Ý Kiến Đánh Giá Của Đối Tượng Nộp Thuế Và Hoạch Định Chính Sách Về Lệ Phí Trước Bạ


đã tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất trong việc đóng góp phần thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước. Điều này cũng được thể hiện rõ qua kết quả điều tra ở Bảng 2.10: đại đa số người hoạch định chính sách, cũng như người nộp thuế đều chọn ý 3 “Tương đối đồng ý” với nhận định chính sách thuế nhà ở, đất ở hiện hành đã góp phần điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng.

Ba là, về mục tiêu cụ thể của chính sách là kiểm soát tình hình sử dụng đất. Chính sách thuế và các khoản thu có tính chất thuế đánh vào tài sản ở Việt Nam nhìn chung đã bao quát được một số tài sản có giá trị lớn là nhà ở và đất ở, đây là những tài sản Nhà nước cần quản lý. Thêm vào đó, chính sách thuế nhà ở, đất ở đã góp phần quản lý, kiểm soát tài sản trong dân cư, đất đai được sử dụng như thế nào, có sinh lợi hay không, sinh lợi, nhiều hay ít thì đối tượng sử dụng vẫn phải nộp các khoản thuế và các khoản thu theo quy định. Chính điều này đã giúp Nhà nước quản lý được việc sử dụng đất, tạo điều kiện công nhận quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của các đối tượng sử dụng làm cho các đối tượng này yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính sách về lệ phí trước bạ


Nội dung điều tra

1.2.3). Thuế đăng ký nhà ở, đất ở (lệ phí trước bạ) hiện hành đã giúp kiểm soát tình hình sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở hợp pháp

Đối tượng điều tra

Người nộp thuế

Người hoạch định

Số phiếu

580

150

Trung bình

3.17

4.09

Mốt

4

4

Độ lệch chuẩn

1.073

.972

Giá trị nhỏ nhất

1

1

Giá trị lớn nhất

5

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam - 15

Nguồn:Số liệu điều tra, Tác giả (2011)

Thông qua việc thu lệ phí trước bạ, cán bộ thuế cũng đã phát hiện một số nhà ở, đất ở của Nhà nước, của tập thể hay tư nhân bị chiếm dụng trái pháp luật, góp phần ngăn chặn tiêu cực xã hội. Điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra được


nêu tại Bảng 2.11, với nhận định “Lệ phí trước bạ hiện hành đã giúp kiểm soát tình hình sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở hợp pháp” thì cả đối tượng nộp thuế và đối tượng hoạch địch chính sách đều nhất trí cao với nhận định đó (đại bộ phận lựa chọn ý 4 “Đồng ý”).

- Bốn là, về 2 mục tiêu cụ thể khác của chính sách là hạn chế đầu cơ và khuyến khích sử dụng nhà ở, đất ở tiết kiệm, hiệu quả. Nhìn chung nhóm mục tiêu này của chính sách thuế sử dụng nhà ở, đất ở chưa đạt được, bởi:

+ Hiện tượng đầu cơ nhà ở, đất ở tại Việt Nam, nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh luôn vẫn là vấn đề nhức nhối đối với các tầng lớp dân cư, cũng như đối với cơ quan quản lý;

+ Tình trạng nhà đất bỏ hoang không phải hiếm, nhất là ở những khu đô thị mới xa trung tâm…

Những đánh giá đó cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả từ số liệu điều tra được nêu trong Bảng 2.12. Với hai câu hỏi về mục tiêu chống đầu cơ và giúp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả thì đại bộ phận người được hỏi (gồm cả người nộp thuế và người hoạch định chính sách thuế) đều chọn ý 2 “Không đồng ý” với nhận định thuế sử dụng nhà ở, đất ở đã chống được hiện tượng đầu cơ và giúp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính sách về việc thực hiện mục tiêu của chính sách thuế sử dụng nhà ở, đất ở


Nội dung điều tra

1.2.1). Thuế sử dụng nhà ở, đất ở (thuế nhà đất) hiện hành đã chống

được hiện tượng đầu cơ nhà ở, đất ở

1.2.2). Thuế sử dụng nhà ở, đất ở (thuế nhà đất) hiện hành đã có tác

động làm cho người sử dụng nhà ở,

đất ở tiết kiệm và hiệu quả hơn

Đối tượng điều tra

Người nộp thuế

Người hoạch định

Người nộp thuế

Người hoạch định

Số phiếu

580

150

580

150

Trung bình

1.77

2.49

2.20

2.32

Mốt

1

2

2

2

Độ lệch chuẩn

1.002

.954

.894

1.217

Giá trị nhỏ nhất

1

1

1

1

Giá trị lớn nhất

5

5

5

5

Nguồn:Số liệu điều tra, Tác giả (2011)


Như vậy, có thể thấy tính hiệu lực của chính sách thuế nhà ở, đất ở hiện nay không cao, và điều này muốn nói mục tiêu của chính sách chưa được thực hiện đầy đủ, nên trong thời gian tới cần có những giải pháp để tăng cường việc đạt mục tiêu của chính sách thuế nhà ở, đất ở, nhất là đối với những mục tiêu hiện nay chưa thực hiện được, hoặc thực hiện nhưng ở mức thấp.

- Tính hiệu quả của chính sách, đây chính là việc so sánh giữa đầu ra với đầu vào của chính sách. Có thể nói hiệu quả của chính sách nhà ở, đất ở hiện này chưa cao, điều này có thể được minh chứng như sau:

Một là, chính sách chưa bao quát hết các khả năng có thể đánh thuế. Chưa có sắc thuế đánh một lần vào quá trình tạo dựng, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản một cách đầy đủ, rõ ràng. Mặc dù lệ phí trước bạ đã đánh vào việc đăng ký quyền sở hữu một số tài sản Nhà nước cần quản lý nhưng khoản thu này còn chưa phân định được tính chất thuế và tính chất lệ phí. Các sắc thuế đánh hàng năm chưa điều tiết đầy đủ đối với các tài sản có giá trị lớn. Hiện tại chỉ mới điều tiết đối với tài sản là quyền sử dụng đất dưới hình thức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp. Những tài sản có giá trị lớn khác như nhà, vật kiến trúc trên đất và các tài sản khác chưa được điều tiết hàng năm.

Hai là, số thu về thuế, như đã trình bày ở trên nhìn chung còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của chính sách. Hơn nữa, các chi phí hành chính, chi phí cho quá trình tổ chức thu còn rất lớn, nhiều khi lãng phí.

Ba là, chính sách thuế được ban hành và đưa vào thực thi, nhưng các đối tượng nộp thuế nhiều khi không biết hoặc không nắm rõ về chính sách đó, điều này được thể hiện rõ qua kết quả điều tra đối với đối tượng nộp thuế, xem Bảng 2.13.

Theo như kết quả điều tra trên, chúng ta thấy trong 4 câu hỏi thì có 2 câu người được hỏi trả lời gần như không biết về nội dung chính sách (giá trị trung bình của câu 2.6 là 0,28, câu 2.7 là 0,39), 2 câu còn lại mặc dù có sự quan tâm hơn, nhưng mức độ cũng rất thấp (tỷ lệ trả lời có hiểu biết về chính sách chỉ hơn 50%).


Bảng 2.13: Ý kiến điều tra người nộp thuế về việc nắm bắt thông tin về chính sách thuế nhà ở, đất ở

Nội dung điều tra

Số

phiếu

Trung

bình


Mốt

Độ lệch

chuẩn

Nhỏ

nhất

Lớn

nhất

2.5). Ông (Bà) có biết từ ngày 01/01/2012 sẽ áp

dụng sắc thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thay cho sắc thuế nhà, đất hiện nay không?


580


0.52


1


0.5


0


1

2.6). Ông (Bà) có nắm được cách tính thuế đối

với việc sử dụng đất ở theo luật thuế mới không?


580


0.28


0


0.447


0


1

2.7). Ông (Bà) có nắm được cách tính lệ phí trước

bạ đối với việc đăng ký quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở hiện nay không?


580


0.39


0


0.488


0


1

Nguồn: Số liệu điều tra, Tác giả (2011)

- Tính công bằng của chính sách: Như đã trình bày, tính công bằng được hiểu là số thuế phải nộp được xác định tương ứng với năng lực hay khả năng nộp thuế, và đánh giá tính công bằng trong chính sách thuế nói chung và thuế nhà ở, đất ở nói riêng là một việc làm khó, tính công bằng trong thuế khóa thuộc về nhận thức và quan điểm các chủ thể đánh giá. Vì vậy, từ những phân tích về thực trạng chính sách thuế nhà ở, đất ở nêu ở phân trên chúng ta thấy bước đầu chính sách đã xác định được người nào có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn những người khác (công bằng theo chiều dọc), tuy nhiên, tính công bằng vẫn còn bị vi phạm, chẳng hạn còn tồn tại những khả năng đánh thuế khác những chưa được thực hiện (như thuế nhà, thuế đối với tài sản thừa kế, cho tặng…), hay những người có khả năng nộp thuế nhiều hơn chưa chắc đã phải nộp thuế nhiều (điều này được thể hiện có những người rất nhiều đất, thể hiện mức độ giàu có những vẫn chỉ phải nộp thuế theo tỷ lệ như những người khác).

- Tính bền vững: mục tiêu cuối cùng của chính sách thuế nhà ở, đất ở là đảm bảo công bằng xã hội và giúp quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Với mục tiêu đó, như đã đánh giá ở trên, bước đầu chính sách thuế nhà ở, đất ở đã đạt được một cách tương đối, tuy nhiên hiệu lực chính sách vẫn chưa cao. Điều này muốn nói rằng chính sách thuế nhà ở, đất ở cũng đã bước đầu đạt được kết quả ảnh hưởng bền vững theo thời gian, nhưng sự bền vững về mặt không gian của chính sách thuế,


nhất là các chính sách bộ phận chưa được đảm bảo, biểu hiện đó là sự điều chỉnh, thay đổi trong đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế có biên độ giao động lớn.

- Tính tương thích: tính tương thích được thể hiện thông qua khả năng thích hợp của một chính sách thuế trước những thay đổi. Như vậy, một chính sách thuế được coi là phù hợp khi chính sách đó phải được xây dựng công phu và bao quát được các tình huống xảy ra, cũng có thể sự phù hợp này được biểu hiện bằng sự điều chỉnh, thay đổi chính sách kịp thời khi cần thiết. Nếu xét ở vế thứ hai, thì chính sách thuế nhà ở, đất ở trong những năm qua đã có sự linh hoạt nhất định, nhưng sự linh hoạt này thiên hướng biểu hiện thiếu tích cực, vì chúng ta ban hành các văn bản pháp lý về thuế có thể cho là liên tục, văn bản này vừa ban hành lại phải chỉnh sửa, bổ sung bằng văn bản mới, điều này nhìn nhận ở khía cạnh người hoạch định thì lại là một việc không tích cực, vì thể hiện trình độ và tính chuyên nghiệp trong làm chính sách còn kém. Hơn nữa việc hoạch định chính sách nói chung và chính sách thuế nhà ở, đất ở nói riêng còn nhiều hạn chế, nên ngay trong bản thân các chính sách thuế nhà ở, đất ở còn gây khó khăn cho việc xác định số thuế phải nộp (điều này phần nào được thể hiện qua kết quả điều tra nêu ở Bảng 2.13 ở dưới và những phân tích ở trang 116), hơn nữa chính sự “linh hoạt” thái quá của chính sách dẫn đến việc kết nối nội dung giữa văn bản gốc đến các văn bản bổ sung và chỉnh sửa sau này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cùng với lộ trình cải cách thuế toàn diện, thì các chính sách thuế nhà ở, đất ở đang được hoàn thiện dần, nhất là việc quy định về quản lý thu nộp thế đã có những cải biến đáng khích lệ giúp người nộp thuế sự tiện lợi trong cách thức và thời điểm nộp thuế.

2.3.2. Thành công của chính sách thuế nhà ở, đất ở và nguyên nhân

2.3.2.1. Những thành công của chính sách thuế nhà ở, đất ở

- Tạo nguồn thu cho NSNN: chính sách thuế nhà ở, đất ở đã tạo ra một nguồn thu cho NSNN tương đối đều đặn và thường xuyên, nhất là đối với NSNN tại địa phương. Chính nguồn thu này đã góp phần trong việc tạo ra nguồn lực tài chính để Nhà nước, cũng như các chính quyền địa phương đầu tư vào hạ tầng, vào các công


trình công cộng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có ổn định thị trường BĐS nói chung và thị trường nhà ở, đất ở nói riêng (như Mục 2.3.1 ở trên đã đánh giá).

- Kiểm soát việc sử dụng nhà ở, đất ở: chính sách thuế nhà ở, đất ở đã phục vụ tốt yêu cầu kiểm kê, kiểm soát đối với nhà ở, đất ở- những tài sản mà Nhà nước cần quản lý. Bên cạch việc kiểm soát nhà ở, đất ở thông qua hoạt động nộp thuế đăng ký nhà ở, đất ở; thì chính sách thuế sử dụng đất ở qua nhiều lần được sửa đổi, bổ sung bước đầu cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước thực hiện được yêu cầu kiểm kê, kiểm soát, quản lý tình hình sử dụng đất ở, và thêm căn cứ thực tế để nghiên cứu, xây dựng chính sách thuế sử dụng đất ở hợp lý hơn. Từ ngày 01/01/2012 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bắt đầu có hiệu lực thi hành, trong đó có những quy định về thuế sử dụng đất ở, do chưa áp dụng nên đánh giá kết quả thực hiện chưa có, tuy nhiên với những quy định trong Luật thuế này sẽ góp phần quan trọng vào cải cách hệ thống thuế của đất nước, cũng như có một hành lang pháp lý tốt cho việc triển khai thực hiện chính sách thuế sử dụng đất nói chung và đất ở nói riêng.

- Minh bạch tình trạng pháp lý của nhà ở, đất ở: chính việc triển khai và thực hiện chính sách thuế nhà ở, đất ở đã có tác dụng không nhỏ giúp minh bạch tình trạng pháp lý của nhà ở, đất ở, trong đó có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, giúp cho cá nhân, tổ chức có nguồn thông tin cần thiết để xem xét, quyết định trước khi tiến hành các giao dịch về nhà ở, đất ở, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và bền vững của hoạt động kinh doanh BĐS, cũng như thị trường BĐS, như thông qua đăng ký nhà ở, đất ở, một mặt Nhà nước công nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của cá nhân, tổ chức đối với nhà ở, đất ở, mặt khác, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với loại hình tài sản có ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế và xã hội này. Trên cơ sở đó, hoạt động đăng ký nhà ở, đất ở cũng từng bước được triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng vào việc quản lý nhà nước đối với nhà ở, đất ở và giao dịch về nhà ở, đất ở, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dân cần được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở.


- Điều tiết thu nhập, tạo công bằng xã hội: chính sách thuế nhà ở, đất ở bước đầu có vai trò trong điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, chống đầu cơ bất động sản và hướng dẫn người dân sử dụng nhà ở, đất ở tiết kiệm và hiệu quả hơn. Trước ngày 01/01/2012 thì thuế sử dụng đất được tính theo thuế sử dụng đất nông nghiệp, và không quy định về hạn mức sử dụng đất, nhưng hiện nay, chính sách đã có những thay đổi căn bản về giá tính thuế và mức thuế suất theo các diện tích khác nhau nên phần nào có tác dụng tích cực trong việc định hướng sử dụng đất.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những thành công trong chính sách thuế nhà ở, đất ở

- Một là, đã có quy định về quy trình chính sách: ở Việt Nam, trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, sửa đổi năm 2002 đã có nội dung quy định liên quan đến trình tự thực hiện một chính sách kinh tế- xã hội (quy định về soạn thảo, ban hành nghị quyết của Chính phủ). Trong quy định này đã đưa ra những bước cơ bản từ khâu chuẩn bị soạn thảo đến quá trình soạn thảo và quyết định chính sách, cũng như đua đưa chính sách vào thực tế. Đây chính là nền tảng căn bản để các bộ phận được giao soạn thảo, thực hiện dựa vào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, cụ thể:

+ Trong quá trình hoạch địch chính sách, các nhà hoạch định đã thực hiện lấy ý kiến của các cố vấn, các chuyên giá, các đối tượng liên quan đến chính sách. Vì vậy, nhiều chính sách được ban hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được xã hội chấp nhận và tuân thủ.

+ Việc phân tích chính sách bước đầu cũng được quan tâm, quá trình này đi vào phân tích các khâu của quá trình chính sách, sản phẩm của phân tích chính sách chính là những kiến nghị, những giải pháp chính sách... giúp các cơ quan soạn thảo chính sách, tổ chức thực thi chính sách kịp thời chỉnh sửa những vấn đề không hợp lý và lựa chọn được phương án chính sách hiệu quả.

+ Khâu tổ chức thực thi chính sách cũng có những cải tiến đáng kể, từ việc tuyên truyền, bố trí nhân lực, phổ biến chính sách đến các hoạt động cụ thể khác trong quá trình này đều được các đơn vị phụ trách tổ chức thực thi chính sách quán triệt và triển khai nghiêm túc.


- Hai là, các quy định quản lý thuế tương đối rõ ràng: năm 2006, Quốc hội đã đồng thuận thông qua Luật quản lý thuế và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2007, đây chính là nền tảng quan trọng đưa các khâu quản lý thu nộp thuế vào quy củ, đảm bảo sự thống nhất trong điều hành chính sách.

- Ba là, các thủ tục hành chính thuế đã được cải cách đáng kể: trong những năm gần đây, cùng với quá trình thực hiện cải cách kinh tế, thì Việt Nam cũng rất chú trọng tới cải cách hành chính, nâng cao năng lựa của bộ máy quản lý nhà nước, như: bộ máy từng bước được hoàn thiện và củng cố, giảm thiểu các khâu trung gian, trình độ cán bộ không ngừng được nâng cao... đây chính là tiền đề để các chính sách được soạn thảo ra có hiệu lực và hiệu quả trong quản lý. Cải cách hành chính thuế đã được Chính phủ nêu thành một đề án và Chính phủ trực tiếp chỉ đạo việc cải cách này. Chính điều này đã có những tác động tích cực tới việc quy chuẩn các khâu và quy trình chính sách thuế, góp phần giảm thiểu sự phiền hà, sách nhiễu của các cơ quan thuế…

- Bốn là, các nguồn lực chính sách bước đầu được quan tâm: các nguồn lực chính sách bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn thông tin và nguồn tài chính. Đóng góp vào những thành công trên của chính sách thuế nhà ở, đất ở phải kể đến những cải thiện đáng kể trong nguồn lực chính sách, như: nhân lực trong Ngành thuế đã có sự cải thiện đáng kể, năm 2010 số cán bộ có trình độ đại học trở lên đạt 53,1% [46,tr89]; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành, bước đầu đã tạo những thuận lợi nhất định cho việc thông tin thuế và quản lý việc thu nộp; thu nhập của đội ngũ cán bộ thuế cũng được cải thiện theo lộ trình cải cách tiền lương chung của Chính phủ, kinh phí cho việc đầu tư cho Ngành thuế cũng được quan tâm hơn.

2.3.3. Hạn chế của chính sách thuế nhà ở, đất ở và nguyên nhân

2.3.3.1. Những hạn chế của chính sách thuế nhà ở, đất ở

- Thiếu thông tin thống kê về đất đai và nhà ở: do thiếu tài liệu đo đạc về diện tích của cơ quan quản lý nhà đất hoặc địa chính nên hầu hết mọi trường hợp tính thuế đều dựa theo tài liệu tự khai của người nộp thuế và số liệu này nhìn chung không chính xác. Hạng đất được xây dựng từ năm 1992 đến nay đã qua nhiều quá

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 14/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí