Không chỉ vui với niềm vui của con mà nhiều lúc nhà thơ còn thấy lo lắng cho con. Đặc biệt là người con cả Nguyễn Hoan - người con mà ông yêu quý và tin tưởng vô cùng. Nguyễn Khuyến dòi theo từng chặng đường, từng bước đi của con từ khi Nguyễn Hoan đi thi cho đến khi con đỗ đạt và ra làm quan. Mỗi bài thơ Nguyễn Khuyến gửi gắm một nỗi niềm, một tâm sự của người cha dành cho “giọt máu” của mình.
Nguyễn Khuyến lo lắng cho con từ những bước đi đầu tiên. Khi Nguyễn Hoan bắt đầu vào kinh thi hội, ông đã họa thơ tặng con, gửi thư cho con để con tự tin và vững vàng thi cử:
Thiên cổ văn chương vô hiển hối, Lịch triều hiển tắc hữu sơ chung.
(Tử hoạn lai kinh hội thí phú thi hoạ nguyên vận dĩ tặng)
Dịch: Văn chương ngàn thuở không hề có chuyện khi tỏ, khi mờ, Luật lệ các triều hết thảy đều có đầu có cuối.
(Con là Hoan vào kinh thi hội, ta làm thơ hoạ nguyên vận gửi cho)
Ông chỉ cho con thấy văn chương thuở nào cũng vậy, dù thời cuộc có suy vi thì chữ nghĩa vẫn là thứ cần thiết và tồn tại lâu dài vì vậy con hãy vững tin mà bước tiếp. Ông cũng động viên con bằng cách nói đến uy nghi chủ quyền của một nước văn minh tự chủ để khơi gợi lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Nguyễn Khuyến hy vọng và tin tưởng vào lớp người đi sau, trong đó có con ông sẽ làm nên cuộc giải phóng dân tộc:
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 7
- Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 8
- Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 9
- Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 11
- Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 12
- Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa,
Thử xem trời mãi thế này ư? (Đại lão)
Do đó, ông viết những dòng này gửi con khích lệ con cố gắng để thay ông thực hiện lý tưởng “trí quân trạch dân” và giải phóng dân tộc mà ông chưa làm được. Ông tự thấy mình tuy say nhưng chưa trở thành “ông say”. Bởi ông say Âu Dương Tu đã có điều kiện cống hiến tài năng cho đất nước còn ông có tâm huyết nhưng vẫn chưa thực
hiện lý tưởng tốt đẹp này. Nguyễn Khuyến hy vọng con ông có thể nối chí của các bậc thánh hiền để gây dựng non sông. Mặc dù, ông cũng nhận ra “Sách vở ích gì cho buổi ấy”, nhận ra được sự suy đồi của đạo Nho, sự hạn chế của lối văn chương cử tử nhưng ông vẫn mong muốn con đi thi sẽ đỗ đạt cao để vui lòng cha mẹ.
Không chỉ lo cho con, ông còn nhớ con da diết, nỗi nhớ ấy thường trực từng giờ, từng phút không lúc nào nguôi ngoai. Ngồi bên song cửa sổ lòng nặng trĩu ưu tư:
Động song vũ hậu giác vi hàn, Túng ẩm, cuồng ca, hứng vi lan.
(Ức gia nhi)
Dịch: Sau cơn mưa ngồi trước cửa sổ phía Đông cảm thấy lành lạnh Uống rượu bừa, ngâm thơ tràn, hứng thú vẫn chưa cạn.
(Nhớ con)
Nỗi ưu tư ấy xuất phát từ nỗi nhớ con và vì nhớ con nên khi con vào Huế đi thi Nguyễn Khuyến bấm đốt ngón tay theo dòi từng ngày:
Khuất chỉ ngô nhi kinh lộ thướng,
Kim triêu đương thị quá Hoàng san (sơn).
(Ức gia nhi)
Dịch: Bấm đốt tay tính đường con ta vào kinh, Sáng nay chừng đã quá Đèo Ngang rồi.
(Nhớ con)
Nguyễn Khuyến là một nhà nho chân chính, tiến thân bằng con đường học hành khoa cử vì thế ông hiểu vai trò của việc học. Ông muốn học, đi thi không phải để được hưởng vinh hoa phú quý mà để phò vua giúp nước. Hiểu được tầm quan trọng của việc học nên Nguyễn Khuyến đã khuyên các con và học trò của mình cũng phải coi trọng việc học để nối nghiệp cha anh.
Đen thì gần mực, đỏ gần son. Học lấy cho hay, con hỡi con! Cái bút, cái nghiên là của quý. Câu kinh, câu sử ấy mùi ngon!
(Thơ khuyên học)
Nguyễn Khuyến động viên con cái phải biết chăm chỉ học hành bởi: chỉ có dùi mài kinh sử thì mới có thể làm nên nghiệp lớn. Và có lẽ điều này ông rút ra từ trải nghiệm của chính cuộc đời mình: quyết chí đi thi và đỗ đạt cao. Vì vậy, ông mới răn dạy con cái:
Vàng mua chứa để, vàng hay hết, Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.
(Thơ khuyên học)
Của cải tiền bạc dù có nhiều đến đâu đi nữa thì vẫn có thể hết vì nó là thứ thuộc về vật chất mà vật chất dễ dàng bị mất đi, nó không như những giá trị về tinh thần có thể tồn tại lâu dài và mãi mãi. “Vàng” dù quý đến đâu cũng không thể đem ra so sánh với chữ nghĩa. Vì chữ nghĩa chính là thứ sản phẩm vô giá, nó vô cùng vô tận không bao giờ bị tiêu biến hay mất đi. Nó chính là thứ keo dính gắn kết con người với cuộc sống.
Những bài thơ Nguyễn Khuyến viết cho con chủ yếu là khoảng thời gian sau khi ông cáo quan về Yên Đổ, khi con ông bắt đầu bước chân vào con đường hoạn lộ. Lúc này, ông đã nhận ra sự suy đồi của đạo Nho và sự xuống cấp của lối văn chương cử tử. Viết những bài thơ này, Nguyễn Khuyến muốn truyền lại những điều tâm huyết, gan ruột từ chính còi lòng mình cho con cái.
Nguyễn Khuyến rời bỏ chốn quan trường vì ông thấy mình không hợp với cảnh quan trường lố lăng ấy nữa, nhưng con ông lại vẫn cứ lao vào con đường khoa cử bởi ở thời bấy giờ muốn lập nghiệp không có con đường nào khác ngoài việc đi thi và làm quan. Do đó, khi ông khuyên con, tâm sự với con mà ta thấy có cái gì đó thật cay đắng, nghẹn ngào.
Chúng ta có thể thấy rò tâm sự ấy của Nguyễn Khuyến qua bài thơ ông tự dịch sang chữ Nôm là bài Ngày xuân dặn các con:
Tuổi xuân, thêm được tóc râu phờ, Nay đã năm mươi có lẻ ba.
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
Trải cuộc đời gió bụi, Nguyễn Khuyến đã thấy được sự vô ích của chữ nghĩa thánh hiền trong “buổi ấy” bởi giờ đây khi mà đất nước đang chịu cảnh lầm than, con người sống trong cảnh nô lệ, chữ thánh hiền không còn giữ được vai trò của nó nữa. “Áo xiêm” biểu tượng của học vị học hàm ông phải cố gắng bao nhiêu mới đạt được thế mà cũng không giúp ích được gì cho thời cuộc lúc bấy giờ nên khi về ông tự thấy hổ thẹn. Nước nhà loạn lạc, con người lâm vào cảnh đường cùng, ngày xuân mà đầy tâm trạng:
Xuân về ngày loạn càng lơ láo, Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ.
(Ngày xuân dặn các con)
Và hai câu kết là lời nhắc nhở và cũng là lời trách cứ của ông với con:
Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng, Sao con đàn hát vẫn say sưa?
(Ngày xuân dặn các con)
Ông đang buồn chán, tự dằn vặn bản thân vậy mà sao con ông vẫn mải mê đàn hát, chơi bời, lơ là việc học. Ông thấy tiếc thời gian, bởi chỉ một khắc trôi qua thôi con người cũng có thể làm bao nhiêu việc, thế mà các con ông lại không hiểu điều ấy. Nguyễn Khuyến ân cần khuyên bảo con hãy biết tự thức tỉnh chính mình khỏi những thú vui phù phiếm ấy mà nghĩ đến điều quan trọng hơn đó là làm sao để giúp nước giúp dân.
Khi răn dạy con cái, ông không nói đến những điều quá xa vời mà những lời khuyên bảo của ông đều rất thiết thực và gắn liền với cuộc sống:
Nhữ phụ phong trần mấn tiệm ban, Nhĩ niên kim diệc dĩ gia quan.
Trầm tư ty lạp quân ân trọng, Bội giác thi thư thế nghiệp nam.
(Xuân nhật thị nhi I)
Dịch: Cha trải cuộc đời gió bụi, tóc đã đóm bạc dần, Con nay cũng đã đến tuổi đội mũ.
Ngẫm nghĩ sợi tơ hạt gạo đều mang nặng ơn vua, Càng thấy rằng nối được nghiệp nhà thi thư là khó.
(Ngày xuân dạy con I)
Nguyễn Khuyến trải qua bao năm lăn lộn ở chốn quan trường, giờ sợi bạc đã điểm, tuổi già cũng đã đến còn con ông đã đến tuổi trưởng thành “đội mũ”, ông khuyên con nói với con cần biết ơn sợi tơ hạt gạo nuôi mình, đặc biệt là phải “mang nặng ơn vua”.
Trong khoảng mười năm làm quan ông tỏ ra rất tận tụy, trung thành và cũng không phải ngẫu nhiên mà cuối đời trong bài Di chúc ông lại viết:
Đề vào mấy chữ trên bia,
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu.
Không chỉ vậy, Nguyễn Khuyến còn chỉ cho con thấy cái khó của nghiệp “thi thư”. Bởi việc học hành thi cử là chuyện chẳng dễ dàng gì vì ông cũng đã sáu bảy lần thi trượt. Ông còn khuyên con:
Học hải yếu nghi phòng phiếm dật, Nho gia thận vật yếm cơ hàn.
(Xuân nhật thị nhi I)
Dịch: Bể học cần nên phòng ngừa sự không thiết thực, Nhà nho nhất thiết chớ ngại đói rét.
(Ngày xuân dạy con I)
Ngay từ thời Nguyễn Khuyến ông đã dạy con việc học phải đi đôi với hành “Bể học cần nên phòng ngừa sự không thiết thực”. Học không phải là để lấy cái danh hão, để ra oai với đời mà học để giúp nước giúp dân. Cái “thiết thực” mà ông nói ở đây chính là việc đem kiến thức đã được học ra giúp đời. Nguyễn Khuyến còn khuyên các con phải biết chịu đựng “đói rét”. Nhiều người vì không chịu được “đói rét” mà bán cả thể xác lẫn linh hồn, con người rơi vào vòng tội lỗi. Vì vậy, ông muốn các con của mình hãy có nghị lực để sống tốt, không sợ đói, sợ khổ. Đó chính là những tâm huyết mà Nguyễn Khuyến muốn gửi gắm cho con:
Quan san viễn tích tâm nhưng cận, Ký ngữ đăng tiền tử tế khan.
(Xuân nhật thị nhi I)
Dịch: Chốn quan san xa xôi nhưng lòng ta vẫn gần gụi, Gửi con mấy lời, hãy đem ra trước đèn đọc cho kỹ.
(Ngày xuân dạy con I)
Dù có xa cách về mặt địa lý nhưng tấm lòng của Nguyễn Khuyến lúc nào cũng muốn ở gần con, ông mong con luôn đem những lời dạy bảo ấy ra đọc để ghi nhớ và thực hiện.
Nguyễn Khuyến là một vị quan thanh liêm, chính trực, tuy có làm quan nhưng cuộc sống gia đình cũng không có gì là khá giả, cuối đời ông về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần nhưng ông vẫn cảm thấy vui vẻ vì:
Tân tuế phương lai cựu tuế trừ, Thanh bần ngô tự ái ngô lư.
(Xuân nhật thị chư nhi - II)
Dịch: Năm mới đương đến, năm cũ đã qua, Cảnh nhà trong sạch, ta yêu nhà ta.
(Ngày xuân dạy các con - II)
Với ông, cuộc sống thanh đạm, giản dị mà trong sạch là đáng quý hơn cả và ông yêu ngôi nhà ấy của mình. Đó chính là điều đầu tiên mà Nguyễn Khuyến muốn tâm sự với con bởi ông cũng lo lắng con mình chạy theo danh vọng mà quên đi rằng sống trong sạch là điều cần thiết nhất. Tài sản mà ông để lại cho con cũng chẳng có gì nhiều ngoài:
Hoàn cư bất mãn cửu cao thổ, Tố nghiệp vô tha nhất thúc thư.
(Xuân nhật thị chư nhi - II)
Dịch: Khu nhà ở quây quần không đầy chín sào đất, Nghiệp cũ chẳng có gì ngoài một bó sách.
(Ngày xuân dạy các con - II)
Chỉ có chín sào đất để con cái an cư lạc nghiệp và một bó sách cũ để lại cho con. Điều này chứng tỏ rằng với Nguyễn Khuyến mà nói, chữ nghĩa sách vở cũng là một thứ tài sản vô giá mà ông để lại cho con, ông coi trọng chữ nghĩa. Nhưng điều Nguyễn Khuyến khuyên con lại là:
Nhi tào hoặc khả thừa ngô chí, Bút nghiễn vô hoang đạo, thúc, sơ.
(Xuân nhật thị chư nhi - II)
Dịch: Các con nếu có thể theo chí ta,
Thì chăm bút nghiên nhưng đừng bỏ lúa, đậu, cà.
(Ngày xuân dạy các con - II)
Không khuyên con điều gì to tát, Nguyễn Khuyến mong muốn rằng dù các con có chăm học chữ đến đâu nhưng điều quan trọng vẫn là không được quên thứ đã nuôi sống mình. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộ. Sống gần nhân dân, lại là một người gắn bó với mảnh đất quê hương nên Nguyễn Khuyến hiểu được tầm quan trọng của
“lúa, đậu, cà” những thứ hết sức bình dị mà quen thuộc. Trong văn học trung đại có lẽ ít ai nói lên những điều bình dị như Nguyễn Khuyến. Nho sĩ xưa thường tự tôn việc học hành và hạ thấp các nghề khác: “Vạn ban giai hạ phẩm/ Duy hữu độc thư cao” (Mọi nghề trong thiên hạ đều hèn kém/ Chỉ duy có đọc sách là cao quý mà thôi). Còn Nguyễn Khuyến coi nghề nông cũng là một nghề cao quý và ông đặt nó ngay cạnh “Nghiên bút” biểu tượng của nghiệp khoa cử văn chương.
Như vậy, ở mấy bài thơ răn dạy con ngày đầu xuân, Nguyễn Khuyến đều khuyên con cái biết sống trong sạch, không nên vì hư danh mà đánh mất đi nhân phẩm con người.
Trong bài khác, ông lại chỉ ra cái khó của việc làm quan và ông dặn con:
Hoạn đào chỉ dĩ khinh tâm trạo,
Lợi cục hà năng lãnh nhỡn khan. (Thị tử Hoan)
Dịch: Bể hoạn sóng gió chỉ nên chèo bằng tấm lòng coi nhẹ, Thấy cuộc đời sao có được con mắt lạnh lùng.
(Dặn con là Hoan)
Nguyễn Hoan ra làm quan với tất cả cái hăng say của một “thiếu niên đăng khoa”, không tránh khỏi tâm lí “ngựa non” và nhiều tham vọng. Thấy được điều đó, Nguyễn Khuyến khuyên con không nên quá vội vàng hấp tấp mà chỉ nên đi từ từ từng bước một, nên nhìn danh lợi bằng con mắt lãnh đạm bởi đã nhiều người vì danh lợi mà đánh mất hình hài.
Nguyễn Khuyến cả đời sống trong sạch liêm khiết nhìn thấy con như vậy có lẽ rất đau lòng. Phải chăng Nguyễn Hoan ra làm quan không mang trong mình lí tưởng cao đẹp giống Nguyễn Khuyến mà người con cả này lại coi trọng danh lợi, không yêu dân như con và mến dân bằng tình yêu ruột thịt mà nhiều khi tỏ ra hống hách. Vì vậy, Nguyễn Khuyến mới khuyên con:
Đương nhật sự tuỳ đương nhật ứng, Nhất phần tứ thị nhất phần khoan.
(Xuân nhật thị tử Hoan)