Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 11


Dịch: Việc ngày nào thì ứng phó theo ngày ấy,

Khoan dung một phần tức là dân được nhờ một phần.

(Ngày xuân khuyên con là Hoan)

Làm quan là phải thường xuyên theo sát tình hình của dân không được lơ là, việc ngày nào thì phải giải quyết ngay không được để tồn đọng đặc biệt là phải biết “khoan dung” yêu dân như con, chỉ như vậy thì dân mới được nhờ. Và trong bài Thị tử Hoan Nguyễn Khuyến cũng lại khuyên con về đạo làm quan:

Lãng chú kim ngân nang dĩ khánh, Bất tri hà đổ cục tương tàn.

Dịch: Dốc bừa tiền bạc ra, túi đã rỗng tuếch, Không biết rằng canh tổ tôm đã sắp tàn.

Nguyễn Khuyến không muốn con đục khoét của nhân dân, vung phí những đồng tiền được làm từ giọt mồ hôi và nước mắt của dân, không muốn con bắt tay với thực dân Pháp. Đặc biệt đã là quan phải biết chăm lo đến đời sống của nhân dân, hiểu được ý nguyện của dân chỉ có như vậy thì dân mới một lòng phục vụ vua quan. Ông muốn con lúc nào cũng phải ghi nhớ những điều ông răn dạy đó và coi đó là nguyên tắc sống, nguyên tắc làm việc của mình.

Trước Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi cũng từng khuyên con như thế. Ông nói với con “Chăm dân, mựa nữa mất lòng dân”. Làm quan phải biết hướng dẫn dìu dắt nhân dân, phải biết yêu dân, tránh mất lòng dân.

Trị dân sơ rắp lòng cho chính,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Có nước thường in nguyệt khá xoay.

(Bài 10 - Bảo kính cảnh giới)

Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 11

Dịch: Làm quan là phải ngay thẳng,

Chân chính chứ không được bòn rút của dân.

Như vậy, hai nhà thơ tuy có cách thể hiện khác nhau nhưng những câu thơ viết cho con của họ đều nhằm mục đích khuyên răn và chỉ bảo. Ở một góc độ nào đó, họ đều có


những tư tưởng khá giống nhau đó là đều khuyên con phải biết yêu những thứ bình dị quanh mình và phải biết yêu dân, vì dân.

Ngoài những bài thơ viết cho con, Nguyễn Khuyến còn làm câu đối khóc con. Chính vì yêu thương và đặt ra rất nhiều kì vọng ở con nên khi Nguyễn Hoan bỏ ông ra đi vĩnh viễn ông đã vô cùng đau khổ và nuối tiếc cho con. Câu đối khóc con của ông như một tiếng nấc nghẹn ngào:

Bảng vàng bia đá nghìn thu tiếc cho người ấy!


Tóc bạc da mồi trăm tuổi, thiệt lắm con ơi! (Khóc con)


Thật đau xót biết bao khi người đầu bạc phải tiễn kẻ đầu xanh. Ta có thể cảm nhận được sự ra đi của Nguyễn Hoan là một mất mát to lớn đối với nhà thơ. “Bảng vàng, bia đá” biểu trưng cho sự nghiệp thì còn đó, vậy mà người thì đã không còn. Ông thấy thiệt thòi cho con vì không sống được đến lúc “tóc bạc da mồi trăm tuổi” để cống hiến tài năng cho đất nước.

Thông qua những bài thơ Nguyễn Khuyến viết cho con, gửi con, khóc con ta thấy Nguyễn Khuyến quả là một người cha thương yêu con hết mực. Tình cảm mà ông dành cho các con của mình đằm thắm mà da diết, giản dị mà sâu sắc. Những lời mà ông răn dạy con cái không phải là những gì quá xa vời mà là những gì hết sức cụ thể, thiết thực. Nó không chỉ giúp cho các con ông có nghị lực để bước tiếp mà còn giúp họ luôn tỉnh táo để không mắc sai lầm.

Như vậy, đối với con cái, Nguyễn Khuyến là một người cha gương mẫu, có trách nhiệm, có uy tín và thương con nhưng không để con nhờn. Những điều ông khuyên con hết sức bình dị, gần gũi mà sâu sắc.

3.3. Quan hệ thầy trò


Hiếu học vốn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Những người có trách nhiệm thường rất hay khích lệ, động viên thế hệ sau dùi mài đèn sách để bước tiếp cha ông. Trước khi về Yên Đổ, Nguyễn Khuyến vừa làm quan, vừa làm thầy dạy học. Đây cũng là khoảng thời gian Nguyễn Khuyến vẫn rất tâm huyết với sự


nghiệp giáo dục. Ông gửi gắm những tâm sự, những lời khuyên chân thành của mình tới học trò:

Đen thì gần mực, đỏ gần son, Học lấy cho hay, con hỡi con. Cái bút, cái nghiên là của quý,

Câu kinh, câu sử ấy mùi ngon…

(Thơ khuyên học)

Vận dụng tục ngữ dân gian “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Nguyễn Khuyến muốn khuyên các học trò phải biết lựa chọn môi trường, hoàn cảnh sống sao cho thuận lợi. Cách xưng hô gọi học trò là “con”, tạo ra khoảng cách thân mật giữa thầy và trò, đồng thời Nguyễn Khuyến cũng động viên học trò chăm chỉ dùi mài kinh sử. “Bút nghiên” biểu tượng cho sự nghiệp khoa cử mà nam nhi trong xã hội xưa cần phấn đấu, “câu kinh câu sử” chỉ nội dung cơ bản của Nho học, chỉ khi nắm vững được những thứ đó thì học trò mới nên công trạng được. Qua tiểu sử, cuộc đời Nguyễn Khuyến ta có thể biết được Nguyễn Khuyến đã dành rất nhiều thời gian, công sức cho việc học hành, thi cử. Khi đứng ở vị trí người thầy, ông lại truyền những lời tâm huyết ấy cho những học trò của mình.

Vàng mua chứa để, vàng hay hết, Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.

(Thơ khuyên học)

“Vàng” là thứ thuộc về vật chất, vật chất dù có nhiều đến bao nhiêu thì trước nhu cầu của con người nó cũng sẽ bị mai một. “Chữ” thuộc về mặt tri thức, nó thuộc tinh hoa của nhân loại, thì dù có đem bán đi, đem dùng vào việc này hay việc khác thì chữ hãy còn trong mỗi con người, mặt khác nếu đem thi thố tài năng, biết tận dụng tri thức thì có thể sẽ còn được thêm nhiều chữ nữa. Lời khuyên rất chí tình, chí lí. Nó chỉ có thể được nói lên từ một trái tim thực sự tâm huyết, yêu người, yêu nghề. Hai câu thơ cuối thể hiện ứoc mơ Nguyễn Khuyến gửi gắm vào học trò của mình:


Nhờ phật một mai nên đấng cả, Bò công cha mẹ mới là khôn.

(Thơ khuyên học)

Nên “đấng cả” là nên đấng bậc ở địa vị cao sang, có tiếng tăm. Ở đây ý muốn nói học trò đỗ đạt làm quan. Nguyễn Khuyến dùng từ “khôn” để chỉ những học trò biết chọn bạn mà chơi, biết học thầy, học bạn, không để phí công sức của thầy, tiền của của cha mẹ. Có thể nhận thấy tình cảm, tâm huyết mà Nguyễn Khuyến dành cho học trò của mình là rất nhiều.

Khi con người quyết tâm, tin tưởng vào việc mình làm càng nhiều thì khi kết quả trái với mong muốn họ trở nên hụt hẫng và rất thất vọng. Dạy học là một nghề đặc biệt và học trò cũng là một sản phẩm đặc biệt. Những người làm thầy nếu chứng kiến học trò của mình đỗ đạt thì sẽ hạnh phúc vô bờ bến, nhưng một khi học trò đã không tu chí, quyết tâm rồi lại phụ công thầy thì đó quả là một điều đau xót. Nguyễn Khuyến càng gia công bao nhiêu thì học trò lại càng phụ công ông bấy nhiêu, bởi đạo học bấy giờ đã bộc lộ rất nhiều rạn nứt. Trong bài “Học trò phụ công thầy” Nguyễn Khuyến viết:

Bấy lâu trú ngụ chốn sơn đông, Bảo chúng nên rồi chúng phụ công. Bể thánh mênh mông nhờ cái ốc,

Rừng nho lai láng bắt con ong…

(Học trò phụ công thầy)

Nguyễn Khuyến dạy học ở nhiều nơi khác nhau nhưng chủ yếu ở phía đông núi Nho Quan, Kỳ Cầu, liễu Đôi…” [ 30, tr. 112]. Khác cách xưng hô gọi học trò là “con” như trong bài “Thơ khuyên học”, ở đây Nguyễn Khuyến gọi học trò là “chúng”, một thái độ vừa coi thường, vừa thất vọng, vừa bực tức, ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến cố giấu đi sự nghẹn ngào bởi ông nhận thấy một nỗ lực của mình dành cho học trò chẳng khác nào “dã tràng xe cát”. Quan trọng hơn cả là nỗi lo tương lai nước nhà sẽ ra sao với tầng lớp Nho sĩ này?


Thành ngữ ta có câu “nhạt như nước ốc ao bèo”, tục ngữ thì nói “nuôi ông tay áo”, Nguyễn Khuyến đã mượn thành ngữ, tục ngữ kết hợp với các hình ảnh tượng trưng: cái ốc trong bể mênh mông, con ong trong rừng nho để ngụ ý chỉ thái độ nhạt nhẽo của học trò với đạo học, đồng thời thể hiện thái độ thất vọng với những học trò của mình. Và cuối cùng, như không nén được tức giận, ông đã mỉa mai một cách sâu cay những người học trò ấy:

Cửa Vũ những toan loài trắm chép,

Đòng đong cân cấn giỗ mồi không.

(Học trò phụ công thầy)


Nguyễn Khuyến đã sử dụng hai hình ảnh tương phản là loài trắm chép với đòng đong, cân cấn. “Theo Đại Nam nhất thống chí, Vũ môn - cửa Vũ ở dãy núi Khai Trương (Giăng Màn) thuộc huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) là một dòng suối ba bậc, tương truyền mỗi năm đến tháng tư có nước nguồn thì cá chép vượt dòng để hoá rồng” [ 30, tr. 113]. Nguyễn Khuyến dùng hình ảnh cá chép để nói về những người học trò có chí, vượt qua khó khăn thử thách để đi thi, đỗ đạt làm quan, làm rạng rỡ cho thầy và cho cha mẹ. Còn đòng đong, cân cấn là loại cá bé, ít có giá trị nhưng khi câu thì lại rỉa rất tốn mồi, hàm ý chỉ những cậu học trò lười biếng, học không chịu học, cốt chỉ đến học để làm tốn sức thầy giáo và tốn tiền cha mẹ.

Nguyễn Khuyến xuất hiện trước Tú Xương một thời gian, ông đã sớm nhận ra sự mục ruỗng, suy đồi trong đạo học, và sau đó, Tú Xương cũng phải thốt lên rằng:

Đạo học làng ta chán lắm rồi, Mười người đi học chín người thôi.

(Than đạo học)


Có thể thấy sự buồn chán, nỗi ưu tư và thất vọng ngập tràn trong lòng Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến là một nhà Nho yêu nước, lòng yêu nước ấy thể hiện qua việc ông cố gắng đào tạo cho đất nước một thế hệ văn sỹ tài giỏi, thế nhưng ước


nguyện của ông lại vấp phải một thực tại đó là xã hội lố lăng buổi giao thời. Giáo dục là công cụ để cải tạo xã hội, nhưng một khi xã hội ấy dột từ nóc dột xuống, không ai chăm lo cho giáo dục thì vô hình chung biến giáo dục thành một thứ phản tác dụng. Trong xã hội ấy, mọi giá trị đều bị hạ bệ và trở nên kệch kỡm giữa thời đại.

3.4. Quan hệ bạn bè


Nhà nho vẫn coi “bằng hữu” như một đạo trong “ngũ luân” và sự kết bạn là một điều cần thiết cho cuộc đời. Nho gia đề cao bằng hữu gắn với quan niệm đạo đức: “lấy văn chương kết bạn, lấy bạn để giúp lòng nhân” (Tăng Tử) còn phần tình cảm ở nghĩa bạn bè ít được các cụ nói tới. Đến Nguyễn Khuyến, tình bạn hầu như không còn cái quan niệm đạo đức kiểu Nho gia mà đó là sự liên kết bền chặt của những tấm lòng, của nhu cầu tình cảm. Viết về bạn với Nguyễn Khuyến bao giờ cũng là tiếng nói của con tim chân thành và cởi mở.

Tình cảm Nguyễn Khuyến dành cho bạn mình được bộc lộ một cách kín đáo và chân thành. Tình cảm ấy được thể hiện trong nhiều bài thơ viết về tình bạn của ông. Hẳn người đọc đã rất quen thuộc với thi phẩm tiêu biểu Bạn đến chơi nhà:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà. Cải chửa ra hoa, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta.

Câu thơ đầu là lời vào đề rất tự nhiên như một tiếng reo vui khi lâu ngày mới được gặp lại bạn. Lời thơ vừa như thông báo, vừa như bộc lộ tình cảm của tác giả. Bạn bè đến thăm nhau đã là một đáng quý, đây lại là người bạn lâu ngày mới gặp.


Theo tâm lí của người Việt, người đọc hình dung ra cảnh Nguyễn Khuyến sẽ tiếp bạn rất chu đáo. Thế nhưng những câu thơ tiếp theo lại làm cho người đọc hoàn toàn bất ngờ: “Trẻ đi vắng”, “Cải, bầu” thì đã hết mùa, “cà, mướp” thì chưa ra hoa. Có lẽ Nguyễn Khuyến làm bài thơ tiếp bạn vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ. Ta thấy tất cả các loại thực phẩm đều xuất hiện: cá, gà, bầu, mướp, cà… nhưng đều không bắt được, hoặc hết hoặc vẫn còn ở dạng tiềm ẩn, ta có thể nhận thấy sự đạm bạc được đẩy lên tới mức tối đa nhưng nó còn đạm bạc tới mức:

Đầu trò tiếp khách trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta.

Miếng trầu – món ăn, tập tục rất phổ biến khi xưa trong mỗi cuộc nói chuyện mà Nguyễn Khuyến cũng không có. Ta thấy giọng văn không hề cầu kì, khuôn sáo, màu mè của ông Tam nguyên. Văn chương bộc lộ nguyên hình một phong cách dân gian, bình dị mà sâu sắc. Nét đẹp ấy được bao phủ bởi tình cảm thiết tha, tri âm tri kỷ chân thành của con người. Và cuộc tiếp bạn chỉ còn “ta với ta”, lúc này chủ và khách không phan biệt ngôi thứ nữa, tuy hai mà là một. Ẩn sau bên trong sự nghèo khó thanh bần ấy là một tình bạn đẹp, cao quý, vượt lên mọi vật chất bình thường.

Với những bài thơ, câu đối viết về tình bạn, tình hàng xóm, Nguyễn Khuyến thực sự trở thành nhà thơ của làng quê, của tình đời, tình người:

Ai lên nhắn gửi bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay bác ở đâu?

Mấy ổ lợn con rày lớn bé?


Vài gian nếp cái, ngập nông sâu?


(Lụt hỏi thăm bạn)


Đọc câu thơ đầu tiên ta đã cảm nhận thấy tình cảm tha thiết mà tác giả dành cho người bạn của mình – ông tuần phủ người làng Châu Cầu tên là Bùi Văn Quế. Tình cảm ấy được thể hiện ở sự quan tâm sâu sắc mà Nguyễn Khuyến dành cho


bạn. Câu thơ đầu nghe như một lời nói bình thường hàng ngày, không hề trau chuốt gọt giũa. Nguyễn Khuyến quan tâm tới bạn từ chỗ ở (vì Hà Nam là miền đất trũng, những ngày nước lụt thì việc ở và đi lại rất khó khăn), rồi đến “gia tài” của bạn đó là mấy ổ lợn con, sau đó là cái ăn “vài gian nếp cái”. Sự quan tâm, lo lắng cho bạn trong lúc khó khăn hoạn nạn thật đáng quý. “Ổ lợn con”, “gian nếp cái” là những chi tiết rất bình dị, chân thực. Chúng ta ít thấy trong văn học trung đại nhưng vần thơ như thế. Văn chương đã lột xác từ vỏ bọc của những tượng trưng ước lệ, của điển tích, điển cố để gần hơn với đời thường.

Khi đã về hưu, nỗi nhớ về những người bạn cũ lại trào dâng trong lòng Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ, ta có thể nhận ra một đời sống tình cảm rất phong phú của tác giả:

Ngày trước cùng lên lạy cửa trời, Lâu nay vắng vẻ bặt tăm hơi.

Nước non man mác về đâu tá,


Bè bạn lơ thơ sót mấy người…


(Gửi bạn)


Nguyễn Khuyến cũng có thời gian làm quan, ông cũng có những người bạn. “Lạy cửa trời” là những ngày Nguyễn Khuyến cùng bạn vào trầu yết kiến vua, ý nói làm quan trong triều. Nếu làm quan trong một xã hội thái bình, yên ổn thì có lẽ Nguyễn Khuyến và những người bạn đồng môn đã có quãng thời gian làm việc, gắn bó lâu dài, nhưng do hoàn cảnh đất nước, do sự bấn loạn của triều đình nên giờ mỗi người một nơi, người thì chọn con đường về ở ẩn như Nguyễn Khuyễn, có người thì sẽ tiếp tục làm quan cho triều đình. Từ “man mác” gợi lên tâm trạng trống trải, vắng lặng. “Lơ thơ” gợi lên sự ít ỏi, buồn thảm. Hai từ láy diễn tả tâm trạng cô đơn, hoài niệm của tác giả về một thời cùng bạn bè công tác, đồng thời đưa tác giả trở lại thực tại của đất nước đang trong cảnh loạn lạc, bi thương. Nhớ về bạn bè đồng thời cũng là nhớ về một thời hào quang của chính mình. Bao nhiêu tâm sức của Nguyễn

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí