Tốc Độ Tăng Trưởng Khu Vực Iii Và Gdp Của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc Và Đài Loan (%)


2006 ở nước ta chỉ đạt 41,25%; tính theo phân ngành của Tổng cục Thống kê biên độ được nới rộng ra đạt 31,20%. Như vậy, theo hai cách phân ngành trong khu vực III ở nước ta đã có sự chênh lệch khoảng 10%. Mặc dù tính thêm ngành xây dựng vào khu vực III nhưng tỉ trọng so với các nước trong khu vực còn thấp. Bài toán đặt ra đối với khu vực này phải tìm giải pháp thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh hơn so với hai khu vực còn lại và thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực.

Bảng 2.18: Tốc độ tăng trưởng khu vực III và GDP của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (%)

Nước/vùng lãnh thổ


Thời gian

Tốc độ tăng trưởng khu vực III (A)

Tốc độ tăng trưởng GDP

(B)

Chênh lệch: (A): (B) lần

Việt Nam

1991- 2004

6,99

7,48

0,93

Việt Nam *

1991- 2004

7,63

7,48

1,02


Nhật Bản

Thập kỉ 1950

8,80

8,00

1,10

Thập kỉ 1960

11,50

10.90

1,05

Thập kỉ 1970

5,50

5,00

1,10


Hàn Quốc

Thập kỉ 1950

3,70

5,10

1,73

Thập kỉ 1960

8,90

8,60

1,03

Thập kỉ 1970

8,50

9,50

0,89


Đài Loan

Thập kỉ 1950

10,00

7,60

1,32

Thập kỉ 1960

9,10

9,60

0,95

Thập kỉ 1970

8,30

8,80

0,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 11

Việt Nam *: Theo phân ngành của Liên hợp quốc Việt Nam: Theo phân ngành của Thống kê Việt Nam Nguồn niên giám thống kê năm 2007

Qua bảng trên, khối ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhóm NICs vào thập niên 1960, thời kì kinh tế tăng trưởng nhanh. Tương quan so sánh giai đoạn 1991-2004, tính theo chuẩn của Liên Hợp Quốc khu vực dịch vụ đạt 7,63% tốc độ tăng trưởng cao hơn chuẩn Việt Nam 6,99%. Vào thập niên 1950, nhóm NICs tốc độ tăng trưởng Nhật Bản 8,8%, cao hơn Hàn Quốc ở thập niên 1950 là 3,7% và thấp hơn ở thập niên 1960 là 8,9%, Đài Loan 9,1%. Như vậy, khu vực III ở nước ta tăng trưởng thấp và không


cao hơn so với khu vực I và mục tiêu phấn đấu năm 2020 trở thành một nước công nghiệp là thách thức lớn.

Vì vậy, phải nâng cao được tỷ trọng của khu vực III, bởi một nền kinh tế phát triển và một nước được coi là công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thể hiện khi tỷ khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế. Công cuộc đổi mới đã thực sự mở rộng cánh của cho nền kinh tế phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong khu vực dịch vụ lại phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như: tốc độ tự do hóa và mở cửa kinh tế của đất nước; trình độ phát triển của nền kinh tế; sự đa dạng của các thành phần kinh tế.

Về lượng, sự khác biệt trong hai cách phân loại trên cho thấy, theo phân ngành của Liên Hợp Quốc dễ nhận thấy tỉ trọng của khu vực dịch vụ sẽ tăng lên nhờ đóng góp của ngành xây dựng được bổ xung vào khu vực dịch vụ sẽ có tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Một trong những nguyên nhân làm khu vực III tăng chậm là khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lĩnh vực tài chính, tín dụng, bảo hiểm phát triển chậm và chiếm tỉ trọng thấp trong toàn ngành, sự yếu kém về năng lực tiếp thị và nghiên cứu tăng trưởng về thông tin kinh tế đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển của khu vực này.

Trong xu thế hội nhập, để đánh giá chính xác sự chuyển dịch của khu vực này trong nền kinh tế so với các nước trong khu vực, Việt Nam nên hướng tới sử dụng theo phân ngành của Liên Hợp Quốc. Thực tế, khu vực dịch vụ trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với hai khu vực còn lại; vì vậy, cần hướng tới xây dựng khối các ngành dịch vụ chất lượng cao và hiệu quả được coi là nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn hai khu vực còn lại mạnh trong nền kinh tế quốc dân cần phải có những giải pháp


đồng bộ, cụ thể, trước mắt và lâu dài để khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực này.‌

2.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành trong nền kinh tế

2.4.1. Theo phân ngành của Tổng cục Thống kê

Phân công lao động xã hội và cơ cấu kinh tế là hai đặc trưng quan trọng đánh giá trình độ sản xuất của một nền kinh tế. Theo số liệu thống kê năm 2007, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế có phần không được khả quan như chuyển dịch cơ cấu GDP.

Trong thời gian này, tổng số lao động của ngành nông nghiệp đã tăng từ 21,5 triệu năm 1990 lên 23,8 triệu năm 2007, bình quân tăng 340 nghìn lao động/năm, tăng 1,3%/năm và chiếm 43,8% tổng số lao động tăng thêm; lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất lên tới trên 80%. Trong nội bộ của ngành, lao động nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất vào khoảng 55%.

Ngành công nghiệp và xây dựng là 3,3 triệu lao động năm 1990 tăng lên 8,8 triệu năm 2007, bình quân tăng 141 nghìn lao động/năm, tăng 3,2%/năm và chiếm 18% tổng số lao động tăng thêm. Xu hướng tỉ trọng lao động tăng ít đi đôi với tỉ trọng GDP ngày càng cao cho thấy sự tăng trưởng của công nghiệp và xây dựng gắn liền với việc thâm dụng vốn nhiều hơn là thâm dụng lao động. Cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp ít có sự biến đổi đáng kể theo hướng chuyển dần từ các ngành công nghiệp nhẹ mang tính truyền thống sang các ngành công nghiệp hiện đại. Trong nội bộ ngành xây dung và dịch vụ lao động ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 12% và ngành xây dung khoảng 4,3%.

Đối với các ngành dịch vụ, từ 4,6 triệu lao động năm 1990 tăng lên 11,5 triệu năm 2007, tăng bình quân 295 nghìn lao động/năm, tăng 4,5%/năm và chiếm 30,8% tổng số lao động tăng thêm. Lao động tăng thêm vẫn ở ngành dịch vụ truyền thống, tăng nhanh nhất trong các lĩnh vực thương nghiệp,


khách sạn, nhà hàng, vận tải...Mặt khác, sự gia tăng lao động trong ngành dịch vụ chủ yếu là ở khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, thu hút nhiều lao động.

Như vậy, lao động tăng thêm ở khu vực nông nghiệp cao hơn khu vực dịch vụ 1,2 lần và cao hơn khu vực công nghiệp và xây dựng 2,4 lần. Mặc dù về tỷ trọng, lao động ở khu vực nông nghiệp có giảm đi, nhưng về số lượng tuyệt đối thì vẫn tăng lên, tuy mức tăng có xu hướng giảm đi rò rệt; cơ cấu lao động chuyển dịch đến các ngành kinh tế chưa cân đối.

Bảng 2.19: Cơ cấu lao động phân theo ngành của Tổng cục Thống kê (%)


Ngành

1990

1995

2000

2003

2004

2006

2007

Nông, lâm, ngư nghiệp

73,02

71,14

68,24

60,25

58,75

55,37

53,9

Công nghiệp và xây dựng

11,24

11,37

13,11

16,44

17,35

19,23

19,98

Dịch vụ

15,74

17,49

21,18

32,21

23,9

25,40

26,12

Nguồn Niên giám thống kê năm 2004, 2007

Theo nguồn số liệu thống kê, năm 2004 tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp là 57,8%, với mức giảm 1,3%/năm thì phải mất 7 năm nữa tức là vào năm 2012, lao động nông nghiệp giảm xuống còn 50%. Tuy nhiên, năm 2007 tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp giảm xuống 53,9%, lao động khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2007 tăng 19,98% và khu vực dịch vụ lao động tăng 26,12% năm 2007 nhưng mức tăng còn thấp. Về cơ bản, nếu chính sách cơ cấu có tác dụng khuyến khích mạnh các lĩnh vực phi nông nghiệp sử dụng nhiều lao động thì đảm bảo mục tiêu đến năm 2010 lao động nông nghiệp giảm xuống còn 50% như Đại hội IX xác định.

Trong những năm 2000 đến nay, cơ cấu lao động xã hội đã có bước chuyển dịch tích cực trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Tỷ trọng lao động của phi nông nghiệp tăng 1,16%/năm, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm 1,16%, nhanh hơn so với nhiều nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa


trên thế giới. Tuy diễn ra chậm và kết quả chuyển đổi cơ cấu theo ngành chưa tỉ lệ thuận với chuyển đổi cơ cấu lao động, nhưng tiến trình chuyển đổi cơ cấu lao động trên là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn nhân lực lao động xã hội vào quĩ đạo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Những thành tựu kinh tế đạt được từ khi đổi mới đến nay ở nước ta là rất quan trọng, nó tạo ra những nét khởi sắc trong mối quan hệ giữa các ngành và sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế có sự chuyển dịch. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đã có những chuyển biến tích cực và tiến bộ theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tỷ trọng lao động trong ngành phi nông nghiệp tăng dần.

2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế theo phân ngành của Liên Hợp Quốc

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa lực lượng lao động giữ vai trò quan trọng, phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Nguồn lực lao động ở khu vực I còn quá cao, trong nội bộ khu vực này lực lượng lao động phổ thông và lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ trên 50% và tính chung khu vực I mặc dù lao động qua các năm đã giảm nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ, năm 2007 ở mức 54,8% với tổng số 25,8 triệu lao động và tăng thêm tỉ lệ nhỏ lao động ngành công nghiệp khai thác. Ngược lại, ở khu vực II, số lượng lao động thấp vì khu vực này chỉ tính riêng lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến và kém 4 lần số lượng lao động tại khu vực I với 5,9 triệu lao động. Tính đến khu vực III, số lượng lao động tăng đều qua các năm do số lao động tăng thêm trong ngành xây dựng khoảng 4,3% chuyển sang nhưng ở mức thấp và cao hơn khu vực I nhưng tăng chậm và chiếm tỉ lệ thấp so với khu vực I, năm 2007 là 31,7%.


Bảng 2.20: Cơ cấu lao động theo phân ngành của Liên Hợp Quốc (%)


Năm/Khu vực

2000

2003

2004

2005

2006

2007

Khu vực I

65,77

60,98

59,53

57,9

56,22

54,80

Khu vực II

9,44

11,24

11,62

12,34

13,05

13,50

Khu vực III

24,79

27,78

28,85

29,76

30,73

31,70

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004, 2007

Những thành tựu kinh tế đạt được từ khi đổi mới đến nay ở nước ta là rất quan trọng, nó tạo ra những nét khởi sắc trong mối quan hệ giữa các ngành và sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế có sự chuyển dịch. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong khu vực I, tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp tăng nhẹ nhưng khoảng cách giữa các khu vực còn quá lớn. Kể từ cuối năm 2007 cho đến nay, khủng hoảng tài chính toàn cầu làm 405.000 người mất việc làm; trong những tháng đầu năm 2009, tình trạng thất nghiệp có nguy cơ tăng trở lại từ 4,64% năm 2008 lên mức 5%. Năm 2008, tổng việc làm tạo ra thấp tăng 1,82% so với năm 2007; các ngành có tương quan giữa lao động và sản phẩm đầu ra cao nhất là nông nghiệp. Trong cuộc khủng hoảng này, lao động mất việc tạm thời đổ về nông thôn tìm việc dẫn đến lượng lao động trong khu vực I tăng và lao động trong các khu vực còn lại có xu hướng giảm.

Nền kinh tế Việt Nam đã đạt đến điểm ngoặt về chuyển dịch cơ cấu lao động chia theo khu vực, tốc độ giảm tỉ trong lao động theo hai cách phân ngành đã cho thấy sự chênh lệch rò ràng, đáng lưu ý số lượng lao động ở khu vực công nghiệp chế biến và dịch vụ của nền kinh tế trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại thấp hơn khu vực I. So với các nước NICs Đông Á trong những thập niên 1950 đến 1980, tốc độ tăng tỉ trọng lao động ở nước ta giai đoạn 2000-2007 trong khu vực công nghiệp chế biến và dịch vụ


lại nhỏ hơn rất nhiều và tốc độ giảm tỉ trọng lao động khu vực nông nghiệp thấp; nhưng về cơ bản tương đương với sự chuyển đổi cơ cấu lao động của nhóm NICs. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực trong nền của Việt Nam cho thấy quá trình công nghiệp hóa đang chuyển sang một thời kì phát triển mới trước những thách thức và khó khăn (xem bảng 2.21).


Bảng 2.21: Chuyển dịch cơ cấu lao động

của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (%)


Nước/vùng lãnh thổ

Năm

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

Việt Nam

2000

65,77

9,44

24.79

2007

54,80

13,50

31,70

Nhật Bản

1951

45,20

26,60

28,20

1980

11,0

40,50

48,50

Hàn Quốc

1950

57,2

18,0

24,8

1966

34,2

32,1

33,6

Đài Loan

1956

56,0

20,8

23,2

1980

19,5

47,3

33,2

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2002,2007

Như vậy, đánh giá theo hai cách phân ngành chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế ở nước ta còn chưa cân đối, điều đó minh chứng sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không đồng đều vẫn chiếm tỉ trong cao ở khu vực I đặc thù của một nước 80% dân số làm nông nghiệp; ngược lại, số lượng lao động trong khu vực công nghiệp quá thấp và ở khu vực dịch vụ mức tăng lao động thấp. Thực tế cho thấy, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm đồng nghĩa là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chưa hợp lí. Trong những năm đổi mới, kinh tế tăng trưởng cao góp phần kiềm chế và giảm lạm phát; giữa các ngành cần sự hỗ trợ lẫn nhau tạo ra sự phát triển chung trong nền kinh tế cũng như sự phát triển của từng ngành.

2.5. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay đã đạt được những thành tựu kinh tế rất to lớn, nền kinh tế tiếp tục được ổn định và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện rò rệt. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch giữa các ngành kinh tế còn chậm, cụ thể:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022