Chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp nhằm tăng nguồn thu trên cùng đơn vị diện tích. Hiện nay, ở nhiều địa phương mô hình kinh tế trang trại phát triển mạnh có hiệu quả đem lại nguồn thu lớn góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Có nhiều hộ gia đình đầu tư mua máy móc, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh đã từng bước tiếp cận với cơ chế thị trường, sản phẩm của họ có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài.
Đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành chính, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Hiện nay, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa vào tiềm năng thế mạnh của địa phương với phương châm lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo, có nhiều vùng đã đưa chăn nuôi thành ngành chính như nuôi cá ba sa, nuôi tôm, nuôi cá, nuôi trồng thủy sản. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp lý kết hợp với trình độ chuyên môn cao đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nên nuôi cá ba sa rất hiệu quả, có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Phát triển các ngành công nghiệp khai thác đáp ứng với tình hình đổi mới và hội nhập.
Quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO đang đặt ra nhiều thuận lợi cũng như khó khăn thách thức nhằm tạo vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Việc nghiên cứu khoa học cơ bản, phát triển các ngành công nghiệp nặng phải được coi trọng, vì đó là đòn xeo giúp nền kinh tế từng bước phát triển vững chắc.
Do vậy, chúng ta tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; phải đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu, khuyến khích các ngành, địa phương có mô
hình, phát minh sáng chế. Chú trọng phát triển công nghiệp nặng - vốn là ngành công nghiệp chậm thu hồi vốn, lãi ít nhưng đó là đầu tư chiều sâu.
Trong quá trình phát triển, công nghiệp nặng ở nước ta hiện nay có ưu thế là tài nguyên khá phong phú, có thể phát triển ở vùng, miền một cách hợp lý nhằm phát huy nội lực nền kinh tế. Vấn đề đặt ra cần kết hợp kinh tế gắn với quốc phòng an ninh, lấy hiệu quả kinh tế làm chủ đạo để phát triển công nghiệp nặng nhanh đúng hướng, thực sự là đòn xeo thúc đẩy nền kinh tế phát triển; cần sớm khắc phục khai thác tài nguyên thô để xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Trưởng Khu Vực Iii Và Gdp Của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc Và Đài Loan (%)
- Quan Điểm Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Trong Thời Gian Sắp Tới
- Các Giải Pháp Thúc Đẩy Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Trong Các Khu Vực
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
3.2.2.2. Giải pháp tập trung phát triển khu vực II (ngành công nghiệp chế biến)
Tập trung phát triển khu vực II được xác định là giải pháp cơ bản, lâu dài. Cụ thể:
Xác định các ngành mũi nhọn, chuyên sâu để có biện pháp đầu tư phát triển. Căn cứ vào thực lực của đất nước có sự phối kết hợp với nước ngoài để cùng thực hiện, nhưng xác định nội lực là chủ yếu. Quán triệt quan điểm là phải làm chủ được công nghệ, không phụ thuộc vào các chuyên gia bên ngoài; cử cán bộ đào tạo ở các nước có chuyên ngành sâu, có thành tựu, có thế mạnh về công nghiệp và có công nghệ cao; nắm bắt, nghiên cứu để có bước đi phù hợp với thực trạng của nền kinh tế và phải tính đến hiệu quả kinh tế của mỗi dự án, mỗi công trình.
Các ngành mũi nhọn phải thực sự góp phần vào quá trình đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành này thực sự phải là trụ cột của nền kinh tế, đáp ứng được quá trình sản xuất kinh doanh trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển trên thế giới trong quá trình công nghiệp hóa, họ đi chuyên sâu vào một số ngành mũi nhọn mà quốc gia họ có thế mạnh và không quảng bá khi sản phẩm chưa làm ra. Còn bí quyết sản xuất sản phẩm đó thì bản quyền sáng chế luôn được giữ kín, tránh bị ăn cắp, học
công thức để làm. Cho nên, nhiều khu công nghệ cao được canh giữ cẩn mật, không biết được họ làm gì ở đó. Đây chính là khâu bí quyết kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mà các nền kinh tế khác không có được.
Nhà nước nên có chính sách xúc tiến thương mại bằng cách tập trung, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm ngành công nghiệp chế biến; giảm sự phụ thuộc vào thị trường truyền thống, phát triển các thị trường mới; thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam để quảng bá hàng hoá, vừa phát triển du lịch, góp phần quân bình cán cân nhập siêu.
Nhà nước cần có những cơ chế hữu hiệu hơn về qui hoạch và cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến gỗ, hạn chế tối đa xuất khẩu các sản phẩm thô và làm gia công để nâng cao giá trị gia tăng cho đất nước. Mặt khác, cần sớm cụ thể hóa luật đất đai về lâm nghiệp để các doanh nghiệp tiếp cận với đất trồng rừng đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất một cách bền vững.
Khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia hỗ trơ, đầu tư trực tiếp phát triển công nghiệp chế biến, huy động mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia.
Đổi mới về tổ chức quản lí trong chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; chuyển đổi các cơ sở chế biến gắn liền với sản xuất nguyên liệu và thị trường thành một tổ chức quản lí, phát triển loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác nhau để liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến. Ví dụ, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa xây dựng cụm công nghiệp chế biến đường tại Châu Thành, Tây Ninh nhằm nâng cao năng lực chế biến lên 6 nghìn tấn mía/ngày và đầu tư 60 tỉ đồng cho nông dân để nâng diện tích mía lên 9000 ha, đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ phục vụ công nghiệp chế biến, tổ chức các lực lượng cơ khí chế tạo theo nguyên tắc chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên
doanh hợp tác với nước ngoài để từng bước chế tạo toàn bộ dây chuyền thiết bị cho ngành chế biến.
Qui hoạch, phân bố hợp lí các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phục vụ sơ chế, tinh chế. Xây dựng và nâng cấp các doanh nghiệp chế biến hiện có, phát triển thêm một số nhà máy mới có công nghệ hiện đại gắn với qui hoạch vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt, hình thành các khu vực công nghiệp, các điểm công nghiệp trọng điểm ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể, đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, hình thành các vùng chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến nhằm khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có. Đối với Tây Bắc và Đông Bắc phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản, nông, lâm sản chú trọng chế biến xuất khẩu.
Qui hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung trên toàn quốc. Việc đầu tư chế biến phải dựa trên cơ sở vùng nguyên liệu và gắn kết được “4 nhà” - nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước.
Đầu tư phát triển cơ sở chế tạo thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến. Đầu tư để có một ngành cơ khí đủ mạnh đảm bảo chủ động về trang thiết bị cho lắp đặt và sửa chữa phục vụ ngành công nghiệp chế biến. Tổ chức các lực lượng cơ khí chế tạo theo nguyên tắc chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên doanh hợp tác với nước ngoài để từng bước chủ động sản xuất từng phần đến chế tạo hoàn chỉnh các dây chuyền thiết bị cho ngành chế biến. Mỗi nhà máy chế biến phải có xưởng cơ khí để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thường xuyên, định kì.
Phát triển các ngành dịch vụ công nghiệp nhằm phục vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản xuất khẩu. Đây là ngành, lĩnh vực có tác dụng rất thiết thực
đối với nền kinh tế, nhất là phục vụ sản xuất và làm hàng xuất khẩu. Sự tác động của nó vào các ngành khác tạo ra sản phẩm có chất lượng hơn, giá trị hơn góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Chẳng hạn, nhờ có công nghiệp tác động vào sản xuất kinh doanh mà thương hiệu cà phê Trung Nguyên ở nước ta được thế giới biết đến; cá ba sa được bạn hàng Mỹ và Tây Âu phải thừa nhận hàng chất lượng.
Vai trò của công nghiệp và nông nghiệp rất gắn bó với nhau thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế phát triển ngày càng cao thì vai trò của công nghiệp đối với sản xuất kinh doanh ngày càng phải đạt trình độ cao hơn, công nghệ kỹ thuật phải vươn xa hơn. Công nghiệp ứng dụng hiện nay ngày càng đi vào cuộc sống phục vụ sản xuất kinh doanh đa dạng hơn.
Đẩy nhanh công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp để có sản phẩm có giá trị cao, có thương hiệu trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm hàng hóa luôn được người tiêu dùng được tự quyền lựa chọn sản phẩm. Vì vậy, làm thế nào có được sản phẩm có chất lượng và đẹp, đáp ứng người tiêu dùng là mục tiêu vươn tới của các nhà doanh nghiệp. Việc đưa công nghiệp chế biến phục vụ cho nông nghiệp là vấn đề đầu tiên mà chúng ta phải tiến hành nhằm từng bước đưa sản phẩm nông, lâm, thủy sản của chúng ta có thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài. Vấn đề đặt ra làm thế nào để sản phẩm nông sản của ta có thương hiệu trên thị trường như gạo, cà phê Trung Nguyên, bưởu Năm Roi, cá ba sa…
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là bước chuyển từ nhận thức phải vươn lên để tự cứu mình, không còn dựa vào bao cấp từ phía Nhà nước. Nước ta là thành viên của WTO, chúng ta không còn toàn quyền ban hành các quy định trái với tinh thần của WTO, cho dù là bảo vệ lợi ích quốc gia. Đây là cơ
hội để các thành phần kinh tế vươn lên tự khẳng định mình trên thương trường, với phương châm bình đẳng, tự tin phát huy thế mạnh của chính mình. Sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam có tiêu thụ nhanh phải coi trọng khâu chế biến, đưa công nghiệp dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp. Để làm tốt được việc này, chúng ta phải học tập Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh…coi trọng khoa học kỹ thuật ứng dụng trong thực tiễn.
3.2.2.3. Giải pháp cần tập trung phát triển khu vực III (các ngành dịch vụ và xây dựng)
Theo phân ngành của Liên Hợp Quốc, ngành xây dựng được tính vào ngành dịch vụ sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực này nhanh hơn. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, ngành xây dựng phải không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, tạo nguồn lực và cơ chế chính sách nhằm phát triển đô thị nhanh và bền vững; hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và công cụ quản lý chi phí xây dựng phù hợp với cơ chế thị trường, thực tiễn của Việt Nam và hội nhập toàn diện với quốc tế; xây dựng tiêu chí hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị Việt Nam tiếp cận với các nước trong khu vực và thế giới.
Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm ngành xây dựng trong thời kỳ hội nhập. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kĩ thuật, ứng dụng công nghệ xây dựng mới nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và rút ngắn thời gian xây dựng công trình. Tập trung chỉ đạo phát triển lực lượng xây dựng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Xây dựng, hình thành, phát triển một số tập đoàn kinh tế đủ mạnh để có sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý ngành xây dựng,
trong đó nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong giai đoạn mới là nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách trong đầu tư xây dựng công trình, quản lý và phát triển đô thị; chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, mô hình tổ chức của bộ máy quản lý đô thị ở các cấp và chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở, thị trường bất động sản phát triển.
Nâng cao năng lực và chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng kiến trúc. Xây dựng và phát triển phải dựa trên cơ sở của quy hoạch, bao gồm cả quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và quy hoạch chuyên ngành. Các đồ án quy hoạch khi đó được phê duyệt cần phải được công khai cho nhân dân biết và thực hiện, là cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động đầu tư, xây dựng và quản lý xây dựng, đặc biệt là ở đô thị.
Để tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, chủ động đối phó với thách thức chung của nền kinh tế nước ta và trên thế giới, từng doanh nghiệp ngành xây dựng phải nắm bắt và nhận thức rò những ảnh hưởng, cơ hội và thách thức do sự biến động của nền kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình mới.
Phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong tiến trình đổi mới và hội nhập, các nước muốn có nguồn thu ngoại tệ nhanh, nhiều thì lĩnh vực dịch vụ sẽ đáp ứng được điều đó. Trong lĩnh vực dịch vụ có ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đan xen nhau, đòi hỏi phải có các loại hình dịch vụ ra đời từ quá trình sản xuất kinh doanh và nội tại của nền kinh tế. Khi các công ty xuyên quốc gia ra đời và hoạt động trên khắp các châu lục thì khâu dịch vụ phải được đặt ra là yếu tố quan trọng, không thể thiếu được. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của các nước trong các khâu dịch vụ để bán hàng và sản xuất hàng hóa ở các nước có một màng lưới thay thế công ty thực thi mọi hoạt động và bản thân công ty chỉ có chỉ đạo tầm xa; ở các nước sở tại hàng loạt
các dịch vụ khác ra đời như mở các đại lý, quảng cáo khuyến mại… làm cho khách hàng tiếp cận với sản phẩm của công ty...
Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình dịch vụ có nhiều ngành lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, du lịch, thủy sản… nhưng loại hình dịch vụ thương mại có vị trí rất quan trọng chiếm tỷ trọng lớn. Dịch vụ thương mại ngày nay ở các nước công nghiệp phát triển đã đạt thành tựu khá cao như mua bán hàng qua mạng, các siêu thị, nhà hàng, chợ bán buôn, chợ đầu mối...
Trong những năm tới các dịch vụ thương mại nội địa phải quán triệt các hệ thống quan điểm:
- Phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền thương mại.
- Phát triển đồng bộ các hệ thống thị trường theo ngành hàng: vật tư, nông sản thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng.
- Phát triển hài hòa giữa các địa bàn thị trường: thành thị, nông thôn và miền núi. Nếu làm tốt các giải pháp trên thì ngành dịch vụ sẽ thu được nguồn ngân sách lớn góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển.
Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch tạo nguồn thu cho ngân sách và giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.
Cần xác định loại hình dịch vụ du lịch là một ngành công nghiệp không có ống khói nhưng nguồn thu lại rất lớn. Vì vậy, chúng ta phải vươn lên để có các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách nhằm tạo nguồn thu cho đất nước và cho nhân dân. Các dịch vụ đưa đón khách bằng các phương tiện tiện ích để tránh mất nhiều thời gian, hướng dẫn khách, thông tin cho khách, giới thiệu điểm du lịch đòi hỏi có đội ngũ nhân viên có trình độ ngoại ngữ thành thạo, giao tiếp nhiệt tình, khéo tiếp khách qua các mời chào.