Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới nền kinh tế
Chương 3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APEC | Asia- Pacific Economic Cooperation Forum | Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương | |
2 | ASEAN | Association of Southeast Asian Nations | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á |
3 | ASEM | The Asia-Europe Meeting | Diễn đàn hợp tác á-âu |
4 | EU | European Union | Liên minh Châu Âu |
5 | FDI | Foreign Direct Investment | Đầu tư trực tiếp nước ngoài |
6 | GDP | Gross Domestic Product | Tổng sản phẩm quốc nội |
7 | GNP | Gross National Product | Tổng sản phẩm quốc dân |
8 | IMF | International Monetary Fund | Quĩ Tiền tệ Quốc tế |
9 | ICOR | Incremental Capital - Output Ratio | Hệ số sản lượng vốn tăng thêm |
10 | NICs | Newly Industrialized Countries | Các nước công nghiệp mới |
11 | ODA | Official Development Assistance | Hỗ trợ phát triển chính thức |
12 | WTO | World Trade Organization | Tổ chức Thương mại Thế giới |
13 | WB | World Bank | Ngân hàng Thế giới |
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 1
- Phân Loại Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Theo Cách Phân Ngành Của Liên Hợp Quốc
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng chương 2 | Trang | |
Bảng 2.1 | Cơ cấu GDP theo phân ngành của Tổng cục thống kê | 31 |
Bảng 2.2 | Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 1995-2008 | 36 |
Bảng 2.3 | C¬ cÊu GDP theo ph©n ngµnh cđa kinh tÒ theo ph©n ngµnh cđa Liªn Hîp Quèc | 39 |
Bảng 2.4 | TØ träng cđa ba khu vùc kinh tÒ cđa mét sè n•íc trong khu vùc vµ trªn thÒ giíi n¨m 2005 | 40 |
Bảng 2.5 | Cơ cấu GDP của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong nền kinh tế | 41 |
Bảng 2.6 | Cơ cấu GDP của toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản | 42 |
Bảng 2.7 | DiÖn tÝch vµ s¶n l•îng lóa giai ®o¹n 1995-2008 | 43 |
Bảng 2.8 | Gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh trång trät giai ®o¹n 1996-2007 | 44 |
Bảng 2.9 | Cơ cấu GDP của khu vựcI trong nền kinh tế | 48 |
Bảng 2.10 | Cơ cấu GDP của toàn khu vực I qua các năm | 48 |
Bảng 2.11 | Tèc ®é t¨ng tr•ëng khu vùc I vµ GDP cđa ViÖt Nam, NhËt B¶n, Hµn Quèc vµ §µi Loan | 50 |
Bảng 2.12 | TØ träng ngµnh c«ng nghiÖp vµ x©y dùng trong GDP giai ®o¹n 1996-2008 | 53 |
Bảng 2.13 | Cơ cấu GDP toàn ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP giai đoạn 1996-2008 | 53 |
Bảng 2.14 | Tỉ trọng của khu vực II trong GDP qua các năm | 58 |
Bảng 2.15 | Tèc ®é t¨ng tr•ëng khu vùc II vµ GDP cđa ViÖt Nam, | 59 |
NhËt B¶n, Hµn Quèc vµ §µi Loan | ||
Bảng 2.16 | §ãng gãp cđa mét sè ngµnh dÞch vô chđ chèt vµo GDP giai ®o¹n 1995-2008 | 63 |
Bảng 2.17 | Đóng góp của một số ngành dịch vụ chủ chốt vào GDP giai đoạn 1995-2008 theo phân ngành của Liên Hợp Quốc | 67 |
Bảng 2.18 | Tốc độ tăng trưởng khu vực III và GDP của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan | 68 |
Bảng 2.19 | C¬ cÊu lao ®éng ph©n theo ngµnh cđa Tæng côc Thèng kª | 71 |
Bảng 2.20 | C¬ cÊu lao ®éng ph©n theo ngµnh cđa Liªn Hîp Quèc | 72 |
Bảng 2.21 | Chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan | 74 |
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ chương 2 | Trang | |
Biểu đồ 2.1 | Tăng trưởng GDP và tỉ lệ đầu tư/GDP giai đoạn 1997 - quí 1/2009 | 35 |
Biểu đồ 2.2 | Tỉ trọng đầu tư phân theo ngành trong giai đoạn 2003-2007 | 38 |
Biểu đồ 2.3 | Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU | 47 |
Biểu đồ 2.4 | Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành dịch vụ qua các năm | 62 |
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
1.1. Khái niệm và phân loại cơ cấu kinh tế ngành
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
“Cơ cấu” là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một đối tượng. Khi nghiên cứu, chúng ta thường tiếp cận đến tập hợp những mối quan hệ cơ bản và tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống trong một thời gian nhất định. Như vậy, cơ cấu không chỉ là những biểu hiện tỷ lệ bằng số đơn thuần giữa các bộ phận hợp thành, mà còn thể hiện mối quan hệ biện chứng, mối liên kết hữu cơ giữa các yếu tố, các bộ phận hợp thành của một chỉnh thể, hay nói cách khác, cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống. Bởi vậy, khi nghiên cứu về cơ cấu của một đối tượng nào đó không thể không có cách tiếp cận hệ thống đối với nó.
Theo cách tiếp cận như vậy, cơ cấu của nền kinh tế quốc dân (trên phương diện cơ cấu của ngành kinh tế vĩ mô) là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế như: các lĩnh vực sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng…, các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…), các thành phần kinh tế, các loại hình sở hữu, các vùng kinh tế… Đó là những yếu tố, những bộ phận hợp thành một chỉnh thể - nền kinh tế quốc dân. Như vậy, “cơ cấu kinh tế” là một khái niệm rộng và quá trình hình thành, phát triển của nó chính là quá trình thực tế ra đời và xác lập của một phương thức sản xuất. Chính toàn bộ quan hệ giữa những người đảm nhiệm sản xuất với nhau và giữa họ với tự nhiên - tức là những điều kiện trong đó họ tiến hành sản xuất - toàn bộ những quan hệ đó hợp thành những quan hệ
xã hội, xét về mặt cơ cấu kinh tế của nó.[21].
Xét theo lý luận kinh tế chính trị học, cơ cấu kinh tế gồm hai mặt hợp thành là hệ thống quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Khi phân tích quá trình sản xuất xã hội, học thuyết của C.Mác cũng nhấn mạnh, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất, đó là tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong khái niệm cơ cấu kinh tế là kết
quả của sự phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Cơ cấu kinh tế còn thể hiện trên cả hai mặt: chất lượng và số lượng. Cơ cấu là một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội.
Tựu trung lại, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là tổng thể các mối quan hệ lao động và phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ làm thay đổi toàn bộ hay phần lớn về chất lượng cũng như số lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội, với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định.
1.1.1.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành
Cơ cấu kinh tế ngành là tổ hợp ngành kinh tế được hình thành trên các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành với nhau và phản ánh trình độ phân công lao động xã hội của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu ngành kinh tế quyết định cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu lãnh thổ là sự hợp lý hoá cơ cấu ngành trên mỗi vùng lãnh thổ, kết hợp giữa chúng một cách tối ưu, cơ cấu thành phần kinh tế là sự vận động của từng loại thành phần kinh tế trong quá trình phát triển các ngành và các vùng lãnh thổ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh kinh tế của từng vùng và toàn bộ nền kinh tế. Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế là nhằm tìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. [35, tr. 32 - 33].
Biểu thị cơ cấu kinh tế ngành bằng vị trí, tỷ trọng của mỗi ngành trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế là biểu hiện quan trọng nhất và đặc trưng nhất của cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và vai trò của từng ngành trong phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ vào điều kiện thực tế để phát triển chúng.[13]. Thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của nền kinh tế nước ta cũng như của nhiều nước đang phát triển khác.
Một số đặc trưng của cơ cấu ngành kinh tế bao gồm: bị chi phối bởi các quy trình kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu thị trường; bị ràng buộc bởi tính hệ thống và yêu cầu cân đối (hay ở chừng mực nào đó là yêu cầu đồng bộ); đan xen tính hiện đại và tính lạc hậu; bị chi phối nhiều bởi các yếu tố chính trị, xã hội.
Để xem xét số lượng các ngành tạo nên nền kinh tế và chất lượng các mối quan hệ giữa chúng với nhau ra sao, người ta thường chia nền kinh tế thành các nhóm ngành để quan sát. Theo quan điểm của tác giả Ngô Doãn Vịnh, về mặt định lượng, cơ cấu ngành kinh tế bao gồm số ngành kinh tế và tỷ trọng mỗi ngành đó trong tổng thể nền kinh tế quốc dân; về mặt định tính, cơ cấu ngành thể hiện mối quan hệ giữa các ngành kinh tế và vị trí của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Trong mối quan hệ giữa các ngành kinh tế thường biểu hiện hai mối quan hệ chủ yếu, gồm: ngành có mối quan hệ trực tiếp, trong đó có các ngành quan hệ ngược chiều, các ngành quan hệ xuôi chiều và ngành quan hệ gián tiếp.[36, tr. 99 - 100], [35, tr. 221- 228].
1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế ngành
1.1.2.1. Phân loại cơ cấu kinh tế ngành theo quan điểm của Việt Nam
Có nhiều cách phân loại các ngành hợp thành trong cơ cấu ngành kinh tế. Tuy nhiên, căn cứ vào phân ngành của Tổng cục Thống kê Việt Nam, có thể nhìn nhận nền kinh tế quốc dân ở nước ta là tổng hòa của ba nhóm ngành sau:
Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp (ngành nông nghiệp), gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp; Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (ngành công nghiệp), gồm các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, công nghiệp lọc dầu, ngành xây dựng; Nhóm ngành dịch vụ gồm các ngành thương mại, du lịch, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, bưu điện và các ngành dịch vụ khác.
Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa trên phương thức, công nghệ sản xuất: nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc phân chia cơ cấu kinh tế thành hai nhóm ngành này để quan sát trình độ của cơ cấu, yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Khi phân tích theo hai nhóm ngành này, chúng ta cần quan sát phương thức, công nghệ tạo ra sản phẩm. Khi nhóm ngành phi nông nghiệp càng phát triển và chiếm tỷ trọng càng lớn thì nền kinh tế càng phát triển ở trình độ cao. Nhóm ngành nông nghiệp gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; nhóm ngành phi nông nghiệp gồm các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển thì việc xem xét cơ cấu kinh tế theo kiểu này có ý nghĩa to lớn. Việc chuyển dân cư nông thôn sang sống tại các đô thị và chuyển lao động nông nghiệp sang làm việc trong các khu vực phi nông nghiệp là vấn đề có tính quy luật tiến tới sự hiện đại; sự chuyển động này đến một mức độ nào đó thì nền kinh tế được coi là đã phát triển. Ở các nước đang phát triển, các ngành nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế; khi đó công nghệ của nền kinh tế không cao. [36, tr. 100].
Căn cứ vào phương thức sản xuất, người ta còn chia các ngành thành 2 nhóm sau đây:
- Cơ cấu giữa các doanh nghiệp theo quy mô. Tức là, cơ cấu giữa doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa và doanh nghiệp quy mô lớn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng nhạy nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế trong một quốc gia hay trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ đó, có thể giảm thiểu tổn thất cho đầu tư và cho sản xuất. Mặt khác, một vấn đề quan trọng cần chú ý trong bối cảnh toàn cầu hoá là luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt. Những tập đoàn kinh tế lớn mạnh có điều kiện cạnh tranh tốt hơn. Vì thế bên cạnh việc khuyến khích phát triển những doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần đặc biệt chú ý tạo dựng những tập đoàn kinh tế lớn.
- Cơ cấu giữa các doanh nghiệp có công nghệ trình độ cao với các doanh nghiệp có công nghệ trình độ trung bình. Dù hiển nhiên là những doanh nghiệp có công nghệ cao sẽ quyết định sự phát triển của cơ cấu kinh tế, nhưng trong khi lao động cần việc làm có số lượng lớn và lực lượng lao động có chất lượng không cao nhiều thì việc phát triển các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động vô cùng cần thiết. Nó không chỉ góp phần giải quyết việc làm mà còn có ý nghĩa toàn dụng lao động để tăng trường kinh tế.
Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa vào tính chất sản phẩm cuối cùng: nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ. Việc phân chia cơ cấu kinh tế theo hai nhóm ngành này nhằm nghiên cứu về mức độ hài hoà giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế không thể không quan sát quan hệ giữa hai khối ngành này. Dịch vụ phát triển được coi như làm "trơn tru" các quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu khu vực sản xuất phát triển mà khu vực dịch vụ không phát triển thì sản xuất cũng sẽ bị ngưng trệ. Sự hài hoà giữa hai khối ngành này là rất cần thiết.[36 tr.101]. Nếu xét theo hành vi tăng