Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------------------


LÊ THỊ HỒNG KHUYÊN


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở VIỆT NAM

TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 1

Hà Nội - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------------------


LÊ THỊ HỒNG KHUYÊN


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở VIỆTNAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI


Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC THANH


Hà Nội – 2009



Trang phụ bìa Mục lục

Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục biểu đồ Mở đầu

MỤC LỤC


Trang

Chương 1. Những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1

1.1. Khái niệm và phân loại cơ cấu kinh tế ngành1

1.1.1. Một số khái niệm 1

1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế ngành 4

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 9

1.3. Những chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu 11 kinh tế ngành

1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 11

1.3.2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 17

Kết luận chương 1 23

Chương 2. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở

Việt Nam trong quá trình đổi mới24

2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 24 ở Việt Nam

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi 30

mới từ năm 1990 đến nay

2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ 41

2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản41

2.3.1.1. Theo phân ngành của Tổng cục Thống kê41

2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I theo phân ngành của 48

Liên Hợp Quốc

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng 51

2.3.2.1. Theo phân ngành Tổng cục Thống kê 51

2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực II theo phân ngành của 57 Liên Hợp Quốc

2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ61

2.3.3.1. Theo phân ngành Tổng cục Thống kê 61

2.3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực III theo phân ngành của 66

Liên Hợp Quốc

2.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành trong nền kinh tế 70

2.4.1. Theo phân ngành Tổng cục Thống kê 70

2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo phân ngành của Liên Hợp Quốc72

2.5. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong 74 quá trình đổi mới

Kết luận chương 2 78

Chương 3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình 81

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian sắp tới

3.1. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời 81 gian sắp tới

3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô 81

3.1.2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 83

3.2. Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các khu vực87

Kết luận chương 399

Kết luận101

Tài liệu tham khảo103

Më ®Çu


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cơ cấu kinh tế có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia trên thế gii, là nền tảng của nền kinh tế; mặt khác, cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

Hiện nay, khi toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đã trở thành xu thế tất yếu khách quan thì việc đánh giá lại sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ngành nói riêng là vấn đề quan trọng.

Việt Nam, trong quá trình đổi mới nền kinh tế, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, nhất là văn kiện của Đại hội Đảng và các hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quan điểm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã được đề cập ở các mức độ khác nhau

Từ thực tiễn của đất nước sau những năm đổi mới nền kinh tế, Việt Nam trong tiến trình hội nhập các tổ chức ASEAN, ASEM, APEC, WTO…đã tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; trong đó cơ cấu kinh tế ngành biến đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP, bước đầu cơ cấu đầu tư về lao động theo ngành đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên cơ sở các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam cho thấy cơ cấu kinh tế ngành còn lạc hậu, có nhiều hạn chế. Đặc biệt, từ trước đến nay chúng ta mới chỉ nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo phân ngành của Tổng cục Thống kê là: Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ và chưa theo chuẩn quốc tế; còn nếu phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phân ngành của Liên Hợp Quốc thì thực trạng cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam sẽ như thế nào so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Đây là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.

Công nghiệp hoá, hiện đại hóa với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế trong những năm đổi mới là những vấn đề mang ý nghĩa chiến


lược, tầm vóc lớn lao cả về phương tiện lý luận và thực tiễn trước những thách thức lớn. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo một cách tiếp cận khác và góp phần luận giải vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự trên, tôi chọn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới ” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta trong những năm đổi mới nền kinh tế và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tuy không phải là vấn đề mới nhưng được nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có nhiều công trình công bố như:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân của GS.TS Ngô Đình Giao 1994; công trình này đã đề cập cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phân tích thực trạng, quan điểm và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế với số liệu thống kê tính đến năm 1994 đến nay đã cũ.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” của TS. Bùi Tất Thắng, 1997; tác giả đã đề cập các nhân tố có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành những năm 1990 đến nay còn phù hợp, mặt khác xu hướng mở của hội nhập nền kinh tế hiện nay ở nước trong thời kì đổi mới một số nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tính khả thi và hiệu quả thấp.

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: phác thảo lộ trình” của PGS. TS Trần Đình Thiên, 2002; Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của GS. TS Chu Văn Cấp, 2003 và nhiều bài viết có liên quan đăng tải trên các báo, tạp chí.

Các công trình trên đã đề cập đến cơ sở lý luân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành nói riêng trong các mô hình công


nghiệp hóa, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với cách tiếp cận khác nhau hầu hết các công trình nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã đáp ứng vấn đề mang tính thời sự và thực tiễn ở nước ta hiện nay; tuy nhiên, các công trình trên chỉ nghiên cứu theo phân ngành của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta theo phân ngành của Liên Hợp Quốc; trên cơ sở đó tác giả có sự đánh giá, so sánh một cách khách quan khoa học theo chuẩn mực quốc tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam so với các nước khác.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích của luận văn

Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

- Hệ thống hóa lí luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo các phân ngành ở Việt Nam và của Liên Hợp Quốc.

- Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và sự chuyển dịch trong từng nội bộ ngành ở nước ta từ năm 1990 đến nay.

- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam hợp lí, hiện đại.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới nền kinh tế


- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: nghiên cứu cơ cấu kinh tế ngành của toàn bộ nền kinh tế

+ Thời gian: chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ năm 1990 đến nay

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở của nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lôgic kết hợp với lịch sử; phương pháp thống kê và so sánh, phân tích và tổng hợp để tính toán, xử lí các nguồn số liệu và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

Đồng thời, luận văn cũng tham khảo, kế thừa kết quả của những nghiên cứu đã được công bố của thế giới và ở Việt Nam về cơ cấu ngành kinh tế để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài này.

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phân ngành của Liên Hợp Quốc.

Đánh giá được thực trạng và làm rò chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta theo phân ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc từ năm 1990 đến nay.

Đề xuất một số quan điểm và giải pháp thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; nội dung của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1. Những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí