khích các thành phần kinh tế phát triển. Song công tác quản lý không thống nhất đối với các loại khu được thành lập như sau:
- Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu bảo thuế đều giao cho các Ban quản lý các KCN ở địa phương trực tiếp quản lý. Nhưng ở cơ quan trung ương thì KCN, KCX, khu kinh tế lại thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; còn Khu phi thuế quan, Khu Bảo thuế lại thuộc Bộ Công Thương quản lý.
- Khu công nghệ cao lại thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý trực tiếp mà địa phương không quản lý.
- Khu công nghiệp công nghệ thông tin lại do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
Thực chất các khu này chỉ khác nhau ở các chính sách ưu đãi, các loại hình sản xuất hay kinh doanh trong các khu theo quy hoạch nên tên gọi khác nhau. Do vậy, Chính phủ nên thống nhất một đầu mối quản lý ở cấp Bộ, để từ đó thống nhất cơ quan quản lý ở địa phương. Bởi vì, hiện nay ở các địa phương các Ban quản lý các KCN là cơ quan đặc thù quản lý các khu công nghiệp, không nằm trong danh sách các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Ở các tỉnh có Khu kinh tế lại có Ban quản lý riêng; nếu có Khu kinh tế Cửa khẩu thì lại có Ban quản lý riêng, hình thành rất nhiều đầu mối tại địa phương.
(2)- Đầu tư KCN gắn với đầu tư nhà ở cho người lao động: Hiện nay các nhà đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng các KCN, đồng thời đầu tư các khu đô thị mới phục vụ cho các KCN. Đây là xu hướng rất tốt giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho người lao động trong các KCN. Tuy nhiên, hiện nay chưa có các quy định cụ thể về chính sách ưu đãi đối với việc đầu tư nhà ở cho người lao động. Hay các quy định cụ thể về quản lý đối với các khu đô thị gắn với các KCN khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư. Việc này liên quan mật thiết tới quá trình phát triển cũng như vấn đề an sinh xã hội, vấn đề phát triển bền vững.
(3)- Về hệ thống chính trị trong các KCN: Mô hình quản lý các KCN, KKT đã hình thành, tại các KCN lực lượng lao động là rất lớn với nhiều trình độ khác nhau, tuy nhiên cần có những định hướng hình thành hệ thống chính trị trong các KCN, KKT như các tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội,.. trong doanh nghiệp, trong toàn khu công nghiệp chưa được coi trọng đúng mức. Đặc biệt trong các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, cần phải có các quy định, hướng dẫn nhằm tăng cường xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng tại các doanh nghiệp KCN, đồng thời thống nhất quản lý và tăng cường chất
lượng hoạt động của các cơ sở Đảng tại đây, làm nòng cốt lãnh đạo các tổ chức xã hội trong các KCN, KCX, KKT có hiệu quả. Đặc biệt chú trọng các cấp Công đoàn tại các doanh nghiệp, tại đây các cán bộ công đoàn thường hưởng lương từ chính các doanh nghiệp, điều này sẽ rất hạn chế cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Do vậy, các cán bộ công đoàn nên có chế độ cho họ hưởng lương chuyên trách từ hệ thống công đoàn các cấp. Có như vậy quyền lợi của công nhân lao động mới được các cấp bộ công đoàn quan tâm và bảo vệ khi bị xâm hại.
Có thể bạn quan tâm!
- Tạo Nguồn Vốn Cho Phát Triển Công Nghiệp
- Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh - 21
- Công Tác Cán Bộ Trong Hoạch Định Và Thực Thi Chính Sách
- Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Theo Giá So Sánh 1994 Phân Theo Ba Khu Vực
- Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh - 25
- Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh - 26
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
(4)- Khuyến khích đầu tư vào R&D; chuyển giao công nghiệp phụ trợ: Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài là quan trọng cho quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên các ngành công nghiệp do đầu tư nước ngoài mang đến lại đa phần là công nghiệp gia công, lắp ráp, chuyển giao chỉ sau giai đoạn 5 đến 10 năm sẽ phải thay thế bằng công nghệ khác. Các quá trình đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R &
D) rất it, thậm trí họ còn chần chừ, chậm trễ đầu tư. Do vậy, quốc gia cần có những quy định chế tài nghiêm về vấn đề này. Đồng thời có chiến lược đào tạo nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử, .. làm trụ cột cho nền công nghiệp nước nhà tương lai.
3.5.2. Với địa phương
(1)- Thường xuyên và tăng cường công tác giáo dục chính trị, công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách nói chung; đồng thời với chủ trương phát triển kinh tế, trong đó xây dựng và phát triển các KCN, các CCN là những bước đi đúng đắn và thật sự là khâu đột phá đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, để tạo dựng được lòng tin trong nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện.
(2)- Để đảm bảo sự đồng bộ của các chính sách, ngoài các chính sách phát triển công nghiệp, địa phương cũng cần ban hành các chính sách về các lĩnh vực khác nhằm tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững như:
- Chính sách về phát triển nông nghiệp: về chăn nuôi, trồng trọt, về giống, về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...
- Chính sách phát triển hạ tầng nông thôn: đường giao thông, hạ tầng xã hội, trường học, bệnh viện, vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn,..
- Vấn đề tích tụ ruộng đất, chuyển đổi nghề trong nông thôn,…
- Các chính sách về dịch vụ: hỗ trợ tài chính cho phát triển các ngành dịch vụ: tài chính, vận chuyển hàng hoá, hành khách,...
- Các chính sách về an sinh xã hội: hỗ trợ người nghèo, khám chữa bệnh,… Sự đồng bộ của các chính sách tạo sự phát triển toàn diện và bền vững công
nghiệp cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội theo hướng hiện đại.
Kết luận chương 3
Chương này, trên cơ sở các mục tiêu đề ra cho phát triẻn công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Luận án đã tập trung phân tích, xác định rõ những quan điểm trong việc hoạch định chính sách để từ đó đề xuất các chính sách phát triển công nghiệp của Tỉnh Bắc Ninh cho giai đoạn mới, phù hợp với tiến trình phát triển và xu thế hội nhập với sự phát triển của khu vực và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận án xác định và đề ra quan điểm, định hướng nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, được đảm bảo bằng các giải pháp để thực hiện thành công định hướng đó. Để thực hiện các chính sách đề ra có hiệu quả, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu trên cơ sở khắc phục các hạn chế, lựa chọn phương án tối ưu nhằm mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Đồng thời tác giả cũng đề xuất các kiến nghị với các cấp nhà nước trung ương và chính quyền địa phương nhằm thực hiện đồng bộ, tạo ra sự phát triển vững chắc kinh tế - xã hội của địa phương.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2008-2015, đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ nhiều biện pháp về kinh tế, hành chính, kỹ thuật và tổ chức. Những giải pháp được nêu ra trong luận án này đều xuất phát từ sự phân tích thực tiễn quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua mà chủ yếu từ giai đoạn 1997- 2007, đồng thời có vận dụng kinh nghiệm thành công của một số tỉnh, một số nước và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á.
Mỗi giải pháp được tác giả nêu trên đều có vị trí quan trọng riêng, đồng thời chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Vì vậy, khi triển khai thực hiện cần phải được tiến hành đồng bộ.
Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình đặc điểm của từng giai đoạn phát triển, mà lựa chọn, ưu tiên những giải pháp cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững. Có những giải pháp phải thực hiện trong một thời gian dài có thể từ 10 đến 20 năm, có những giải pháp phải đòi hỏi thực hiện khẩn trương như: giải pháp về rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; về áp dụng tiến bộ khoa học- công nghệ; về khai thác triệt để lợi thế so sánh của tỉnh để phát triển, nhằm thực hiện thành công mô hình phát triển rút ngắn hướng tới bền vững, tiến nhanh tới hiện đại hóa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Bắc Ninh trong mối quan hệ phát triển vùng, tạo lập lợi thế so sánh mới trong phát triển lâu dài.
KẾT LUẬN
Luận án đã luận giải những nội dung cơ bản của đề tài đặt ra và có những đóng góp chủ yếu sau đây:
1- Bằng cách tiếp cận hệ thống và lôgíc, luận án đã hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp tại địa phương và chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương. Tác giả đưa ra các cách phân loại chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, đồng thời đi sâu nghiên cứu và đề ra 7 nhóm chính sách cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tại địa phương. Quá trình đánh giá chính sách là khâu rất quan trọng, nhưng trong thực tế thường xem nhẹ khâu này. Tác giả đưa ra các nội dung đánh giá chính sách dưới phương thức tiếp cận 3 giác độ: Đánh giá và dự báo vị thế; đánh giá và dự báo nội lực; đánh giá và dự báo các tác nhân, làm cơ sở cho việc đề ra chính sách và đánh giá chính sách. Đồng thời tác giả đưa ra 6 tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương làm cơ sở áp dụng cho quá trình thực hiện đánh giá chính sách của địa phương.
Tác giả đưa ra 7 nhóm chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tại địa phương: phát triển công nghiệp; hỗ trợ tiếp cận đất đai; Thương mại, thị trường; khoa học và công nghệ; Cải thiện môi trường kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực; phát triển công nghiệp bền vững. Trong đó xác định chính sách đầu tư công nghiệp; chính sách phát triển khoa học, công nghệ với sự ưu tiên phát triển nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ là những chính sách đột phá. Tạo ra sự khác biệt vượt trội trong định hướng của Bắc Ninh so với các địa phương khác, đồng thời là cơ hội cho tỉnh Bắc Ninh sớm trở thành tỉnh dẫn đầu trong khu vực.
Các nội dung về quá trình chính sách, đánh giá chính sách được tác giả đưa ra không chỉ có ý nghĩa với tỉnh Bắc Ninh, mà còn có thể được nghiên cứu áp dung đối với các địa phương khác trong quá trình đề ra chính sách của địa phương mình.
2- Công nghiệp hoá là một thành phần cốt yếu của sự phát triển, tạo ra những tiến bộ về kinh tế và giảm bớt nghèo đói. Các kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng công nghiệp hoá là một hướng đi đúng để phát triển nền kinh tế không chỉ ở phạm vi một nước mà còn được quan tâm với giác độ công nghiệp tại địa phương. Vì vậy, quá trình phát triển công nghiệp tại địa phương phải được gắn liền với các mục tiêu của công nghiệp quốc gia. Đồng thời gắn với sự phân công phân cấp trong hệ thống điều hành của nhà nước theo hướng tăng cường
vai trò của các địa phương. Kết quả của quá trình công nghiệp hoá còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các chính sách phát triển, các nguồn lực, các lợi thế là những yếu tố quan trọng quyết định tốc độ của sự phát triển của từng địa phương khác nhau.
3- Tiếp cận vấn đề từ góc độ thực tiễn, luận án đã phân tích và nhận định rằng, quá trình phát triển công nghiệp ở Bắc Ninh những năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng, tình hình công nghiệp đã có những biến đổi sâu sắc, tạo ra sức bật mới của kinh tế tỉnh Bắc Ninh; điều đó đã khẳng định hướng đi đúng, các chính sách phát triển công nghiệp phù hợp, tạo ra sự đột phá trong phát triển. Tuy nhiên quá trình CNH còn gặp không ít khó khăn, trở ngại và hạn chế, yếu kém. Tác giả đã đề xuất một số chính sách chủ yếu, đồng thời xác định nhóm chính sách đột phá cho giai đoạn tới có thể áp dụng trong thực tế tỉnh Bắc Ninh hoặc các tỉnh có điều kiện tương tự. Với những giải pháp đề xuất, tin tưởng rằng có thể vượt qua khó khăn thách thức, tận dụng thời cơ, phát huy lợi thế so sánh, bứt lên từ nội lực của tỉnh, cùng với sự cộng hưởng tích cực của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong hệ thống chính sách đồng bộ của quốc gia, các mục tiêu đề ra sớm trở thành hiện thực.
4- Để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bắc Ninh cần áp dụng một cách đồng bộ nhiều biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức. Những giải pháp tăng cường vai trò quản lý nhà nước, đổi mới hoàn thiện quá trình chính sách có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách, không chỉ đối với chính sách công nghiệp mà còn có ý nghĩa với các nhóm chính sách trong hệ thống các chính sách một cách đồng bộ tại địa phương. Những chính sách đã đề xuất, các nhóm giải pháp trên chỉ có thể được thực hiện thành công nếu chúng được triển khai một cách nhất quán, đồng bộ theo những quan điểm thống nhất và khoa học tại địa phương./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
1- Bùi Vĩnh Kiên: Phát triển các KCN- Bước đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hoá của tỉnh Bắc Ninh; Tạp chí Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, số 13(49) tháng 10-2001.
2- Bùi Vĩnh Kiên: Các KCN ở Bắc Ninh: Tiềm năng và triển vọng; Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công nghiệp, tháng 12-2002.
3- Bùi Vĩnh Kiên: Các khu công nghiệp Bắc Ninh 5 năm xây dựng và phát triển; Tạp chí Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, số 36(72), tháng 9-2003.
4- Bùi Vĩnh Kiên: Thực trạng và các giải pháp chủ yếu kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển công nghiệp Bắc Ninh; Tạp chí Thông tin Khoa học Quân sự, Quân khu 1, số 22, tháng 6-2003.
5- Bùi Vĩnh Kiên: Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương; Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, số 22(438), tháng 11 năm 2008.
6- Bùi Vĩnh Kiên: Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh qua chặng đường 10 năm (1997-2007); Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, số 23(439), tháng 12 năm 2008.
7- Bùi Vĩnh Kiên: Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 141, tháng 3/2009.
8- Bùi Vĩnh Kiên: Về thực hiện chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; Tạp chí Cộng sản, Cơ quan lý luận Chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, số 798, tháng 4/2009.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thế Bá; Lê Trọng Bình; Trần Trọng Hanh; Nguyễn Tố Láy (1997),
Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1997), Báo cáo khảo sát về KCN ở Thái Lan-Malaysia.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định của Chính phủ về quy chế KCN, KCX, KCNC.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2000.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Văn bản hướng dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
6. Bộ Xây dựng (2000), Quy hoạch, quản lý và phát triển các KCN ở Việt Nam,
NXB Xây dựng Hà Nội.
7. Cục Thống kê Bắc Ninh (1997), Niên giám thống kê Bắc Ninh 1990 - 1996, NXB Thống kê.
8. Cục Thống kê Bắc Ninh (2001), Niên giám Thống kê Bắc Ninh 2000, NXB Thống kê.
9. Cục Thuế Bắc Ninh (1998), Báo cáo tổng hợp về thu thuế làng nghề Bắc Ninh.
10. Soon yong Choi, Adrew B. Whinston (2002), Công nghệ thông tin và nền kinh tế mới, Thuyết kinh tế mới và chu kỳ mới của nền kinh tế Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 15 - 37.
11. Cục Thống kê Bắc Ninh (2008), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2007,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Cục Thống kê-UB dân số gia đình và trẻ em Bắc Ninh(2/2002), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999 tỉnh Bắc Ninh.
13. Cục Thống kê Bình Dương (2007), Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2006. NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Cục Thống kê Hải Dương (2007), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.
15. Cục Thống kê Hưng Yên (2007), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2006,
NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2007), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2006,
NXB Thống kê, Hà Nội.
17. Cục Thống kê Đồng Nai (2003), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2002,
NXB Thống kê, Hà Nội.
18. Nguyễn Đình Cung, Phạm Anh Tuấn, Bùi Văn, David Dapice (2004), Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn?, Hà Nội.
19. Trần Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Trọng Việt (11/2003), KCN sinh thái, những khái niệm cơ bản, Tạp chí Bảo vệ môi trường.
20. Dự án hỗ trợ phân cấp và tham gia kế hoạch hoá (2000), Khuôn khổ chính sách và sự lựa chọn chính sách, Hà Nội.
21. Dự án hỗ trợ phân cấp và tham gia kế hoạch hoá (2000), Kiến thức về phát triển, Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đại hội IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam(2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm (2002),
BCHTW Khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Trần Đạt (8/2002), Xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Thông tin CLB doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
26. Franc Ellis (1995), Chức năng nông nghiệp trong các nước đang phát triển,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Robert. J. Gorden (1994), Kinh tế học vĩ mô, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
28. Gerard Grellet (1988), Cơ cấu và chiến lược phát triển kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.
29. Keithu Griffin, Terry Mc Kinlly (1999), Hướng tới một chiến lược phát triển con người, Phát triển con người từ quan niệm đến hành động, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Helen Hayward, Duncan Green (2000), Đồng vốn và trừng phạt, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Jack Hirshleifer, Amihai Glarer (1996), Lý thuyết giá cả và sự vận dụng,
NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
32. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội, ĐHKTQD; NXB Khoa học và kỹ thuật.