Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM - 2

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có 22 doanh nghiệp công ích các quận, huyện và 6 doanh nghiệp thành phố và một số doanh nghiệp tư nhân tuy nhiên, thực tế hiện nay giá thành dịch vụ ngày càng tăng, nhu cầu của người dân cũng chưa được đáp ứng tốt. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên việc chậm đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích là một trong những nguyên nhân chính. Qua 2 trường hợp nghiên cứu là CTCIQ2 và CTTNĐT tác giả nhận thấy vấn đề nằm ở phía các cơ quan quản lý sản phẩm dịch vụ công ích của Thành phố cũng chưa có một những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp công ích đổi mới công nghệ. Bên cạnh những thành tựu chung của lĩnh vực công ích, các doanh nghiệp này vẫn gặp phải những thách thức do hạn chế về công nghệ và năng lực công nghệ, hạn chế bởi quy trình kiểm tra, đánh giá của các cơ quản lý chức năng còn rườm rà, sự chậm trễ trong việc huy động các nguồn vốn cho đổi mới, cho tái cấu trúc... Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Qua đó có một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn hoạt động đổi mới công nghệ.

- Ý nghĩa lý luận: thông qua việc nghiên cứu có tính chất hệ thống, khoa học quá trình hình thành và phát triển DNCI, hoạt động quản lý các DNCI từ đó thấy được vị trí, vai trò, đặc điểm của hệ thống DNCI, thiết chế quản lý của DNCI. Đặc biệt khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa chính sách quản lý sản phẩm đầu ra với hoạt động đổi mới công nghệ của các DNCI.

- Ý nghĩa thực tiễn: trên cơ sở những vấn đề lý luận được gợi mở, phân tích làm căn cứ đánh giá khách quan, khoa học thực trạng hoạt động của các DNCI Thành phố HCM trong những năm qua. Chỉ ra những kết quả đạt được, đồng thời phân tích nguyên nhân cho việc quản lý DNCI thiếu hiệu quả. Từ đó, đề xuất giải pháp chính sách hướng đến đổi mới công nghệ một cách thiết thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả trước mắt và đảm bảo tính ổn định lâu dài các DNCI của thành phố Hồ Chí Minh. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCI là một tiền đề quan trọng cho việc xây dựng thành công nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như đảm bảo các yếu tố về công bằng xã hội, dân chủ và văn minh.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về DNCI tiêu biểu như:


Đề tài "Thực trạng và những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích" của tác giả Nguyễn Trung Kiên đề cập đến những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước; phân tích thực trạng quản lý nhà nước DNCI trong 2 năm (1999 - 2000) đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước DNCI.

Đề tài "Những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác quản lý các doanh nghiệp hoạt động công ích ngành Giao thông công chính Hà Nội" của tác giả Hoàng Kim Hồng đã phân tích thực trạng hoạt động của các DNCI ngành Giao thông công chính Hà Nội, chỉ ra những ưu điểm, những thế mạnh cần phát huy và những tồn tại, hạn chế trong hoạt động thực tiễn cần được điều chỉnh hoặc đổi mới phương thức hoạt động từ đó đề xuất các giải pháp phát huy năng lực tiềm tàng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Đề tài "Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - Cụm cảng Hàng không miền Bắc" của tác giả Nguyễn Hữu Vinh phân tích công tác kế hoạch, tổng kết thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh thời kỳ 1998 - 2002; phân tích đánh giá tình hình quản lý điều hành kế hoạch và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCI - Cụm cảng Hàng không miền Bắc.

Đề tài "Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích ngành Văn hóa thông tin" của tác giả Nguyễn Danh Ngà đề cập đến đổi mới cơ chế hoạt động của DNCI ngành văn hóa thông tin dưới tiếp cận Kinh tế phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Ngoài ra còn một số bài đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành về DNCI. Tuy nhiên các công trình trên chủ yếu nghiên cứu các DNCI dưới góc độ là một bộ phận của kinh tế nhà nước và chỉ ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Một số tác giả có đề cập đến giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của DNCI một ngành, lĩnh vực cụ thể. Do giới hạn lịch sử, cách tiếp cận KTTT đã có nhiều điểm còn hạn chế, các giải pháp không còn phù hợp với thực tiễn, đòi hỏi phải được xem xét, bổ sung trong điều kiện mới, điều kiện của đổi mới và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu của đổi mới công nghệ là nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp cũng như quốc gia, do đó đây là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu trong thời gian gần đây. Đã có một số nghiên cứu đưa ra các chính sách đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. Các nghiên cứu này đã chỉ ra được những khó khăn về vốn, thông tin, nhân lực, nguồn lực...trong việc tiếp cận với những công nghệ mới của các doanh nghiệp từ đó để đề xuất các giải pháp cho đổi mới.

Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM - 2

Đề tài “Thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Trọng Tín đã đề ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đã nhấn mạnh đến: Sự cần thiết phải tăng cường các hoạt động hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh; Xây dựng chương trình thông tin KH&CN nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ; Xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường đầu tư nghiên cứu và triển khai; Phát triển thị trường công nghệ nhằm thúc đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình chuyển giao công nghệ. Một số nghiên cứu tập trung vào các giải pháp cho hoạt động đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp có thể kể đến như: “Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa” của tác giả Phan Thu Trang nêu lên thực trạng của việc đảm bảo thông tin đối với hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đề xuất giải pháp chính sách thông tin cho các doanh nghiệp. Hay đề tài “Sử dụng công cụ thuế để kích thích đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong hội nhập” của tác giả Nguyễn Văn Đoàn đã mô tả thực trạng sử dụng công cụ thuế để đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương, qua tìm hiểu về thủ tục hành chính thuế, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và đổi mới công nghệ, từ đó đề xuất một số giải pháp chính sách của Nhà nước trong việc sử dụng linh hoạt công cụ thuế để kích thích đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bài báo “Chính sách sản phẩm cho doanh nghiệp vận tải đường sắt” bàn đến vấn đề tại sao lại không loại bỏ được các sản phẩm công ích và khi không loại bỏ được

các sản phẩm công ích đó thì phải làm thế nào để duy trì nó mà không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bài báo tiến hành xây dựng chính sách sản phẩm cho doanh nghiệp vận tải đường sắt, thông qua việc đưa ra các nguyên tắc và phương pháp xác định phần Nhà nước bù lỗ cho các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh các sản phẩm công ích đó.

Xoay quanh vấn đề đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đã có nhiều hướng tiếp cận về giải pháp từ vi mô đến vĩ mô song chưa có nghiên cứu nào về Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc trang bị và đổi mới công nghệ theo hướng quản lý sản phẩm đầu ra. Nói cách khác đề tài Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại TPHCM là một khía cạnh còn nhiều mảng trống cần được nghiên cứu.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung:

Đề xuất chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích theo sản phẩm đầu ra và các giải pháp bổ sung để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại TP.HCM.

Mục tiêu cụ thể:

- Nêu thực trạng về chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích.

- Phân tích rào cản về chính sách quản lý sản phẩm của các doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với việc thúc đẩy đổi mới công nghệ.

- Đề xuất giải pháp về chính sách quản lý sản phẩm đầu ra trong hoạt động dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi thời gian:

- Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2010 - 2015.

Phạm vi nội dung:

- Thực trạng chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp công ích tại TP.HCM trong 5 năm gần đây (2010-2015) để đề xuất chính sách quản lý theo sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ.

5. Mẫu khảo sát:

- Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận 2.

- Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Đô thị TP. Hồ Chí Minh.

6. Câu hỏi nghiên cứu:

Cần có chính sách quản lý sản phẩm đầu ra như thế nào để thúc đẩy các doanh nghiệp công ích chủ động đổi mới công nghệ?

7. Giả thuyết nghiên cứu:

Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp công ích nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ phải dựa trên triết lý các đơn vị quản lý nhà nước không cần quản lý chi phí, không cần có định mức, đơn giá (trên cơ sở xác định được chi phí tối thiểu, giá thành), chỉ cần quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra (bằng các tiêu chí cụ thể).

8. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Để thực hiện luận văn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số tài liệu của các chuyên gia trong nước về các nội dung liên quan đến quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích theo đầu ra, lý thuyết về quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, đổi mới công nghệ...

- Phương pháp quan sát: Tác giả sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tại các doanh nghiệp công ích theo mẫu khảo sát là: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận 2 và Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Đô thị TP. Hồ Chí Minh để nhận diện các chu trình quản lý

- Phỏng vấn sâu:

Trong quá trình thực hiện khảo sát, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, các lãnh đạo tại các đơn vị dịch vụ công ích, các đơn vị quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ công ích.

9. Kết cấu của Luận văn:‌

- Mở đầu

- Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách quản lý sản phẩm đầu ra và hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích.

- Chương 2. Nhận diện và phân tích thực trạng chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích với hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công ích của Tp. Hồ Chí Minh

- Chương 3. Định hướng chính sách quản lý sản phẩm đầu ra gắn với một số giải pháp nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công ích.

- Kết luận và khuyến nghị.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ SẢN PHẨM ĐẦU RA VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH


1.1. Khái niệm chính sách quản lý sản phẩm đầu ra và các khái niệm có liên quan

1.1.1. Khái niệm quản lý sản phẩm đầu ra

Chính sách sản phẩm đầu ra bao gồm các hoạt động và giải pháp nhằm đề ra, thực hiện các chiến lược và chiến thuật về sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Trong đó, sản phẩm theo nghĩa căn bản nhất được hiểu là vật phẩm tổng hợp các đặc tính về vật lý, hóa học, sinh học được tập hợp trong một đặc tính đồng nhất, là vật mang giá trị sử dụng. Khái niệm sản phẩm không đồng nhất với ý nghĩa hàng hóa bởi hàng hóa là những sản phẩm được đem ra trao đổi và buôn bán trên thị trường. Theo tiếp cận hệ thống đối với một quy trình sản xuất, đầu vào sẽ bao gồm các yếu tố sản xuất như: vốn, nhân công, vật tư, công nghệ, nguyên liệu, năng lượng, phương thức quản lý… qua 1 quy trình sản xuất sẽ tạo ra hệ thống các sản phẩm đầu ra.Tuy nhiên quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa thể kết thúc ở đây, nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất để tạo ra sản phẩm rồi xếp vào kho hoặc để ban phát thì doanh nghiệp đó sẽ không tồn tại trong nền KTTT. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp đó phải trao bán sản phẩm trên thị trường.Và đương nhiên muốn thu về lợi nhuận tốt nhất, hàng hóa chiếm được thị phần cao nhất thì sản phẩm đầu ra phải đáp ứng với nhu cầu thị trường, có giá bán thích hợp…Vì vậy các doanh nhân phải tìm hiểu kĩ thị trường, có tiềm lực và năng lực và huy động các yếu tố đầu vào…nhất là phải đánh giá trước hiệu quả kinh doanh, quản lý được kết quả đầu ra ngay từ khi chuẩn bị ra quyết định sản xuất.

Quản lý sản phẩm đầu ra thực chất là cách nói khác của quản lý chất lượng theo sản phẩm đầu ra. Để hiểu rõ hơn về phương pháp quản lý chất lượng này, cần làm rõ nội hàm của khái niệm chất lượng cũng như đặc điểm của chất lượng. Theo giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng được hiểu là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu, trong đó yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.

Đặc điểm của chất lượng bao gồm:

1. Chất lượng được đo bằng sự thoã mãn các yêu cầu. Nếu một sản phẩmvì lý do nào đó mà không đáp ứng đựơc yêu cầu, không được thị trường chấpnhận thì phải bị

coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạora sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở đểcác nhà quản lý định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.

2. Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn các yêu cầu, mà yêu cầu luônl uôn biến động nên chất lượng cũng luôn biến đổi theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng. Vì vậy phải định kỳ xem xét lại các yêu cầu chất lượng.

3. Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, cần phải xét mọi đặc tính của đối tượng, có liên quan đến sự thoả mãn những yêu cầu cụ thể.

4. Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá.Chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể, có thể là sản phẩm, một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người.

5. Cần phân biệt giữa chất lượng và cấp chất lượng.

Cấp chất lượng là chủng loại hay thứ hạng của các yêu cầu chất lượng khác nhau đối với sản phẩm, quá trình hay hệ thống có cùng chức năng sử dụng. Ví dụ căn hộ cấp 1 hay cấp 4 là cấp chất lượng của nhà ở. Cấp chất lượng phản ánh khác biệt đã định hướng hoặc đã thừa nhận trong các yêucầu chất lượng. Một đối tượng ở cấp cao cũng có thể có chất lượng không đápứng các yêu cầu (đã định ra cho đối tượng đó) và ngược lại.

Trong nền kinh tế hiện đại khi nói đến chất lượng không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ trước, trong và sau khi bán. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm mà họ định mua thoả mãn yêu cầu của họ. Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất hiện đại, nhất là khi các phương pháp sản xuất “vừa – đúng lúc”(Just - in - time: sản xuất những gì cần thiết, đúng lúc, đúng số lượng), “không kho”( Non - stock

- production) đang được thịnh hành ở các công ty hàng đầu. Để thoả mãn yêu cầu, cũng còn cần quan tâm đến những yếu tố khác như thái độ của người làm các dịch vụ tiếp xúc với khách hàng, từ người thường trực, tiếp tân đến trực điện thoại và cảnh quan, môi trường làm việc của công ty.

Chất lượng luôn có thể đặc trưng qua những chỉ tiêu có thể biểu hiện bằng một số trị số và sự định lượng, đó là mức chất lượng. Các yêu cầu này được gọi là các yêu cầu chất lượng, hay còn gọi là tiêu chuẩn chất lượng. Các yêu cầu chất lượng phải phản ánh đầy đủ yêu cầu đã hoặc chưa công bố của khách hàng và các yêu cầu xã hội. Các

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí