Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN VĂN SƠN


VỀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA

QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2017

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN VĂN SƠN


VỀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA

QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Mã số: 62 22 03 02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. TRẦN NGỌC LINH

2. PGS.TS. VŨ HỒNG SƠN


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định.

Tác giả


Nguyễn Văn Sơn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về quan hệ sản

xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 5

1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng sự biến đổi của

quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 18

1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát triển quan hệ

sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 27

1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên

quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết 35

Chương 2: QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ

ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 39

2.1. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và vai trò của quan hệ sản xuất xã hội

chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 39

2.2. Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 62

Chương 3: THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ ĐẶT RA 75

3.1. Thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời

kỳ đổi mới ở Việt Nam 75

3.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam hiện nay 117

Chương 4: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT HUY NHỮNG BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY 127

4.1. Phương hướng chủ yếu để phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hiện nay 127

4.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hiện nay 132

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội HTX : Hợp tác xã

LLSX : Lực lượng sản xuất QHSX : Quan hệ sản xuất XHCN : Xã hội chủ nghĩa


Trang


Bảng 3.1: Cơ cấu GDP của các thành phần kinh tế 101


Bảng 3.2: Cơ cấu GDP của các thành phần kinh tế năm 2010-2014 110


Bảng 3.3: Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các

doanh nghiệp 113


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong các quy luật xã hội thì quy luật: “quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì đây là quy luật cơ bản, xuyên suốt, chi phối quá trình phát triển của xã hội loài người.

Ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được xác lập một cách nôn nóng, chúng ta đã xóa bỏ các loại quan hệ sản xuất khác; trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp, quan hệ sản xuất mới đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng về kinh tế -xã hội.

Trong những năm đổi mới, chúng ta đã có sự nhận thức lại, vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật: “quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất”, điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, bằng cách phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất, trong đó có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, từ đó tạo ra bước ngoặt căn bản của kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn yếu kém, bất cập, quan hệ sản xuất còn có mặt chưa phù hợp, hạn chế trong việc giải phóng lực lượng sản xuất. Do đó, cần tiếp tục, điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất để giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hiện nay, có nhiều nhân tố tác động đến quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu điều chỉnh quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa để thúc đẩy sản xuất phát triển làm cho nước ta hòa nhập với xu thế của thời đại là hết sức cần thiết.

Trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, còn tồn tại nhiều loại quan hệ sản xuất khác nhau như: quan hệ sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa… trong đó,



quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta luôn được xác định đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với quá trình đổi mới đất nước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng không ngừng được đổi mới, hoàn thiện. Đảng khẳng định xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.

Việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở nước ta rất cần thiết song cũng rất khó khăn, phức tạp, vì đây là con đường đi chưa có tiền lệ, vừa phải xây dựng, vừa phải tìm tòi thử nghiệm. Do đó, qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, phải điều chỉnh quan hệ sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện được điều này cần phải nghiên cứu sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ khi được hình thành đến nay, nhất là thời kỳ đổi mới.

Chính vì những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu của luận án

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta, luận án góp phần đưa ra một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, để thúc đẩy sản xuất phát triển.

2.2. Nhiệm vụ của luận án

- Nghiên cứu một số quan điểm lý luận cơ bản về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và các nhân tố tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.

- Phân tích thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí