quyết định bởi quy mô dân số và mức thu nhập. Khi mức thu nhập của dân cư còn thấp, hầu hết các nguồn thu nhập chỉ được chi dùng cho những mặt hàng thiết yếu, trước hết là lương thực - thực phẩm. Đây là những loại hàng hóa được coi là có hệ số co giãn thấp, nghĩa là nhu cầu tiêu dùng chúng ít thay đổi so với sự thay đổi của mức thu nhập. Nhưng khi thu nhập của dân cư tăng lên, cơ cấu tiêu dùng của dân cư cũng bắt đầu có sự thay đổi theo hướng tỷ lệ chi tiêu cho mặt hàng tiêu dùng thiết yếu giảm đi tương đối, trong khi tỷ lệ chi tiêu cho những sản phẩm cao cấp hơn tăng lên. Những loại hàng hóa này được coi là có hệ số co giãn về cầu cao hơn. Chẳng hạn, theo quan sát của các nhà kinh tế, khi GDP/ người đạt mức trên 100 USD / năm, những nhu cầu mua sắm các phương tiện đắt tiền như xe hơi, phương tiện nghe nhìn, trang bị nội thất nhà ở, du lịch, ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn... bắt đầu xuất hiện, làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng vốn trước đó tập trung cho những mặt hàng thiết yếu theo phương thức ăn no, mặc ấm. Rõ ràng, những dấu hiệu chuyển dịch cơ cấu cần có khả năng thanh toán có tác động dẫn dắt hướng đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư và vị thế, tác động không nhỏ đến sự hình thành cơ cấu kinh tế.
- Thói quen tiêu dùng.
Cùng với quy mô thị trường, thói quen tiêu dùng là một nhân tố “đầu ra” rất có ý nghĩa mà các nhà kinh doanh thường rất quan tâm khi quyết định bỏ vốn đầu tư và lựa chọn sản phẩm để đưa ra thị trường. Tuy đây là những
quyết định thuộc phạm vi quản lý vi mô, nhưng lại có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành cơ cấu sản phẩm (cơ cấu phân ngành) của nền kinh tế quốc dân. Tính ưa thích theo thói quen tiêu dùng một số loại sản phẩm nào đó đòi hỏi các nhà đầu tư phải nghiên cứu để tìm cách đáp ứng và vì thế, tình trạng thỏa dụng của người tiêu dùng đã được trở thành một trong những chỉ tiêu tác động vào sự hình thành cơ cấu của nền kinh tế.
- Các nhân tố về cơ chế chính sách.
Cơ cấu chính sách thực sự có tác động rất mạnh đến xu hướng vận động tổng quát của sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kể cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ của nền kinh tế. Những ví dụ chứng minh cho vai trò tác động của cơ chế chính sách đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì rất nhiều. chẳng hạn, trong một thời gian dài trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, xu hướng hình thành cơ cấu kinh tế tổng quát của Việt Nam và nhiều nước XHCN thời kỳ đó là “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”. Ở dạng cực đoan hơn là những chiến dịch như kiểu “nhà nhà làm gang thép” của Trung Quốc hồi thập kỷ 60 - 70. Từ sự chỉ đạo này, phần lớn nhất nguồn lực quốc gia của Việt Nam trong một thời kỳ dài cũng đã được dành cho phát triển lĩnh vực công nghiệp nặng. Vì nhiều lý do, chương trình này đã không đem lại hiệu quả như mong đợi. Một chủ trương khác được thay thế vào đầu những năm 1980 là “3 chương trình kinh tế lớn: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Cơ cấu kinh tế nhờ đó mà có sự điều chỉnh nhất định do các nguồn lực được phân bổ lại theo hướng ưu tiên hơn cho những chương trình kinh tế này. Tình hình cũng diễn ra tương tự như vậy đối với các thành phần kinh tế, khi mà đường lối đổi mới với chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế được khẳng định, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã có điều kiện phát triển cùng với hướng tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam hay chương trình phát triển kinh tế dải
ven biển trước đây và hiện nay là chương trình khai phát miền Tây ở Trung Quốc là những ví dụ rất rõ ràng về tác động của nhân tố cơ chế chính sách đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng - lãnh thổ của nền kinh tế.
Như vậy, trong điều kiện của kinh tế thị trường, việc nghiên cứu tác động của yếu tố thị trường (đầu ra của các sản phẩm) là nội dung không thể bỏ qua đối với các chính sách về cơ cấu kinh tế. Lý do đơn giản là vì, mức độ ảnh hưởng của chúng đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng mạnh mẽ không kém các nhân tố cung (đầu vào sản xuất). Tuy nhiên, đây lại đang là một điểm yếu trong tiếp cận nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay, một phần có “tập quán” chỉ tập trung vào khía cạnh các nhân tố của sản xuất vật chất trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây vẫn còn chi phối mạnh trong tư duy chính sách kinh tế.
Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố. Trong điều kiện hiện nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, thị trường hóa, và tiến bộ khoa học - công nghệ diễn ra nhanh chóng, bản thân những nhân tố tác động đến sự chuyển sịch cơ cấu kinh tế cũng không ngừng biến đổi và hàm chứa những nội dung kinh tế không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khi đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố cũng như tổng hợp các nhân tố đó, cần phải nhìn nhận chúng như những quá trình “động” để xem xét xu hướng tác động dài hạn lên quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế. nhưng dù có tiếp cận vấn đề như thế nào đi nữa thì trong một nền kinh tế thị trường, tập hợp các nhân tố đầu vào (nguồn lực sản xuất), đầu ra (điều kiện thị trường) và cơ chế chính sách chủ yếu là sự tác động của nhà nước vẫn là những tác nhân quan trọng nhất đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
3. KHÁI QUÁT QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
Ngay từ Đại hội lần thứ III của Đảng (1960), vấn đề công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được đề cập tới với quan điểm chỉ đạo là "thực
hiện công nghiệp hóa XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ"4.
Lý do của cách tiếp cận vấn đề công nghiệp hóa bằng việc nhấn mạnh ngay từ đầu phát triển công nghiệp nặng trong quá trình công nghiệp hóa thời kỳ này là:
+ Xuất phát từ quan điểm chính trị với việc khẳng định rằng đó là sự trung thành duy nhất đúng với học thuyết kinh tế Macxit.
+ Vai trò “đòn bẩy” của công nghiệp nặng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Áp lực của hoàn cảnh quy định tính chất cấp thiết (điều kiện cần): nền sản xuất nhỏ là phổ biến; xây dựng hậu phương lớn miền Bắc để chi viện cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
Mười sáu năm sau, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, Đại hội lần thứ IV của Đảng (1976) đã tái khẳng định việc “đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN nước nhà” với phương châm “ưu tiên” phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý nhưng không phải “đồng thời”, mà thay vào đó là “trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Mặc dù việc thay thế cụm từ “đồng thời” bằng “trên cơ sở” có hàm nghĩa thay đổi nhất định về việc xác định rõ hơn vai trò làm cơ sở của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ đối với sự phát triển của công nghiệp nặng, song tư tưởng quán xuyến và xuyên suốt vẫn là nhấn mạnh công nghiệp nặng.
Đại hội lần thứ V của Đảng (1982), trong khi tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, đã bước đầu chỉ ra sai lầm về chính sách cơ cấu mà điểm mấu chốt là thiếu chuẩn bị đầy đủ những điều kiện tiền đề có tính chất thiết yếu của nó. Đứng trước sự trì trệ có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng, Đại hội V đã
4 (ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. NXB Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.79).
nhấn mạnh tính chất nhiều giai đoạn của hành trình công nghiệp hóa. Vì vậy, thay vì quan điểm cho rằng phải “thúc đẩy thực hiện công nghiệp hóa”, giờ đây, ở chặng đường đầu, vấn đề cơ cấu được nhận thức lại là “tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng”5.
Những điều chỉnh bước đầu trong quan điểm cơ cấu trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa của Đại hội V về thực chất là thừa nhận mức độ chưa chín muồi để cho nền kinh tế có thể chuyển dịch cơ cấu sang phía công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng mà không gây ra những mất cân đối có thể trực tiếp dẫn đến khủng hoảng. Mặc dầu vậy, việc sửa chữa cơ cấu của những năm đầu thập kỷ 1980 vẫn được đánh giá là “chưa đạt yêu cầu”.
Trong số những nguyên nhân khiến việc khắc phục không triệt để thì chủ yếu là ở chỗ đã dựa trên ngay bản thân cách lập luận để hình thành nên quan điểm sai lầm ấy để sửa chữa nó. Và chính trên phương diện này, Đại hội VI (1986) với cách đặt vấn đề “đổi mới tư duy kinh tế” đã thực sự đánh dấu bước ngoặt căn bản trong nhận thức lý luận về cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa.
Cho đến năm 1986, tức là hơn 10 năm sau ngày đất nước thống nhất và tuyên bố “đẩy mạnh” công nghiệp hóa, và gần 5 năm sau khi thực hiện việc “sản xuất, bố trí lại xây dựng cơ bản để nâng cao hiệu quả đầu tư, nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tạo tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa”, chúng ta cũng vẫn “chưa thực hiện được mục tiêu do Đại hội lần thứ V đề ra”. Những đánh giá “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” ấy cho thấy, hóa ra là những đánh giá lạc quan về những thuận lợi làm cơ sở cho đường lối “đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa” bằng “ưu tiên
5 (ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, T1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.62).
phát triển công nghiệp nặng” đã được thổi phồng lên rất nhiều. Đại hội thừa nhận “những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế” và nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là “do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết… Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính tới điều kiện và khả năng thực tế”6. Nên kết quả là “chúng ta chưa tiến xa được mấy so với điểm xuất phát quá thấp. Những sai lầm và khuyết điểm đã mắc phải càng làm cho tình hình thêm khó khăn”.
Từ đánh giá lại thực trạng của xuất phát điểm như trên, Đại hội lần thứ VI (1986) xác định giải pháp cơ cấu là “phải thật sự tâp trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.
Như vậy, Đại hội VI vẫn kế thừa nhiệm vụ công nghiệp hóa được xác định là trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ đã đưa ra từ Đại hội III (1960) và tính chất nhiều giai đoạn được khẳng định từ Đại hội V (1982). Song ở đây, nhiệm vụ cụ thể của những năm trước mắt của chặng đường đầu tiên (1986- 1990) được tập trung vào 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Còn nhiệm vụ của công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng được hướng vào việc phục vụ các “chương trình kinh tế lớn” chứ không chủ trương phát triển mạnh mẽ một cách tương đối độc lập như trước đây. Ngành duy nhất được ưu tiên phát triển là công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí) thay vì phát triển một số ngành công nghiệp nặng như Đại hội V đã đề ra.
Đến Đại hội VII (1991), sau khi kiểm điểm lại tình hình tiến hành công cuộc “đổi mới” đã ghi nhận "những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của 3 chương trình kinh tế (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu), đã đồng thời nhận định rằng “khủng hoảng kinh tế - xã hội
6 (ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, tr 19 -20).