Chức Năng Của Thương Nghiệp Bán Buôn Trong Phục Vụ Sản Xuất


tích dựa trên khái niệm hẹp về sản xuất tức là quá trình tạo sản phẩm hoặc dịch vụ.

Về thực chất, quá trình sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các sản phẩm dịch vụ ở đầu ra. Quá trình sản xuất có thể được mô hình hóa như sau:


CHUYỂN HÓA

Làm biến đổi Tăng thêm giá trị

ĐẦU VÀO

Nguồn nhân lực

Nguyên liệu

Công nghệ

Máy móc thiết bị

Tiền vốn

Khoa học và công nghệ quản trị,…

ĐẦU RA


Hàng hóa

Dịch vụ

Đầu vào:Các yếu tố đầu vào của qúa trình sản xuất có thể được phân thành 3 loại chính, bao gồm: các yếu tố ngoại vi, các yếu tố thị trường và các nguồn lực ban đầu.

Các yếu tố ngoại vi là các thông tin đặc trưng có xu hướng cung cấp cho các nhà quản trị các điều kiện bên ngoài hệ thống, nhưng có ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất như:

Điều kiện kinh tế: chính sách tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, thuế,…

Điều kiện nhân khẩu, điạ lý, văn hóa, xã hội

Điều kiện chính trị, luật pháp

Khía cạnh kỹ thuật,…

Các yếu tố thị trường là: các thông tin có liên quan cạnh tranh, thiết kế sản phẩm, sở thích của khách hàng, và các khía cạnh khác của thị trường.

Các nguồn lực ban đầu là: yếu tố phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm hay dịch vụ như nguyên liệu đầu vào, nhân sự, vốn bằng tiền, vốn bằng hàng hóa, và các tiện ích khác.


Chuyển hoá: Chuyển hóa là quá trình sử dụng, kết hợp tất cả các yếu tố đầu vào, làm biến đổi nguyên vật liệu đầu vào về mặt kỹ thuật để tạo sản phẩm đầu ra.

Đầu ra: Yếu tố đầu ra là những sản phẩm được sản xuất từ hệ thống, thường có 2 hình thức sản phẩm trực tiếp và sản phẩm không trực tiếp. Các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất này, đồng thời có thể là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất khác.

Mặc dù mỗi nhà sản xuất, trong mỗi lĩnh vực sản xuất luôn chọn cho mình phương thức hoạt động, tiêu chí hoạt động khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng của mỗi nhà sản xuất thông thường bao giờ cũng là gia tăng lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn đã đầu tư, nhằm thu về một giá trị lớn nhất dựa trên giá trị đã bỏ ra. Để làm được điều đó, mỗi nhà sản xuất chỉ có một con đường duy nhất là giảm chi phí đầu vào và tăng doanh thu đầu ra.

2. Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất


2.1. Cung ứng nguyên vật liệu đầu vào

Nguồn lực ban đầu, như đã phân tích tại mục 1 ở trên, là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Đây là những nhân tố quan trọng có tính quyết định tới tính chất cũng như chất lượng sản phẩm của quá trình sản xuất. Giá trị của nó được chuyển hoá vào giá trị của sản phẩm sau một hoặc một vài chu kỳ kinh doanh. Thương nghiệp bán buôn đảm nhiệm cung ứng cho sản xuất một số nguồn lực ban đầu bao gồm máy móc thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất.

2.1.1. Tầm quan trọng của nguyên vật liệu đầu vào, chiến lược và mục tiêu của nhà sản xuất

Từ hoạt động sản xuất thủ công thô sơ đến hoạt động sản xuất bằng máy móc hiện đại, bất cứ hoạt động sản xuất nào cũng cần có nguyên vật liệu.


Để đảm bảo sản xuất liên tục, bộ phận sản xuất luôn muốn duy trì một lượng tồn kho nguyên vật liệu dư thừa. Nguyên vật liệu từ nhà khai thác hay sản xuất ra nó, để đến được với nhà sản xuất sử dụng nó, cũng như bất kỳ một loại hàng hoá nào khác đều phải trải qua các khâu mua bán, vận chuyển và đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định Hơn nữa trong quá trình mua hàng và vận chuyển, nhà sản xuất cũng có thể gặp phải những rủi ro như hàng đến muộn, các chi tiết mua về không đầy đủ, hoặc chi tiết đưa đến sai quy cách, v.v… gây trì trệ sản xuất. Vì vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên vật liệu, bộ phận sản xuất luôn muốn duy trì một lượng tồn kho dưa thừa, tức là luôn có một lượng nguyên vật liệu dự trữ sẵn cho sản xuất nằm trong kho chờ có nhu cầu sử dụng.

Ngược lại, bộ phận tài vụ bao giờ cũng muồn tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi vì đồng tiền mắc kẹt ở tồn kho không thể chi tiêu vào mục đích khác. Việc duy trì tồn kho phải trả cho những chi phí như: chi phí liên quan việc giữ tồn kho món hàng trong một giai đoạn thời gian như chi phí cất giữ (phí nhà kho, phí bảo quản, phí bảo hiểm,…), chi phí do hư hỏng, mất mát; và chi phí cơ hội về vốn đầu tư vào nguyên vật liệu tồn kho.

Để có thể giảm thiểu chi phí tồn kho, đồng thời đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn, mỗi nhà sản xuất đều mong muốn hoạch địch cho mình một chiến lược duy trì lượng tồn kho hiệu quả mà một số công ty gọi là “triết lý đúng lúc”, tức là nguyên vật liệu phải đến đúng lúc khi có nhu cầu nhưng không để hàng tồn kho nếu chưa cần đền món hàng đó.

2.1.2 Thương nghiệp bán buôn cung cấp nguyên vật liệu sản xuất trong nước và nguyên vật liệu nhập khẩu

Căn cứ để xác định lượng tồn kho vừa đủ cho một xí nghiệp sản xuất là nhu cầu về nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, khả năng cung cấp của thị trường, khoảng cách từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, chi phí cho mỗi lần


đặt hàng, v.v…Thông qua nhà bán buôn, người sản xuất có thể dễ dàng mua được nguyên vật liệu ngay khi có nhu cầu do nhà bán buôn thường dự trữ một lượng lớn hàng hoá. Nhà bán buôn cũng có thể đảm nhận các công việc vận chuyển hàng hoá, mua bảo hiểm, làm các thủ tục khác, đảm bảo giao hàng tại kho của người sản xuất, giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyên trở cũng như những rủi ro do chậm trễ. Người sản xuất cũng có thể mua nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau từ một nhà bán buôn thay vì mua từ nhiều nhà sản xuất sản xuất nguyên vật liệu. Nhà bán buôn thậm chí còn chủ động tìm đến nhà sản xuất để bán hàng hoá, giúp nhà sản xuất giảm các chi phí tìm nguồn hàng và các chi phí giao dịch. Hoạt động của nhiều nhà bán buôn đồng thời tạo nên một thị trường đa dạng nhà cung cấp nguyên vật liệu, tính cạnh tranh cao, giá cả linh hoạt, giúp nhà sản xuất có nhiều khả năng chọn lựa, chủ động trong việc mua nguyên vật liệu, được cung cấp nguyên vật liệu phù hợp, với nhiều dịch vụ bán hàng thuận tiện. Sự chuyên môn hoá của nhà bán buôn khiến họ thực hiện các công việc trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất (tìm nguồn hàng, giao dịch, vận chuyển, mua bán,…) hiệu quả hơn bản thân nhà sản xuất, tiết kiệm chi phí xã hội. Như vậy sự tham gia của nhà bán buôn vào thị trường nguyên vật liệu đã làm gia tăng khả năng cung cấp của thị trường, rút ngắn khoảng cách từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất và giảm thiểu chi phí giao dịch.

Quá trình sản xuất diễn ra không chỉ sử dụng nguyên vật liệu trong nước mà còn phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu nhập khẩu. Theo thống kê của Bộ Công thương, 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã lên tới 37,8 tỷ USD, nhập siêu đạt con số kỷ lục 6,4 tỷ USD. (Bảng 1)


Bảng 1 : Nhập siêu của Việt Nam qua các năm

Đơn vị: triệu USD


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Giá trị

nhập siêu

1.153,8

1.135

3.027,2

505,9

5.500

5100

4800

dự kiến

9tỷ USD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 3

Số liệu tổng hợp từ :Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam và thế giới 2004-2005 và http://vietimes.com.vn/vn/caulacbotyphu/3676/index.viet Theo thống kê, ở các nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu từ 1,5 tỷ đến

5 tỷ USD như dệt may, da giày, gỗ, thuỷ sản,… đều có tỷ trọng nhập khẩu nguyên vật liệu rất cao. Dệt may xuất khẩu 5 tỷ USD thì nguyên vật liệu nhập khẩu như vải, sợi, bông, nguyên phụ liệu đã lên đến hơn 4,6 tỷ USD, đồ gỗ xuất khẩu được gần 1,5 tỷ USD nhưng phải nhậpkhẩu gần 700 triệu USD nguyên liệu.

Việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài phức tạp hơn nhiều so với việc mua nguyên vật liệu trong nước do các yếu tố về khoảng cách địa lý, quy định về xuất nhập khẩu của các quốc gia, quy định về hải quan,v.v… đòi hỏi nhà sản xuất có trình độ nhất định mới có thể làm được. Các lô hàng nhập khẩu thường có giá trị lớn nên hầu hết cũng chỉ các nhà sản xuất lớn mới có đủ khả năng để tiến hành nhập khẩu trực tiếp. Hơn nữa đối với một số mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu có điều kiện hoặc do Nhà nước quản lý thì chỉ khi nào doanh nghiệp thoả mãn những điều kiện đó hay được Nhà nước cho phép thì mới được tiến hành nhập khẩu và sau đó phân phối lại trong nước. Do đó, nhà bán buôn trở thành một kênh trung gian quan trọng, trong một số trường hợp là kênh duy nhất, để đưa nguyên vật liệu nhập khẩu đến với nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Việc nhà bán buôn cung ứng cho các nhà sản xuất trong nước nguyên vật liệu nhập khẩu không chỉ đảm bảo duy trì sản xuất liên tục, mà còn tạo điều kiện


để sản xuất trong nước tiếp cận được với các nguyên vật liệu mới, cải thiện, nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất.

2.1.3 Thương nghiệp bán buôn Nhà nước đảm nhận cung cấp nguyên liệu thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước theo quy định của pháp luật

Thương nghiệp bán buôn Nhà nước bao gồm những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn. Trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định hoặc trên một số địa bàn đặc biệt, Nhà nước vẫn duy trì một số lĩnh vực độc quyền Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Khoản 4 Điều 6 Luật thương mại 2005 quy định “Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước”. Trong các lĩnh vực độc quyền Nhà nước đó thương nghiệp bán buôn Nhà nước là nhà phân phối duy nhất cho các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Vật liệu nổ công nghiệp là một trong những loại hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá độc quyền Nhà nước. Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 29- 3-2005 của Bộ công nghiệp Hướng dẫn quản lý, sản xuất kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có quy định: “Lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp là lĩnh vực độc quyền Nhà nước”. Tại Điều 1 mục C và điều 1 mục D thông tư này quy định chủ thể kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiệp theo đề nghị của Bộ công nghiệp. Một số doanh nghiệp Nhà nước được phép kinh doanh mặt hàng này hiện nay như: Công ty Công nghiệp hoá chất mỏ Quảng Ninh, Tổng công ty Đông Bắc, các công ty TNHH một thành viên 86, 35, 91,… Những doanh nghiệp sản xuất được phép sử dụng vật liệu nổ trong quá trình sản xuất bắt


buộc phải mua vật liệu nổ công nghiệp qua những doanh nghiệp Nhà nước này.

2.2. Phân phối sản phẩm đầu ra

Quá trình sản xuất chỉ có ý nghĩa khi sản phẩm, dịch vụ đầu ra được đưa đến người tiêu dùng cuối cùng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của họ, đồng thời nhà sản xuất thu lại vốn đầu tư và lợi nhuận. Những người sản xuất đều hiểu rằng hiệu quả của hệ thống phân phối hàng hoá sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của khách hàng và chi phí của công ty. Một hệ thống phân phối kém hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nó khiến sản phẩm mất đi cơ hội để đến với tiêu dùng và thực hiện chức năng giá trị sử dụng, nhà sản xuất cũng không có cơ hội để thu lại vốn đầu tư và giá trị thặng dư để tái đầu tư vào sản xuất. Đình trệ sản xuất có thể đẩy nhà sản xuất đến chỗ phá sản. Vì vậy “Hệ thống phân phối… là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài…Nó có tầm quan trọng không thua kém gì những nguồn lực then chốt trong nội bộ như con người và phương thức sản xuất, nghiên cứu, thiết kế và tiêu thụ”6.

2.2.1 Lợi ích của nhà sản xuất khi sử dụng trung gian mua bán trong chuỗi phân phối sản phẩm

Trong nền kinh tế hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất đều không bán hàng hoá trực tiếp cho những người tiêu dùng cuối cùng. Xen vào giữa họ và người tiêu dùng có rất nhiều người trung gian. Người sản xuất sẵn sàng chuyển giao một phần công việc tiêu thụ cho trung gian, có nghĩa là họ đã từ bỏ một số quyền kiểm soát đối với sản phẩm đó: bán như thế nào, cho ai,… Dường như nhà sản xuất đã giao phó vận mệnh của công ty vào tay những người trung gian mua bán? Vậy tại sao nhà sản xuất sử dụng trung gian mua bán, trong khi rõ ràng nhà sản xuất thậm chí phải chia sẻ lợi nhuận để họ thực


6 Philip Kotler, Quản trị Marketing. Nhà xuất bản Thống kê.2003 trang591


hiện công việc phân phối hàng hoá? Sự thực là người sản xuất cũng được hưởng những lợi thế nhất định khi sử dụng lực lượng trung gian này như tiết kiệm chi phí, đảm bảo hàng hoá được phân phối rộng khắp,…

a) Nhà sản xuất có thể tiết kiệm chi phí khi sử dụng trung gian mua bán Một trong những nguồn tiết kiệm chủ yếu được đảm bảo nhờ sử dụng những người trung gian là việc giảm bớt các mối quan hệ và khối lượng công việc cho nhà sản xuất. Giả sử có 3 nhà sản xuất bán hàng cho 3 người tiêu

dùng.


Hình 1


N

sx

N M

N

sx

N M

N

sx

N M

N

sx

T G

N M

N

sx

N M

N

sx

N M

Phân phối trực tiếp Phân phối qua trung gian


Nếu 3 nhà sản xuất đều sử dụng phân phối trực tiếp để bán hàng cho 3 khách hàng, hệ thống này đòi hỏi phải có 9 mối quan hệ tiếp xúc khác nhau, trong đó mỗi nhà sản xuất phải thực hiện 3 mối quan hệ (như hình 1). Nếu 3 nhà sản xuất đó thông qua trung gian để phân phối hàng hoá đến cho 3 khách hàng của họ thì hệ thống này chỉ đòi hỏi 6 mối quan hệ tiếp xúc khác nhau (như hình 1), và mỗi nhà sản xuất chỉ cần một mối quan hệ duy nhất. Như vậy, trung gian mua bán đã làm giảm khối lượng công việc của mỗi nhà sản xuất từ duy trì 3 mối quan hệ xuống 1 mối quan hệ và đơn giản hoá toàn bộ hệ thống từ 9 mối quan hệ xuống còn 6 mối quan hệ.

b) Việc sử dụng người trung gian chủ yếu là đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảm bảo phân phối hàng hoá rộng khắp và đưa hàng đến các thị trường mục tiêu.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí