ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------
LÊ NGỌC THẠCH
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ SẢN PHẨM ĐẦU RA NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CÔNG ÍCH TẠI TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.04.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thanh Trường
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập Chương trình cao học chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, học viên đã có cơ hội tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm và sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô trong Khoa Khoa học Quản lý nói riêng và các Thầy, Cô giáo trong trường cũng như Ban lãnh đạo nhà trường nói chung.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Đào Thanh Trường – người thầy đã dành nhiều thời gian, công sức, hết lòng và tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Một lần nữa, tôi muốn gửi lời cảm ơn và lòng tri ân sâu sắc đến các chuyên gia, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn.
Xin trân trọng cám ơn.
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: 9
3. Mục tiêu nghiên cứu: 11
4. Phạm vi nghiên cứu 11
5. Mẫu khảo sát: 12
6. Câu hỏi nghiên cứu: 12
7. Giả thuyết nghiên cứu: 12
8. Phương pháp nghiên cứu: 12
9. Kết cấu của Luận văn: 13
Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách quản lý sản phẩm đầu ra và hoạt động
đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích 14
1.1. Khái niệm chính sách quản lý sản phẩm đầu ra và các khái niệm có liên quan .14 1.1.1. Khái niệm quản lý sản phẩm đầu ra 14
1.1.2. Khái niệm chính sách 18
1.1.3. Khái niệm chính sách quản lý sản phẩm đầu ra 20
1.2. Khái niệm doanh nghiệp công ích và đổi mới công nghệ 21
1.2.1. Khái niệm hàng hóa công cộng, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
công ích 21
1.2.2. Một số đặc điểm của doanh nghiệp công ích 28
1.2.3. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 31
Chương 2. Nhận diện và đánh giá thực trạng chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích với hoạt động đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công ích
của Tp. Hồ Chí Minh 42
2.1. Thực trạng chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích của Tp. Hồ Chí Minh 42
2.1.1. Khái quát về hoạt động của các doanh nghiệp công ích 42
2.1.2. Nhận diện các chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích của Tp. Hồ Chí Minh 56
2.2. Đánh giá tác động của chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích đối với hoạt động đổi mới công nghệ 64
2.2.1 Tác động dương tính của chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích đối với hoạt động đổi mới công nghệ 64
2.2.2. Tác động âm tính của chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích đối với hoạt động đổi mới công nghệ 68
2.2.3. Tác động ngoại biên của chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp công ích đối với hoạt động đổi mới công nghệ 74
Chương 3. Định hướng chính sách quản lý sản phẩm đầu ra và một số giải pháp nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công ích. 76
3.1. Các quan điểm về chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích 76
3.2. Một số giải pháp triển khai chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Doanh nghiệp nhà nước | |
DN | Doanh nghiệp |
TNHH | Trách nhiệm hữu hạn |
MTV | Một thành viên |
DNCI | Doanh nghiệp công ích |
KTTT | Kinh tế thị trường |
CTTNĐT | Công ty thoát nước đô thị |
UBND | Ủy ban nhân dân |
CSCC | Chiếu sáng công cộng |
CVCX | Công viên cây xanh |
CTGTSG | Công trình giao thông Sài Gòn |
CTCIQ2 | Công ty Công ích Quận 2 |
HHCC | Hàng hóa công cộng |
CN | Công nghệ |
KH&CN | Khoa học và Công nghệ |
ĐMCN | Đổi mới công nghệ |
R&D | Nghiên cứu và Triển khai |
CNH | Hiện đại hóa |
DVCI | Dịch vụ công ích |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Tp.HCM - 2
- Khái Niệm Chính Sách Qu Ả N Lý Sản Phẩm Đầu Ra
- Một Số Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Công Ích
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, nhiệm vụ phát triển đất nước theo mục tiêu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là nhiệm vụ chủ chốt. Bên cạnh những khó khăn mang tính nội tại về nguồn lực, việc Việt Nam hiện nay tích cực gia nhập các tổ chức toàn cầu trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng tăng lên khiến việc thực hiện nhiệm vụ này càng không dễ dàng. Chiến lược phát triển trong thời gian tới đặt ra nhiệm vụ song song với việc ổn định chính trị, xã hội Việt Nam cần đảm bảo tăng trưởng kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Đóng góp vào công cuộc này, các tổ chức cung cấp dịch vụ công cộng giữ vai trò thiết yếu nhằm cung cấp những nền tảng cơ bản về cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội, thông tin liên lạc, an ninh quốc phòng... cho sự vận động và phát triển bền vững của quốc gia.
DNNN nói chung và DNNN hoạt động vì mục tiêu công ích nói riêng (gọi tắt là doanh nghiệp công ích) hoạt động theo các chính sách xã hội của nhà nước phục vụ cho lợi ích trực tiếp của toàn xã hội hay lợi ích công cộng như: cung ứng hàng hóa công cộng theo kế hoạch hay đơn đặt hàng của nhà nước như các hàng hóa về quốc phòng, an ninh, y tế công cộng và văn hóa...Các doanh nghiệp công ích là các công ty TNHH một thành viên độc lập hoạt động cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng, thường xuyên làm các nhiệm vụ của chủ sở hữu giao nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Nằm trong khối doanh nghiệp, song DNCI không đặt mục tiêu lợi nhuận làm đầu mà lợi ích của xã hội phải được xác định là yếu tố quan trọng nhất. Nhóm hàng hóa công cộng được coi là hàng hóa đặc biệt này chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế nhưng nhà nước phải có những nguyên tắc quản lý riêng do vai trò quan trọng và tính đặc thù của nó đối với nền kinh tế.
Những năm qua của thời kỳ đổi mới, quá trình sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp công ích cho phù hợp với yêu cầu phát triển của KTTT nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, DNCI đã có những đóng góp đáng kể: kết cấu hạ tầng được cải thiện, góp phần đảm bảo những cân đối lớn trong nền kinh tế ổn định và phát triển, giảm thiểu mức đầu tư từ ngân sách nhà nước. Theo báo cáo từ các Bộ, địa phương trong năm 2014, các doanh nghiệp công ích thực hiện tốt nhiệm vụ thông qua chính
sách an sinh- xã hội với việc sẵn sàng tham gia làm nhiệm vụ theo yêu cầu của Bộ, địa phương. Đặc biệt, các doanh nghiệp công ích được chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao do được chuyển từ cơ chế giao kế hoạch sang đặt hàng, đấu thầu.Các doanh nghiệp công ích trên toàn quốc hiện đang tạo việc làm cho khoảng
196.000 người lao động với mức thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/người/tháng (tăng 3,1% so với mức lương bình quân năm 2012). Trong đó, mức thu nhập bình quân của khối doanh nghiệp công ích thuộc Bộ quản lý cao hơn so với mức thu nhập bình quân của người lao động thuộc khối doanh nghiệp công ích thuộc địa phương (9,7 triệu đồng/người so với 5,3 triệu đồng/người). Đến nay các doanh nghiệp công ích đã hoạt động trong các lĩnh vực như: Cấp, thoát nước; cung ứng dịch vụ vệ sinh, môi trường; xử lý nước thải, rác thải; chiếu sáng đô thị; trồng và chăm sóc cây xanh, vườn hoa công cộng; duy tu, bảo trì các công trình giao thông; cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng; cung ứng dịch vụ khai thác các công trình thủy lợi; cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích đặc thù thuộc các Bộ, ngành; trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.
Vậy làm thế nào để phát huy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công ích mà không dẫn đến việc phá vỡ các nguyên tắc “công ích” hay lợi ích công cộng là điều cần được cân nhắc hiện nay. Khi mà trong thực tế các hoạt động của DNCI vẫn theo lối mòn, dựa trên các phương tiện, công nghệ lạc hậu, thiếu một phương thức quản lý phù hợp thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ công ở các doanh nghiệp này ngày càng trở nên khó khăn. DNNN mà đặc biệt là DNCI, trong quá trình chuyển sang KTTT đang phát sinh nhiều bất cập như tình trạng đầu tư lớn nhưng kết quả kinh tế - xã hội không được như mong muốn. Nhiều vấn đề về chính sách đặt ra gây lúng túng trong công tác tổ chức quản lý. Thậm chí DNCI còn bị đánh giá là khu vực kém hiệu quả nhất hiện nay. Một số công trình trọng điểm triển khai chưa đạt yêu cầu so với tiến độ đặt ra, không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Những công trình về dân sinh như cấp thoát nước, chiếu sáng, cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật… tiến hành còn chậm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều khu vực của thành phố thiếu nước sạch sinh hoạt, rác tồn đọng ở các ngõ xóm, phế thải xây dựng còn chưa được thu dọn kịp thời, bụi đường phố vượt mức tiêu chuẩn gấp nhiều lần, vệ sinh nơi công cộng chưa đảm bảo... Công tác xử lý và phối hợp xử lý các vi phạm chưa đạt yêu cầu, lãng phí điện, nước công cộng vẫn ở
mức cao, dịch vụ vui chơi giải trí chưa phát triển tương xứng. Công tác chống ngập trước kia được giao Sở Giao thông vận tải và Công ty Thoát nước đô thị (TNĐT) quản lý, triển khai thực hiện song từ năm 2008, UBND TPHCM thành lập và giao nhiệm vụ này cho Trung tâm chống ngập nước TPHCM. Dù vậy, việc duy tu, thi công sửa chữa, nâng cấp nhiều tuyến cống thoát nước, nạo vét kênh rạch, vận hành các trạm bơm, đập ngăn triều, nhà máy nước thải… vẫn được giao cho công ty TNĐT. Cả nghìn tỷ đồng đã được đầu tư cho hệ thống thoát nước đô thị của thành phố nhưng đến nay, nạn ngập úng vẫn thường xuyên diễn ra và gây bất an cho người dân. Gần đây, Công ty TNĐT còn xây dựng trái phép công trình kho bãi trên khu đất hơn 1.000 m2 đã bị thu hồi tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước (huyện Bình Chánh). Công ty chiếu sáng công cộng (CSCC) gây bức xúc cho nhiều người dân, vì gắn đèn nhưng không…chiếu sáng hoặc chiếu sáng không liên tục mà chỉ chú trọng vào các dịp lễ tết. Đối với Công ty Công viên cây xanh (CVCX), sự cố gãy đổ cây xanh trúng người dân và phương tiện trên đường phố liên tiếp xảy ra đã tạo nên một hình ảnh đáng buồn về dịch vụ công cộng. Năm 2003, TPHCM giao cho Công ty Quản lý Công trình giao thông Sài Gòn (CTGTSG) làm chủ đầu tư dự án nâng cấp mở rộng đường Lê Văn Quới. Do triển khai ì ạch, con đường đầy ổ voi, lầy lội, gây phiền hà, mất an toàn cho
người dân nên đến năm 2006, UBND TPHCM buộc phải thu hồi, giao cho đơn vị khác1. Rõ ràng thực tế hoạt động các DNCI tại Tp Hồ Chí Minh cho thấy những hạn chế vẫn đang tồn tại và chưa được giải quyết một cách triệt để. Thiếu một môi trường cạnh tranh lành mạnh càng tạo ra những bất cập trong hoạt động của doanh nghiệp như công nghệ lạc hậu, dự án chậm triển khai, chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng nhu cầu của người dân...
Để khắc phục hiện tượng trên, cùng với việc đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ của nhân dân thành phố, doanh nghiệp công ích buộc phải thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt và giá thành hạ vì mục tiêu phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh cung cấp dịch vụ công ích thông qua công tác đấu thầu của UBND TP. Hồ Chí Minh doanh nghiệp công ích đứng trước những khó khăn và không ít cơ hội đối với phát triển.
1 Huy Thịnh, “Sếp công ích” vì sao lương khủng?, http://cafef.vn/doanh-nghiep/sep-cong-ich-vi-sao-luong- khung-2013082807165582719.chn, 28/8/2013