Quan Điểm Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Trong Thời Gian Sắp Tới


Theo phân ngành của Tổng cục thống kê, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vĩ mô của Việt Nam đã có sự thay đổi nhất định; đã có một số dấu mốc thay đổi có ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Từ năm 1990 đến nay, tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm bình quân 0,9%/năm với tốc độ chậm. Đối với ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng lên bình quân 0,86%/năm; ngành dịch vụ ngược với sự mong đợi là tỉ trọng tăng lên, trên thực tế trong hơn 15 năm qua lại có xu hướng giảm bình quân 0,03%/năm từ năm 1990 đến năm 2008. Theo phân ngành của Tổng cục thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra theo qui luật tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm và tăng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng tỉ trọng ngành dịch vụ không tăng mà có xu hướng giảm từ năm 1996 đến nay và tăng chậm hơn so với các ngành còn lại.

Theo phân ngành của Liên Hợp Quốc chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế không cân đối, tỉ trọng trong GDP của khu vực I tính đến năm 2008 quá cao chiếm trên 30% GDP, khu vực II (công nghiệp chế biến) quá thấp chỉ có trên 20%, phần còn lại gần 50% thuộc khu vực III. Mặc dù, khu vực I mỗi năm giảm khoảng 0,77%/năm, trong khi khu vực II tăng 0,5%/năm chỉ bằng mức tăng gộp chung của cả ngành công nghiệp và xây dựng như cách phân loại thống kê của Việt Nam; còn khu vực III tăng nhẹ 0,27%/năm do sự gia tăng mạnh mẽ của ngành sản xuất phân phối điện, nước và xây dựng trong thời gian qua.

Do cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế nước ta chuyển dịch chậm, nên cơ cấu lao động chậm thay đổi. Việc đảm bảo chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đến năm 2010 lao động khu vực nông nghiệp còn 50% đòi hỏi những nỗ lực rất lớn. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành có phần không khả quan như chuyển dịch cơ cấu


GDP, theo thống kê số lao động tăng thêm ở khu vực nông nghiệp cao hơn khu vực dịch vụ 1,2 lần và cao hơn khu vực công nghiệp dịch vụ 2,4 lần.

Hiện trạng cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam trong tương quan so sánh với các nước trên thế giới và trong khu vực nói chung còn rất lạc hậu, tương đương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vào những năm 30-40 năm về trước. Thực tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta hiện nay nằm ở khoảng giữa “các nước kém phát triển nhất” và “toàn bộ các nước đang phát triển”. Theo cách tính của thống kê Việt Nam, ngành công nghiệp và xây dựng tăng mạnh hơn hai ngành còn lại và theo cách tính của Liên Hợp Quốc tỉ trọng khu vực I quá cao trong khi khu vực II chiếm tỉ trọng quá thấp. Theo phân ngành của Liên Hợp Quốc, trong khu vực I được tính thêm cả ngành khai thác cho nên khu vực sự chuyển dịch diễn ra chậm hơn so với cách tính của Việt Nam và ngược lại khu vực II (ngành công nghiệp chế biến) được đánh giá là ngành công nghiệp tiềm năng của đất nước tăng trưởng thấp một phần do khâu qui hoạch giữa các bộ, ngành chưa thống nhất với nhau. Hệ quả việc thiếu tính thống nhất vùng nguyên liệu, nhà máy và đường giao thông vận chuyển hàng hóa không gặp được nhau; mặt khác thiếu chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, chính sách khuyến khích công nghiệp chế biến phát triển… Để thúc đẩy chuyển dịch của khu vực này trên bình diện vĩ mô, nhà nước cần có những chính sách trong thời gian tới đưa công nghiệp chế biến mới trở thành một trong những trụ cột chiến lược phát triển kinh tế của nước nhà. Bên cạnh đó, tỉ trọng khu vực III được tăng thêm do tỉ trọng của ngành xây dựng chuyển vào, nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

Tóm lại, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo phân ngành của Liên Hợp Quốc cho thấy rò hơn, chính xác hơn so với phân ngành của Tổng cục Thống kê. Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam còn rất lạc


hậu so với các nước trong khu vực với tỉ trọng khu vực I còn lớn, khu vực II lại quá thấp, còn khu vực III tốc độ tăng chậm và tỉ trọng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Những nguyên nhân tồn tại:

Nguyên nhân khách quan: Do xuất phát điểm nền kinh tế nước ta thấp, chiến tranh kéo dài, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất ở nước ta đã được đổi mới nhưng so với thế giới vẫn còn lạc hậu. Mặt khác, các ngành kinh tế phải gánh chịu từ thiên tai, khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay thông qua xuất khẩu những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp giảm và kéo theo số lao động mất việc làm tăng lên.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 12

Nguyên nhân chủ quan: Từ phía nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế chưa rò ràng, hoạch định chưa cụ thể và luật pháp thực thi chưa đồng bộ, cơ chế quản lí còn nhiều bất cập, hạn chế đã ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiện nay ở nước ta.

Sự biến đổi tỷ trọng các ngành trong cơ cấu ngành tuy đúng hướng song diễn ra còn chậm cả về tỉ trọng lẫn chất lượng. Nhìn một cách tổng quát, từ năm 1990 đến nay sự ổn định đời sống xã hội của đất nước còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Những chỉ tiêu nói trên phản ánh mức độ quan hệ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nước ta còn đang ở mức độ thấp. Nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự là thị trường có sức hút công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Sự phát triển của ngành công nghiệp còn yếu, biểu hiện rò nét trong sự tác động đối với nông nghiệp; bộc lộ nhiều hạn chế, sản xuất chưa ổn định, năng suất chất lượng và hiệu quả không cao, tính cạnh tranh thấp, thiếu nhiều yếu tố và cơ sở cho sự phát triển lâu dài, hội nhập và cạnh tranh. Chất lượng nguồn lao động vẫn còn thấp, đặc biệt là công nghiệp đòi hỏi tay nghề cao.


Tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế tạo chiếm vị trí rất nhỏ. Sản phẩm xuất khẩu phần lớn là sản phẩm lắp ráp, gia công nên hiệu quả kinh tế thấp. Cơ cấu các ngành còn dàn trải, thiếu các mũi nhọn làm trục tháp cho sự phát triển trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay.

Ngành dịch vụ chưa thực sự phát triển mặc dù đã xuất hiện được một số lĩnh vực dịch vụ mới. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế còn nhỏ so với các nước trong khu vực, nay đang có nguy cơ không tăng, thậm chí có lĩnh vực còn giảm. Vì đây là ngành có tính chất “huyết mạch” trong nền kinh tế nên sự phát triển không đều của ngành đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là nội dung chủ yếu, căn bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến sự biến đổi sâu sắc cơ cấu ngành kinh tế. Dưới tác động của khoa học và công nghệ, các yếu tố thời đại và các mối quan hệ kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu trong ba khu vực nền kinh tế Việt Nam đang góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020.


Kết luận chương 2

Qua phân tích, chương 2 của luận văn cho thấy sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế; cần phân tích đáng giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo cách phân ngành của thống kê Việt Nam và phân ngành của Liên Hợp Quốc từ năm 1990 đến nay trong sự tương quan so sánh với các nước trong khu vực.

Quá trình chuyển cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tiến bộ, phù hợp với xu hướng chung của thời đại trong gần 20 năm vừa qua đã đưa nền kinh tế nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng, suy thoái và tiếp tục tăng trưởng, một số lĩnh vực đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.

Sự chuyển dịch cũng diễn ra theo xu hướng: nông nghiệp giảm dần với tốc độ nhanh hơn so với hai ngành còn lại, nếu tính theo phân ngành của Liên Hợp Quốc, nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng quá cao, công nghiệp tăng nhưng với tốc độ chậm, chiếm tỉ trọng thấp trong GDP và thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Ngành dịch vụ tăng với tốc độ chậm, chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế và so với các nước trong khu vực là bài toán đặt ra đối với nền kinh tế ở nước ta trong giai đoạn tới.

Qua những phân tích về cơ cấu ngành kinh tế, có thể thấy: thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta diễn ra rất chậm, định ra hướng đi đúng đắn là nhiệm vụ trọng tâm và sống còn của nền kinh tế; là vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững và hiệu quả. Xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải dựa trên tiềm năng và vị trí sẵn có làm cơ sở, lấy yếu tố thị trường làm mục tiêu, một số ngành kinh tế phải đi trước đón đầu và mang tính chất dự báo. Từ những yếu tố đó, xác định mục tiêu và phương hướng chuyển dịch nhằm phát huy cao nhất lợi thế của một địa phương hay một quốc gia. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng chưa


có hiệu quả các nguồn lực, các ngành mới, các ngành kĩ thuật cao, dịch vụ hiện đại cũng như một số sản phẩm truyền thống phát triển còn chậm…là những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phát huy tổng thể các nguồn lực. Việc xây dựng cơ cấu ngành kinh tế cũng phải dựa trên đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và phát huy cao nhất lợi thế của từng vùng.

Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Về nguyên nhân chủ quan, việc thực hiện chiến lược, qui hoạch cơ cấu ngành chưa chặt chẽ và đồng bộ; chưa chú trọng đúng mức chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế về mặt chất, sự gắn kết giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và với cơ cấu thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ chưa phù hợp; yếu tố thị trường chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh để gắn kết, phát triển mạnh cả ba khu vực này. Về nguyên nhân khách quan, do xuất phát điểm nền kinh tế nước ta thấp, chiến tranh kéo dài, kết cấu hạ tầng lạc hậu; cùng đó là hậu quả từ thiên tai, khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu...kéo theo số lao động mất việc làm tăng lên.

Vì vậy, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ gặp phải những khó khăn nhất và cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta chưa thực sự phản ánh một nền kinh tế hiện đại, bền vững, đạt năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao.


Chương 3.‌‌

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

3.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời gian sắp tới

3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô

Trước những biến động nền khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và có thể kéo dài hơn nữa, Việt Nam được giá đánh chịu ảnh hưởng nhẹ đối với nền kinh tế nhưng để lại khó khăn nhất định. Để đảm bảo bình ổn các vấn đề vĩ mô của nền kinh tế năm 2008, Chính phủ có kế hoạch sử dụng các “gói kích thích kinh tế”- kích cầu đầu tư lên đến 8 tỉ USD; trong năm 2009 đây cũng là một nội dung quan trọng để ngăn chặn suy giảm kinh tế tính tổng gói kích cầu lên tới 1 tỉ USD. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang bước về phía trước dự báo mức tăng trưởng GDP khoảng 5% năm 2009; nếu so sánh với nhiều nước công nghiệp phát triển là một giấc mơ nhiều năm sau thời kì khủng hoảng họ mới dám nghĩ đến.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong điều kiện hiện nay phải có sự chuyển biến về chất và trình độ phát triển hơn hẳn so với hiện nay, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cơ cấu GDP sẽ có trạng thái: các ngành phi nông nghiệp chiếm khoảng 85-88% tăng 0,4-0,6%/năm, trong đó khu vực dịch vụ chiếm khoảng 42-45%. Tỉ trọng các ngành sản xuất vật chất chiếm khoảng 63% trong tổng số GDP.

Mục tiêu các ngành trong ba khu vực của nền kinh tế:

- Ngành nông nghiệp, năm 2020 tỉ trọng chiếm khoảng 10% trong GDP, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp 3-3,5%/năm.


- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10 - 10,5%/năm. Đến năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 40% GDP. Theo đó, sản phẩm chủ lực của cả nước đối với ngành công nghiệp và xây dựng trong thời kỳ đến năm 2020 sẽ là khai thác và chế biến dầu khí, điện, cơ khí chế tạo, vật liệu, hoá chất, phân bón, lúa gạo, cao su, cà phê, thuỷ hải sản...

Ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam phấn đấu đến năm 2015 có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn và công nhân lành nghề. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Trong công nghệ khai thác lộ thiên, phấn đấu đến năm 2015 đạt trình độ cơ giới hóa các công đoạn sản xuất ngang tầm của khu vực và đến năm 2025 đạt trình độ thế giới. Công nghệ thông tin được áp dụng phổ biến trong quản lý sản xuất kinh doanh, quản trị tài nguyên ở những mỏ lớn. Tiến tới giảm tối đa lao động phổ thông ở những mỏ nhỏ và vừa.

- Đặc biệt đối với ngành xây dựng, mục tiêu phấn đấu trong chiến lược phát triển đến năm 2015 (giữa kỳ của giai đoạn 2011-2020). Theo đó, sẽ phát triển nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng; phấn đấu tách chỉ tiêu giá trị sản xuất ngành xây dựng thành một chỉ tiêu riêng biệt trong tổng sản phẩm quốc nội GDP, không để chung với giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng; phấn đấu giá trị sản xuất của ngành đến năm 2015 chiếm từ 12 - 15% GDP.

- Toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7- 8%/năm và đến 2020 chiếm 50% GDP. Trong giai đoạn tới năm 2020, phát triển ngành du lịch sẽ có một số lĩnh vực chủ lực: du lịch, vận tải và đặc biệt là vận tải quốc tế, tài chính, dịch vụ, y tế giáo dục và khoa học công nghệ...

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí