Sự Quyết Tâm Của Các Cấp, Các Ngành Trong Công Cuộc Cải Cách Nói Chung Và Cải Cách Chính Sách Thuế Nhà Ở, Đất Ở Nói Riêng


cho các khu vực địa lý (quận, huyện) để xác định chỉ số giá đất ở chung cho cả thành phố Hà Nội.

3.4.4. Sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong công cuộc cải cách nói chung và cải cách chính sách thuế nhà ở, đất ở nói riêng

Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc cải cách và hoàn thiện các chính sách công nói chung và chính sách thuế nói riêng sẽ không thể thành công nếu không có sự ủng hộ, quyết tâm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc hoàn thiện, đặc biệt là xây dựng mới một chính sách thuế nào đó trước hết phải được Quốc hội đồng thuận, đây thực sự là một “điểm ngưỡng” trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, nếu không đồng thuận tất yếu chính sách đó sẽ không được triển khai nghiên cứu. Tiếp theo đó phải được các bộ phận chuyên môn, các chuyên gia nghiên cứu xây dựng để ban hành trên cơ sở đảm bảo các nội dung khoa học của chính sách. Sau khi ban hành, để đưa chính sách vào thực hiện hiệu quả thì cũng không thể không có sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan, một mặt đảm bảo các nguồn lực cho chính sách được thực hiện thông suốt, một mặt giám sát, điều chỉnh để chính sách đạt được các mục tiêu chính sách đề ra, mặt khác đảm bảo sự phối hợp và đồng bộ với các chính sách khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở là một đòi hỏi mang tính khách quan hiện nay ở Việt Nam, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong việc hoàn thiện chính sách thuế này. Luận án đã đưa ra những quan điểm rõ ràng của tác giả về việc hoàn thiện, để đưa ra những quan điểm đó, luận án xuất phát từ khung lý thuyết cơ bản về chính sách thuế nhà ở, đất ở, cũng như kết hợp với những phân tích, điều tra thực trạng của chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam hiện nay, cùng với đó là những phân tích


về bối cảnh quốc tế, cũng như Việt Nam có tác động đến việc hoàn thiện chính sách, cũng như quan điểm và mục tiêu cải cách hệ thống thuế đến năm 2020. Luận án đã đề xuất 2 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở bao gồm:

Nhóm 1- Các giải pháp hoàn thiện quy trình chính sách và quản lý thuế nhà ở, đất ở: trong nhóm này luận án đã đưa ra 4 giải pháp, đó là: (1). Hoàn thiện công tác hoạch định chính sách, (2). Nâng cao năng lực tổ chức thực thi chính sách, (3). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá sự thực hiện chính sách, (4). Hoàn thiện công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.

Nhóm 2- Các giải pháp hoàn thiện các nội dung của chính sách thuế nhà ở, đất ở: trong nhóm này luận án đã đưa ra 3 giải pháp, đó là: (1). Hoàn thiện chính sách thuế đăng ký nhà ở, đất ở, (2). Xây dựng mới chính sách thuế sử dụng nhà ở, (3). Hoàn thiện chính sách thuế sử dụng đất ở.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Để thực hiện thành công các giải pháp trên, luận án cũng đã đưa ra 4 điều kiện đảm bảo, cụ thể: (1). Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng và nhà ở, (2). Chuyên nghiệp hóa hoạt động của các đơn vị định giá tài sản, (3). Kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký bất động sản, sớm xây dựng và công bố chỉ số giá bất động sản, (4). Sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong công cuộc cải cách nói chung và cải cách chính sách thuế nói riêng.


Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam - 23

KẾT LUẬN


Đề tài luận án “Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam” được hoàn thành nhằm hoàn thiện lý luận về nhà ở, đất ở và chính sách thuế đánh vào nhà ở, đất ở, trên cơ sở đó, tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra các giải pháp đổi mới, hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận án đã thực hiện được các nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý luận về nhà ở, đất ở và thuế đánh vào nhà ở, đất ở, làm rõ cơ sở của việc đánh thuế và các đặc điểm, vai trò của thuế đánh nhà ở, đất ở.

Thứ hai, luận án đã chỉ ra được các vấn đề cần chú trọng khi nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế đánh vào nhà ở, đất ở như xác định các căn cứ của chính sách, các khả năng đánh thuế vào nhà ở, đất ở; các hình thức, yếu tố của thuế đánh vào nhà ở, đất ở và các nguyên tắc thiết lập. Đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế đánh vào nhà ở, đất ở.

Thứ ba, luận án đã đi vào phân tích rõ các nhân tố tác động đến chính sách, cũng như các công cụ của chính sách, đồng thời cũng đưa ra các tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách thuế nhà ở, đất ở.

Thứ tư, luận án đã tìm hiểu các chính sách thuế nhà ở, đất ở tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy ở mỗi quốc gia có một điều kiện khác nhau và chính sách thuế cũng không giống nhau, nhưng qua việc nghiên cứu này, luận án đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quan trọng cần tham khảo cho quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách thuế đánh vào nhà ở, đất ở tại Việt Nam.

Thứ năm, luận án đã nghiên cứu, xem xét, đánh giá cụ thể, chi tiết các chính sánh thuế liên quan đến nhà ở, đất ở tại Việt Nam hiện nay, bao gồm: chính sách thuế đăng ký nhà ở, đất ở; chính sách thuế sử dụng nhà ở, đất ở. Qua nghiên cứu thực tiễn, đối chiếu với các vấn đề lý luận đã nghiên cứu, luận án đã có các đánh giá quan trọng về những mặt đã đạt được, những mặt còn tồn tại của chính sách thuế nhà ở, đất ở tại


Việt Nam hiện nay và chỉ ra những nguyên nhân của các thành công và tồn tại đó. Đây là các cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện các chính sách thuế này.

Thứ sáu, luận án đã đưa ra các giải pháp đổi mới, hoàn thiện chính sách thuế đánh vào nhà ở, đất ở tại Việt Nam. Các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở các điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế và phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phù hợp với kế hoạch cải cách hệ thống thuế và các quan điểm trong việc quản lý, phát triển, kiểm soát và điều tiết đối với nhà ở, đất ở trong dân cư. Theo luận án, việc đổi mới, hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam là sự hoàn thiện về các khâu của quy trình chính sách, về công tác quản lý thuế, đặc biệt là hoàn thiện các chính sách bộ phận của chính sách thuế nhà ở, đất ở, như: chính sách thuế đăng ký nhà ở, đất ở; chính sách thuế sử dụng đất ở; chính sách thuế sử dụng nhà ở. Đối với mỗi giải pháp, luận án đã đưa ra các phương án, phân tích, lý giải, lựa chọn và đề xuất các ý kiến cho việc xây dựng các nội dung cụ thể như về đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, giá tính thuế, thuế suất, biểu thuế...

Thứ bảy, luận án cũng đã chỉ ra các điều kiện cần thiết để quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở được thực hiện thành công.

Thứ tám, luận án đã tiến hành những điều tra cần thiết với hai nhóm đối tượng là người nộp thuế và người hoạch định chính sách thuế về các nội dung của chính sách để có cái nhìn khách quan và khoa học phục vụ cho việc đánh giá, cũng như đề xuất các giải pháp chính sách.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Phạm Văn Bình (2003), “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những vấn đề đặt ra cho đội ngũ cán bộ công chức ngành Kho bạc Nhà nước”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (số 9), tháng 3/2003.

2. Phạm Văn Bình (2004), “Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Thanh tra Nhà nước, (số 26), tháng 8/2004.

3. Phạm Văn Bình (2004), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 9), năm 2004.

4. Phạm Văn Bình (2006), “Phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 2), năm 2006.

5. Phạm Văn Bình (2006), “Phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 3), năm 2006.

6. Phạm Văn Bình, Vũ Công Ty (2006), “Chính sách vĩ mô hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 6), năm 2006.

7. Phạm Văn Bình, Đỗ Thanh Tùng (2007), “Bàn về định giá tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, (số 2), tháng 1 năm 2007.

8. Phạm Văn Bình (2008), “Hoạt động kinh doanh bất động sản trong điều kiện kiềm chế lạm phát”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 9), năm 2008.

9. Phạm Văn Bình (2009), “Dịch vụ định giá bất động sản ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xây dựng, tháng 9 năm 2009.

10. Phạm Văn Bình (2009), “Chính sách thuế nhà đất trên thế giới- Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 11), năm 2009.


11. Phạm Văn Bình (2010), “Minh bạch thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 11), năm 2010.

12. Phạm Văn Bình, Đỗ Thị Phi Hoài (2011), “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 6), năm 2011.

13. Phạm Văn Bình (2011), “Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình trong doanh nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 12), năm 2011.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Trịnh Thị Kiền Anh (2008), Sự cần thiết hoàn thiện quy trình hoạch địnhchính sách công của Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Công an, Hà Nội.

2. Lê Xuân Bá (2006), Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Xuân Bá (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường BĐS trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

4. Phạm Văn Bình (2006), “Phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 3), năm 2006.

5. Phạm Văn Bình (2010), “Minh bạch hóa thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay”,

Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 11), năm 2010.

6. Phạm Văn Bình (2009), “Chính sách thuế nhà đất trên thế giới- Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (số 11), năm 2009.

7. Bộ Xây dựng (2011), Chiến lược pháp triển nhà, Hội thảo khoa học, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính- Tổng cục thuế (2001), Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Tập 1,2), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

11. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/1/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

12. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 113/2011/TT-BTC ngày 4/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Bồng (2005)- Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

14. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2003) Thị trường BĐS: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.


15. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Châu (2006), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

17. Nguyễn Đình Chiến (2008), Hoàn thiện chính sách thuế đánh vào tài sản ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

18. Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17 tháng 5 năm 2011 về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.

19. Chính phủ (2011), Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ, Hà Nội.

20. Chính phủ (2008), Nghị định số100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

21. Trần Kim Chung (2006)- Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp Bộ Môi trường đầu tư BĐS ở Việt Nam Cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp, Hà Nội.

22. Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

23. Võ Kim Cương (2006), Chính sách đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

24. Trần Tú Cường (20070, Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội, luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

25. Hoàng Văn Cường (chủ biên) và Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Thế Phán (2006) Thị trường BĐS, NXB Xây dựng, Hà Nội.

26. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

27. Tô Xuân Dân (2006) (Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội) Một số ý kiến nhằm khắc phục sự trầm lắng của thị trường BĐS giai đoạn hiện nay, Hà Nội.

28. Lương Anh Dũng (2001), Nhà ở đô thị sau năm 2000, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

29. Hoàng Thị Giang (2007), Pháp luật thuế tài sản ở Việt Nam hiện nay- những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án tiến sỹ luật học, Viện Quản lý nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2022