chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Ninh Bình còn nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết. Các vấn đề như tiềm năng lao động, đất đai, và lợi thế địa lý chưa được khai thác hợp lý, kinh tế phát triển chưa toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nền kinh tế vẫn còn ở trình độ thấp và cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, chưa tạo ra những ngành, vùng sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ, du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, hệ thống tài chính ngân hàng, kết cấu hạ tầng có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đặt ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh. Việc chọn đề tài : “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình ” thực sự đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ngành nói riêng đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu như :
- Ngô Đình Giao : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân “ tập II – Nxb Chính trị Quốc gia – Hà Nội 1994.
- Lê Du Phong- Nguyễn Thành Độ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điền kiện hội nhập với khu vực và thế giới” Nxb Chính trị Quốc gia năm 1999.
- Phạm Kiêm Ích- Nguyễn Đình Phan “CNH và HĐH ở Việt Nam và các nước khu vực” Nxb Thống kê – Hà Nội 1994.
- Ngô Đình Giao “Suy nghĩ về CNH, HĐH ở nước ta” Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 1996.
- Đỗ Hoài Nam “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” Nxb Khoa học-Xã hội Hà Nội 1996.
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 1
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Và Ý Nghĩa Của Nó
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế
- Khái Quát Quan Điểm, Đường Lối Của Đảng Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Ở Việt Nam Qua Các Kỳ Đại Hội
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Nói chung, các tài liệu tham khảo nói trên đã đề cập nhiều nội dung quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng chưa có tài liệu nào tập trung nghiên cứu đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình. Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình thực sự cần thiết.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh Bình những năm vừa qua, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế thiếu sót từ đó đề ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.
Để đạt được mục đích trên , luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình từ 2001 đến năm 2005.
- Đề ra các phương hướng, mục tiêu, giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Luận văn lấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận văn có đề cập tới một số vấn đề có liên quan khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung, đánh giá những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiến hành thu thập số liệu, nghiên cứu và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ năm 2001-2005.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Dựa vào những nguyên lý, quan điểm, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu chung.
- Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, điều tra, mô hình...
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm, luận văn làm rõ sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
- Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2005. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ninh Bình.
- Đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho quá trình tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
7. KẾT CẤU CỦA BÀI LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương :
Chương 1: Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua (từ 2001- 2005).
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Khái niệm
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về cơ cấu kinh tế. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau cả về mặt số lượng và chất lượng trong những không gian, thời gian, điều kiện cụ thể của một nền kinh tế xã hội và vận động hướng vào mục tiêu nhất định. Theo quan điểm này, cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế; là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ, chất lượng, quy mô, trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một quốc gia.
Một cách tiếp cận khác thì cho rằng cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những khoảng không gian và thời gian nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Cách tiếp cận trên đã phản ánh được bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế đó là:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một quốc gia.
Cơ cấu kinh tế bao gồm số lượng, tỷ trọng các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
Trong cơ cấu kinh tế các mối quan hệ giữa các nhóm ngành tương tác lẫn nhau hướng vào mục tiêu xác định.
Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa các ngành mang tính cố định mà luôn luôn biến động, không có một khuôn mẫu chung mà tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể theo không gian và thời gian. Chính vì vậy trong quá trình phát triển các nước đều tập trung nghiên cứu một cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước. Cơ cấu kinh tế không thể cố định lâu dài mà cần phải có những thay đổi cần thiết thích hợp với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để hình thành một cơ cấu kinh tế hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
Trên quan điểm tiếp cận của học thuyết Mác-Lênin, C.Mác quan niệm: “Toàn bộ các quan hệ giữa người với người làm nhiệm vụ sản xuất với nhau và giữa họ với tự nhiên-tức là những điều kiện trong đó họ tiến hành sản xuất. Toàn bộ những quan hệ đó hợp thành xã hội, xét về mặt cơ cấu kinh tế của nó”. Như vậy, theo C.Mác cơ cấu kinh tế có cấu trúc bao gồm: Những yếu tố gắn với lực lượng sản xuất (quan hệ giữa họ với tự nhiên và kỹ thuật) và các nội dung của quan hệ sản xuất (các quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình tái sản xuất xã hội) hợp thành. Nếu cơ cấu kinh tế bao gồm hai mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì khi phân tích cơ cấu kinh tế không xem xét mối quan hệ sản xuất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Một cơ cấu kinh tế được coi là đúng đắn là một cơ cấu kinh tế được hình thành và phát triển trong đó các yếu tố của quan hệ sản xuất phải luôn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Tóm lại, có thể hiểu cơ cấu kinh tế là tỷ trọng giữa những bộ phận, giữa các ngành, các lĩnh vực trong một chỉnh thể kinh tế hợp lý. Các bộ phận kinh tế ấy có mối quan hệ biện chứng trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất ở thời kỳ phát triển nhất định của xã hội.
1.2. Các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế
- Một là, cơ cấu kinh tế mang tính chất khách quan:
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Một cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ của từng ngành, từng địa phương và trong cả nước bao giờ cũng được xây dựng trên cơ sở tiếp thu những ưu điểm của cơ cấu kinh tế thời kỳ trước để lại. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, về sự hoạt động của các quy luật kinh tế đặc thù, của các phương thức sản xuất sẽ quyết định tính khác biệt về cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi nước. Vì vậy, cơ cấu kinh tế phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển, nhưng sự biểu hiện cụ thể phải thích ứng với đặc thù của mỗi nước, mỗi vùng về tự nhiên, kinh tế và lịch sử. Không có một cơ cấu mẫu chung cho mọi phương thức sản xuất, mọi vùng kinh tế hoặc đại diện chung cho nhiều nước khác nhau. Mỗi quốc gia, mỗi vùng có thể và cần thiết phải lựa chọn cơ cấu kinh tế cho phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử và phát triển.
- Hai là, cơ cấu kinh tế có mối quan hệ cân đối, đồng bộ, có tính lịch sử, cụ thể:
Cơ cấu kinh tế vốn có mối quan hệ cân đối đồng bộ giữa các bộ phận kinh tế nằm trong một tổng thể bao gồm hệ thống lớn, hệ thống vừa và hệ thống nhỏ gắn bó chặt chẽ với nhau. Sở dĩ như vậy bởi chính các bộ phận kinh tế trong một hệ thống có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau theo quy luật đặc thù. Một cơ cấu kinh tế gồm có nhiều bộ phận kinh tế khác nhau, có bộ phận kinh tế chủ yếu, cũng có bộ phận kinh tế thứ yếu xếp theo sự ưu tiên khác nhau. Bộ phận kinh tế chủ yếu (then chốt, mũi nhọn) quyết định nhiều đến quy mô và nhịp độ phát triển của nền kinh tế, nhưng nó cũng đòi hỏi sự ưu tiên về vốn, khoa học công nghệ và các chính sách. Sự tồn tại bộ phận kinh tế then chốt, mũi nhọn xuất phát từ nguyên tắc lợi thế so sánh của
bộ phận kinh tế này so với bộ phận kinh tế khác để đạt hiệu quả cao trong khi các yếu tố sản xuất có hạn. Việc bố trí vốn đầu tư một cách dàn trải trên tất cả các bộ phận kinh tế là đi ngược nguyên tắc hiệu quả. Ngược lại là việc tập trung quá mức đầu tư cho một bộ phận kinh tế lại gây ra tình trạng mất cân đối của cơ cấu.
- Ba là, cơ cấu kinh tế có tính đa dạng và tính mở:
Cơ cấu kinh tế không thể cố định mà phải có sự biến đổi, điều chỉnh thích hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và tiến bộ của khoa học công nghệ để đảm bảo quy mô và nhịp độ phát triển kinh tế. Trong triết học, C.Mác nói rằng: “Sự vật và hiện tượng luôn vận động và biến đổi không ngừng”. Cơ cấu kinh tế phát triển và biến đổi chặt chẽ gắn bó với sự phát triển và biến đổi của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, con người ngày càng văn minh, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, công nghệ ngày càng tiên tiến, chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội ngày càng cao, tất yếu sẽ dẫn đến cơ cấu kinh tế cũng ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh đó, sự vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế cũng có quan hệ chặt chẽ với sự vận động và biến đổi của các bộ phận kinh tế. Đây là mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau. Bộ phận kinh tế thay đổi phát triển hơn tất yếu kéo theo cơ cấu kinh tế ngày một biến đổi, hoàn thiện hơn. Từ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, một cơ cấu kinh tế mới ra đời tiến bộ hơn để phù hợp với sự biến đổi đó, nó phản ánh sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế không thể luôn luôn thay đổi một cách số học mà nó phải tương đối ổn định trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo sự phù hợp với quá trình hình thành và phát triển của nó một cách khách quan. Do đó nếu thay đổi thường xuyên cơ cấu kinh tế sẽ tạo ra sự không ổn định trong sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, gây lãng phí, tổn thất cho nền kinh tế.
- Bốn là, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình:
Không phải cơ cấu kinh tế mới nào hình thành ngay một lúc đã có thể thay thế cơ cấu kinh tế cũ được. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải là quá trình tích luỹ về lượng, thay đổi về lượng đến mức độ nhất định mới dẫn đến thay đổi về chất. Trong quá trình đó, cơ cấu kinh tế cũ thay đổi dần dần để chuyển thành cơ cấu kinh tế mới. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự tác động trực tiếp rất quan trọng của chủ thể lãnh đạo và quản lý. Sự nóng vội hoặc bảo thủ trì trệ trong quản lý kinh tế đều có hại cho sự phát triển của nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất thiết phải là một quá trình, nhưng không phải là một quá trình tự phát với các bước tuần tự mà ngược lại, con người bằng những hiểu biết sâu sắc về thực tế hoàn toàn có thể tạo ra những tiền đề, tác động cho quá trình đó diễn ra nhanh và đúng hướng.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
2.1. Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế
* Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh một phần trình độ phân công lao động xã hội của một đất nước.
Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân tích ba nhóm ngành chính:
+ Nhóm ngành nông nghiệp bao gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp
+ Nhóm ngành công nghiệp bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng
+ Nhóm ngành dịch vụ bao gồm thương mại, bưu điện, du lịch…
Sự vận động của các ngành kinh tế và mối liên hệ của nó vừa tuân theo những đặc điểm chung của sự phát triển sản xuất xã hội, lại vừa mang những nét đặc thù của mỗi giai đoạn và mỗi quốc gia.