Các Giải Pháp Thúc Đẩy Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Trong Các Khu Vực


- Về cơ cấu lao động, đến năm 2020 tỉ trọng lao động khu vực nông nghiệp đang làm việc trong nền kinh tế giảm xuống ở mức 25-30%, khu vực phi nông nghiệp chiếm 70-85% lao động trong nền kinh tế.

Với các chỉ tiêu cơ cấu ngành nêu trên, nếu mức GDP/người đạt khoảng 2500-3000 USD kết hợp với một số chỉ tiêu kinh tế khác, xét dưới góc độ kinh tế Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp như mục tiêu phấn đấu nêu ra từ Đại hội Đảng lần thứ IX.

3.1.2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải đảm bảo ổn định chính trị-xã hội và phát triển bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế nhanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng ngành, sản phẩm cũng như toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu ngành thay đổi về chất dựa trên cơ sở đổi mới công nghệ sâu hơn nhằm tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế xã hội. Việc tăng nhanh năng lực nội sinh về công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập khẩu, đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ, về cơ cấu ngành, đạt tốc độ tăng trưởng cao tăng giá trị gia tăng nhất là những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước láng giềng và mức trung bình của thế giới.

Chuyển dịch cơ cấu ngành phải hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững, hình thành và phát triển nền kinh tế quốc dân ổn định, hiệu quả và bền vững.

Phương hướng tổng quát trong thời gian tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quốc dân phải tuân thủ nghiêm ngặt qui luật chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển cơ cấu ngành kinh tế


nghiêng về nông nghiệp hiện nay sang cơ cấu nghiêng mạnh về công nghiệp và dịch vụ; tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tương ứng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, hướng tới nền kinh tế dịch vụ trong dài hạn.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay phải hướng vào hội nhập để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch, trước hết lấy tăng trưởng xuất khẩu làm chủ đạo. Vì vậy, chiến lược tăng trưởng nhanh, bền vững, lấy tăng trưởng xuất khẩu là một trong những động lực chủ yếu là đòi hỏi khách quan, vừa có khả năng hiện thực ở nước ta. Các nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo...đã từng đạt mức tăng trưởng nhanh làm nên những thần kì chủ yếu hướng mạnh vào xuất khẩu. Ở nước ta, để có tăng trưởng cần hướng hoạt động kinh tế vào mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, cơ cấu lại nền kinh tế, rút ngắn con đường đi lên nền kinh tế hiện đại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh, dựa trên cơ sở nguồn lực trong nước về lao động, thế mạnh tài nguyên thiên nhiên, khai thác và chế biến chúng cho thị trường trong và ngoài nước để thu hút các nguồn lực bên ngoài nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành hàng; từng bước vươn lên chế biến thành sản phẩm tinh có thương hiệu trên thị trường thế giới.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần lựa chọn các ngành phát triển mang tính đột phá về cơ cấu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng đã định. Thu hút nguồn vốn và kĩ thuật tiên tiến của nước ngoài để phát triển những ngành mới, cải tạo những ngành cũ, từ đó xác định một số hướng cụ thể cho nhóm ngành sau:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 13

Nhóm ngành sản xuất nông nghiệp, mà trọng tâm là sản xuất lương thực trước hết là lúa gạo, là ngành có ý nghĩa đặc biệt đối với kinh tế Việt


Nam và hiện đang là một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; là ngành được ưu tiên trong thời gian tới.

Nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ sử dụng nhiều lao động; đó là các ngành thuộc công nghiệp nhẹ, sử dụng công nghệ không cao, thu hồi vốn nhanh, thích ứng với môi trường kinh doanh khá tốt; nhóm ngành này thực sự đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Đến năm 2020, nhóm ngành này là sự lựa chọn một cách rất tự nhiên của đông đảo các nhà đầu tư tư nhân đã và sẽ gia nhập thị trường và chắc chắn vẫn chiếm một tỉ trọng rất đáng kể trong nền kinh tế trên các mặt: tỉ phần trong GDP của công nghiệp và dịch vụ, giá trị xuất khẩu và nhất là lực lượng lao động phi nông nghiệp. Vì vậy, cần thực hiện đúng chính sách tín dụng, đất đai và các doanh nghiệp thực hiện đúng qui định của pháp luật.

Nhóm ngành công nghiệp dựa trên khái thác tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, khai thác than, đá vôi… đã có đóng góp đáng kể vào sự khởi động quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam. Trong khoảng thời gian đến năm 2020, nhóm ngành công nghiệp này sẽ được bổ sung thêm như khai thác bô-xít nhôm ở Lâm Đồng, quặng sắt ở Hà Tĩnh và sẽ đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu, thu hút một lực lượng lao động đáng kể, cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác…

Đây là nhóm ngành cần vốn đầu tư lớn, công nghệ khai thác và chế biến hiện đại, yêu cầu mức độ hiệu quả kinh tế theo qui mô lớn và đặc biệt là có tính “tranh giành” cao với các ngành kinh tế khác; bởi vậy chưa thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước. Vì thế, nhà nước cần khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thăm dò, tìm kiếm, khai thác và chế biến một số loại tài nguyên thiên nhiên dưới nhiều hình thức khác nhau. Mặt khác, nhà nước cần trực tiếp tổ chức đầu tư phát triển nhóm ngành này nhằm tận dụng những ưu thế “trời cho” để nhanh chóng tạo dựng một nền công nghiệp trong giai đoạn đầu của


thời kì công nghiệp hóa. Sự khởi động đầu tư của nhà nước có ý nghĩa quyết định tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của một loạt các ngành công nghiệp chế biến phía sau công nghiệp khai thác như sản xuất và cung cấp điện, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón..; tạo cơ sở tốt hơn cho việc xử lí các vấn đề môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Nhóm các ngành công nghiệp và dịch vụ cao, quan điểm về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại rút ngắn thời gian trải qua các bước tuần tự từ thấp lên cao của bậc thang kĩ thuật công nghệ, tập trung vào việc phát triển những ngành, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ dựa trên công nghệ-kĩ thuật cao của thế giới như lĩnh vực sản xuất và chế tạo một số thiết bị, linh kiện điện tử, công nghệ phần mềm, sản xuất một số loại vật liệu mới; áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trong các lĩnh vực dịch vụ thông tin, truyền thông, ngân hàng, tài chính, quản lí xã hội và tài nguyên…

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải nhằm mục tiêu tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Theo dự báo đến năm 2015 có 63,4 triệu người trong độ tuổi lao động trên tổng số 94,3 triệu dân. Đồng thời số người bước vào tuổi lao động mỗi năm là 1,6 triệu người khiến nhu cầu về giải quyết việc làm tăng. Do vậy, giải quyết việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dồi dào sẽ là một thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta trong những năm tới, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Phát triển đa dạng các ngành kinh tế, trong đó ngành sử dụng nhiều lao động là một hướng chính của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; gắn với trung tâm công nghiệp, dịch vụ ở các vùng miền. Tuy nhiên, việc phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động sẽ cản trở sự phát triển kinh tế tri thức, tạo năng lực cạnh tranh mới dựa trên công nghệ tiên tiến hiện đại; vì vậy


phải chú trọng sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao bằng việc phát triển các ngành có sức cạnh tranh cao nhằm hội nhập kinh tế có hiệu quả.

Lực lượng lao động tăng thêm đến năm 2015 chủ yếu là ở khu vực nông thôn, giải quyết việc làm ở nông thôn đòi hỏi cơ cấu ngành phải tính đến; phải hướng cơ cấu ngành kinh tế vào phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp để thu hút lực lượng lao động này; hoàn thiện cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020 là giai đoạn quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu ngành một cách có cơ sở khoa học, có trọng tâm trọng điểm, tạo ra thế và lực mới, tạo đà cho sự phát triển kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo.‌

Tóm lại, cần có sự đổi mới về tư duy phát triển các ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kì công nghiệp hóa. Bước đầu có thể và cần phải phát triển một số ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, nhưng cần tập trung phát triển mạnh những ngành sử dụng nhiều lao động trong một thời gian nhất định.

3.2. Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các khu vực

3.2.1. Các giải pháp vĩ mô thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thứ nhất, tạo môi trường chính trị, xã hội, pháp lí thuận lợi và ổn định

Giữ vững ổn định chính trị-xã hội là điều kiện đầu tiên có tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng. Ở nước ta kể từ khi tiến hành đổi mới đến nay, sự ổn định chính trị-xã hội luôn được đảm bảo nhất là trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có những biến đổi và khó lường. Sự ổn định chính trị-xã hội được thể hiện thông qua sự đúng đắn và minh bạch của chính sách, ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao đời sống của nhân dân; giữ gìn bản sắc văn hóa dân


tộc; đảm bảo tính hiệu quả và bền vững về môi trường sinh thái; đổi mới hệ thống chính trị và cải cách nền hành chính quốc gia.

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lí là một giải pháp quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình đổi mới. Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về kinh tế của quốc gia theo hướng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế như Luật doanh nghiệp được ban hành, Luật cạnh tranh và chống độc quyền kinh doanh, Luật sở hữu trí tuệ…; cải cách hành chính và bộ máy quản lí nhà nước, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong quản lí của nhà nước.

Thứ hai, hoàn thiện công tác qui hoạch, kế hoạch

Trong công tác qui hoạch và phát triển kinh tế-xã hội, phải đổi mới theo hướng Nhà nước xây dựng và thực hiện qui hoạch “cứng” tổng thể nền kinh tế quốc dân, còn doanh nghiệp thực hiện qui hoạch “mềm”. Nhà nước qui hoạch phát triển các kết cấu hạ tầng, định hướng phát triển cơ cấu theo ngành có “tầm nhìn xa trông rộng”, định hướng theo chiến lược cơ cấu, phối hợp đồng bộ giữa các ngành và địa phương trên phạm vi cả nước; tiến tới xóa bỏ các qui hoạch mang tính cục bộ ngành, địa phương. Chuyển biến mạnh mẽ trong chính sách đầu tư , tạo điều kiện khuyến khích đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, khai thác kênh huy động các nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Điểm đột phá là luật hóa vốn tư từ các loại tài sản cố định và nâng cao năng lực xã hội; cần xác định rò khả năng và giới hạn của việc huy động các nguồn lực cho phát triển. Các nguồn lực hiện có ở Việt Nam: nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú…; nguồn tài nguyên con người dồi dào, giá rẻ, có khả năng nắm bắt nhanh công nghệ được chuyển giao…nhưng nặng về


“lợi thế tiềm năng”; vì vậy phải có chính sách đúng đắn trong việc huy động và khai thác các nguồn lực này.

Vốn và công nghệ được coi là yếu tố nguồn lực nổi trội quyết định sự phát triển kinh tế nhưng đều là yếu tố mà Việt Nam đang rất thiếu, không được xem là thế mạnh ở nước ta; vì vậy phải có giải pháp huy động các nguồn lực thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, cụ thể:

Mở thêm kênh tạo vốn cho đầu tư, khai thông một số nguồn vốn sẵn có trong xã hội vốn bị xem là nghèo nàn về vốn lại ở chỗ, tạo lập một cơ chế quyền sở hữu để đưa những tài sản của dân chúng vào trong hệ thống tài sản sở hữu hợp pháp.

Nâng cao năng lực vốn xã hội thì nguồn lực con người quyết định; phải nâng cao năng lực và sử dụng tốt nguồn lao động xã hội trước hết là lực lượng lao động trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất. Như vậy cách tiếp cận nguồn nhân lực từ góc độ năng lực xã hội hy vọng quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ duy trì được tính bền vững góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ tư, mở rộng thị trường kết hợp giữa mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế và tăng sức mua trên thị trường trong nước, đặc biệt chú ý thị trường nông thôn.

Đối với thị trường nước ngoài, cơ cấu thị trường nước ngoài của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam hiện nay đa dạng, đa phương phản ánh số lượng và chất lượng của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên cần một chiến lược thị trường nước ngoài:

Rút ngắn thời gian thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, phải lấy nhập khẩu làm mục tiêu trực tiếp của việc lựa chọn thị trường để có hướng ưu tiên tiếp cận. Tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh thành tựu của kinh tế đối ngoại,


sử dụng nguồn ngoại tệ để nhập khẩu những công nghệ thiết bị, kĩ thuật hiện đại để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách có hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh thành tựu về kinh tế đối ngoại.

Cần xác định rò một chiến lược thị trường, hướng thị trường ưu tiên phải là thị trường, là những trung tâm kinh tế và khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Trong thời gian tới nên đưa một chương trình hành động về xuất khẩu với khẩu hiệu trung tâm chiếm 1% doanh số nhập khẩu của mỗi một trong 4 thị trường: Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc (gọi là chiến lược 1%).[33].

Đối với thị trường trong nước trong điều kiện toàn cầu hóa là một bộ phận của thị trường chung quốc tế. Nâng cao thu nhập cho nông dân được coi là điểm then chốt để khởi động thị trường trong nước vào thời điểm hiện nay; giải quyết vấn đề này chính là đẩy nhanh quá trình đô thị hóa thay cho quan điểm “rời ruộng nhưng không rời làng”.

3.2.2. Giải pháp tập trung phát triển trong từng khu vực

Để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tập trung vào các giải pháp sau:

3.2.2.1. Giải pháp cần tập trung phát triển trong khu vực I (ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và khai thác)

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế, từng bước đáp ứng tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong nông nghiệp, đẩy mạnh thâm canh cây lương thực chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa các loại giống lúa, ngô có năng suất cao thay thế giống cũ; hình thành và đầu tư thâm canh vùng sản xuất lúa tập trung như vùng cây ăn quả, vùng cây công nghiệp, cây đặc sản, cây lấy gỗ.

Kinh tế nông thôn từng bước phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, các dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí