Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế - 7

học nhằm khai thác các chương trình ứng dụng công nghệ cao của ngân hàng. Đông thời có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo các cán bộ quản lý điều hành để từng bước có được đội ngũ quản lý giỏi. Đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành khắt khe, chặt chẽ mà ban lãnh đạo NHTMCPNT đã đề ra.

Ngân hàng cũng có thể phát động các phong trào thi đua phòng giao dịch kiểu mẫu, cán bộ giao dịch kiểu mẫu, thành lập các câu lạc bộ có vốn huy động trên 1000 tỷ VNĐ để phổ biến kinh nghiệm huy động vốn tại địa bàn. Các biện pháp khen thưởng đúng lúc sẽ giúp nhân viên gắn bó với ngân hàng và cống hiến hết mình vì mục tiêu lâu dài của ngân hàng.

3.3.8 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Quảng cáo sản phẩm là khâu cuối cùng không thể thiếu, có tác động đến thành bại của một sản phẩm dịch vụ mới. Thật vậy, khách hàng sẽ không thể nắm rõ được các sản phẩm của ngân hàng nếu ngân hàng không thực hiện các chiến dịch quảng cáo, marketing trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực tế đã chứng minh, nếu khâu quảng cáo không thành công đồng nghĩa với việc đem sản phẩm đến với khách hàng cũng thất bại. Từ đó cho thấy vai trò của các chiến dịch quảng bá sản phẩm, nội dung của một thông điệp quảng cáo phải cung cấp những thông tin độc đáo, sự khác biệt so với sản phẩm dịch vụ của đổi thủ cạnh tranh, sự tiện dụng, tính hiệu quả của sản phẩm dịch vụ.

Bên cạnh quảng bá sản phẩm phải kể đến khuyến mại. Đây cũng là một biện pháp NHTMCPNT cần quan tâm nhằm khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ huy động vốn hơn nữa và thu hút thêm khách hàng mới. Hoạt động khuyến mại có thể tiến hành song song với các chiến dịch quảng cáo để phát huy hiệu quả tổng hợp của chúng. Các hoạt động khuyến mại thường được áp dụng như ưu đãi tín dụng, quà tặng, giảm và miễn phí cho các khách hàng lần đầu giao dịch hoặc quan hệ lâu dài. Đây là công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhằm mở rộng thị phần cho NHTMCPNT.

3.4 Kiến nghị

Trên đây là một số giải pháp giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động huy động vốn của NHTMCPNT trong thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay. Để các giải

pháp trên mang tính khả thi và có thể được áp dụng trong thực tiễn, ngân hàng cần đến sự hỗ trợ tích cực, sự giúp đỡ của các cơ quan bộ ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương. Sau đây tác giả xin đưa ra một số kiến nghị với Nhà Nước và Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam như sau:‌

3.4.1 Kiến nghị với nhà nước

Với thực trạng nền kinh tế nước ta như hiện nay, điều kiện tiên quyết để mở rộng hoạt động huy động vốn của ngân hàng là Nhà Nước cần tạo lập và duy trì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Nhà nước và các cơ quan chức năng của mình cần đảm bảo điều tiết một nền kinh tế thị trường ổn định và công bằng – cam kết khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Có thế các ngân hàng trong nước mới chủ động cải tiến và trang bị cho mình đủ điểu kiện để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, như thế người dân mới có cơ hội được hưởng hết những lợi ích vốn có của hệ thống ngân hàng. Mặt khác nhà nước cần tránh sự thay đổi đột ngột hệ thống ngân hàng về quy mô, đối tượng hoạt động của hệ thống hay từng yếu tố cấu thành nên hệ thống ngân hàng. Điều này có thể dẫn tới việc mất khả năng thanh toán, co hẹp hoạt động, thậm chí có thể là phá sản hay giải thể, tạo ra sự bất ổn về tâm lý, mục đích tiền gửi, sử dụng dịch vụ ngân hàng của người gửi tiền làm họ hướng tới sự giao dịch tiền tệ ngoài ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Muốn tạo lập sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô thì nhà nước cần duy trì ổn định chính trị, ổn định hệ thống tiền tệ, hoàn thành môi trường pháp lý và có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

Về mặt chính trị, Nhà Nước cần luôn duy trì, giữ vững ổn định chính trị bởi bất ổn chính trị kéo theo bất ổn tiền tệ và tâm lý e ngại khi bỏ vốn đầu tư. Một nền chính trị được kiến tạo vững chắc, có thiết chế hợp lý, được quần chúng nhân dân tin yêu và hoàn toàn ủng hộ thì chính sách của Đảng Nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng thúc đẩy công tác huy động vốn có hiệu quả.

Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế - 7

Về mặt tiền tệ, ổn định chính sách tiền tệ, củng cố vững chắc đồng nội tệ, tiếp tục kiềm chế lạm phát, bình ổn sức mua của đồng tiền, tiếp tục thực hiện các

nhóm giải pháp chống lạm phát, nhất là tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ nhưng linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường (không đưa các giải pháp sốc). Sử dụng hiệu quả các công cụ tiền tệ với việc điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường như: tỷ giá, lãi suất, hạn mức tín dụng… Trước mắt hạ lãi suất xuống một cách phù hợp theo tín hiệu thị trường. Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, bảo đảm các khoản nợ này ở mức an toàn. Rà soát và kiểm soát chặt chẽ các khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Bên cạnh đổi mới và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, cần đổi mới quản trị nội bộ ngân hàng nhằm lành mạnh hoá hệ thống này tránh tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.

Về mặt chính sách: từ khi chính phủ đưa ra gói giải pháp kích cầu, một vấn đề đặt ra là nguồn vốn ở đâu để thực hiện chính sách này. Chính phủ đã mở một đợt phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ, tuy nhiên lượng trái phiếu các nhà đầu tư là không nhiều như dự kiến. Do vậy theo quy luật kinh tế thông thường nhà nước sẽ tiến hành in tiền và tăng thu thuế như vậy ngân hàng nhà nước sẽ phải phản ứng lại bằng việc tăng lãi suất để chống lạm phát. Đây là một hướng đi hết sức sai lầm và có thể sẽ làm tình hình xấu đi. Nhằm tránh khỏi tình trạng trên, chính phủ và nhà nước cần cân bằng thu chi ngân sách, cần có sự kết hợp đúng đắn giữa chính sách tài khóa và các giải pháp nhằm hạn chế lạm phát. Muốn tăng thu ngân sách không nên tăng thu thuế sẽ tạo gánh nặng kinh tế cho người dân mà nhà nước cần điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển các ngành xuất khẩu mũi nhọn.

Về mặt hoàn thiện môi trường pháp lý, nhà nước cần hoàn thiện một bước cơ bản thể chế pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển ngành ngân hàng và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và chủ động trong điều hành nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đối với nền kinh tế, sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất và tỷ giá, đảm bảo phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô và các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế. Phát triển vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức

tín dụng. Tăng cường vai trò quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội về dịch vụ, tiện ích ngân hàng. Bên cạnh đó, xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng để trình Quốc hội Khóa XII cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 6. Nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an toàn... phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam. Xây dựng chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, Khoá X.

3.4.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước


Được xác định là ngành kinh tế huyết mạch của đất nước, trong đó Ngân hàng Nhà Nước là cơ quan có chức năng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Chính sách tiền tệ lại có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Một chính sách tiền tệ mạnh với các công cụ điều hành chính chặt chẽ, linh hoạt sẽ tác động tốt đến sự phát triển của nền kinh tế và đương nhiên sẽ góp phần ổn định xã hội…

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước đã và đang chủ động thực hiện các biện pháp vừa góp phần ổn định hệ thống, tiếp tục chống lạm phát, vừa góp phần kích cầu nền kinh tế của Chính phủ. Trước những tác động của cuộc khủng hoảng này, Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để tiếp tục kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bằng việc giữ ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn của các tổ chức tín dụng, đồng thời có chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ sản xuất khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh; kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2009 ở mức hợp lý, bảo đảm khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng ở mức cao, giảm dần lãi suất cho vay; điều hành tỷ giá phù hợp với quan hệ cung – cầu của thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

Điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm hiện nay là 8,5%/năm, tương đương với đầu năm 2008, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm)41; và tiếp tục giảm các mức lãi suất ở mức hợp lý. Bởi đây là cơ sở để các ngân hàng thương mại đưa ra chính sách lãi suất của mình nhằm thực hiện chính sách huy động vốn, do vậy mức lãi suất ngân hàng đưa ra cần phải phản ánh đúng tình hình cung cầu của thị trường. Tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng từ 5%/năm tăng lên 10%/năm; để giảm sự lưu thông tiền tệ chống lạm phát.

NHNN phối hợp với ngân hàng thương mại theo dõi chặt chẽ diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới, đánh giá, nhận định về các khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế và thị trường tiền tệ Việt Nam để dự báo, có phương án và thực hiện các biện pháp để xử lý các tình huống rủi ro có thể xảy ra.

Đối với việc quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, ngay sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và một số nước, NHNN đã chủ động thực hiện các biện pháp theo hướng ưu tiên cho đảm bảo an toàn và thanh khoản ở mức cao, thứ đến là sinh lời, bằng việc điều khiển các khoản đầu tư tiền gửi tại các ngân hàng sang ngân hàng trung ương của các nước phát triển.

Ngân hàng nhà nước cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các tổ chức tín dụng bắt buộc phải công khai cho công chúng biết theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời ngân hàng nhà nước cùng các chuyên gia kinh tế thiết lập một hệ thống chỉ tiêu chuẩn để đánh giá tiềm lực tài chính cũng như chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, điều này sẽ giúp tạo ra một thị trường hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng.



41 Tổng kết báo cáo ngành ngân hàng năm 2008 và kế hoạch phát triển ngành ngân hàng năm 2009.

KẾT LUẬN


Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, muốn khẳng định nâng cao vị thế của mình trên thương trường, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái, thì cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề huy động vốn vì đây là mấu chốt để phát triển mọi hoạt động kinh doanh của mình.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cũng như do những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng TMCPNT cần xác định cho mình những phương thức huy động vốn đúng đắn và phù hợp nhất, để cải thiện các chỉ tiêu đã đề ra cho công tác huy động vốn đã có không ít biến động trong thời gian qua. Muốn được như vậy thì đòi hỏi Nhà nước và Ngân hàng nhà nước phải có định hướng rõ ràng, kết hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Ngoại Thương nói riêng để có đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trong xu thế hội nhập như hiện nay.

Bản thân NHTMCPNT – một ngân hàng đã có truyền thống và uy tín trong công tác huy động vốn dù đã biết phát huy những sức mạnh nội lực vốn có của mình, không ngừng gặt hái được những thành công trong công tác huy động vốn, nhưng vẫn phải tiếp tục xây dựng tầm nhìn chiến lược huy động vốn ngắn hạn cũng như dài hạn và có những chính sách hoạch định rõ ràng. Có như vậy NHTMCPNT mới thực sự khẳng định được vị trí đi đầu của mình trong hoạt động huy động vốn với các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống.

Trong khóa luận của mình, tôi đã nghiên cứu về chính sách huy động vốn, đặc điểm của chính sách huy động vốn trong thời kỳ suy thoái dựa trên lý thuyết, thực trạng huy động vốn của NTTMCPNT, chỉ ra một số bất cập, từ đó đưa ra một số đề xuất để hoạt động huy động vốn của NHTMCPNT hiệu quả hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chủ biên Nguyễn Tấn Bình, năm 2002, Phân tích quản trị tài chính – theo analynis for financial management, NXB ĐHQG tp HCM.

2. PGS.TS Nguyễn Đăng Đờn, Ths lê Thị Hồng Phúc, năm 2008, Giáo trình tài chính tiền tệ -NXB Thống Kê

3 Chủ biên PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Huy Đào, năm 2006, Quản trị tài chính doanh nghiệp - Nxb Tài chính.

4.TS Trần Quý Liên (năm 2006), “Nguyên lý kế toán”, NXB Tài Chính 5.Nguyễn Lữ , năm 2008,Chiến tranh lạm phát- NXB lao Động.

6. George Cooper, , năm 2008, Nguồn gốc khủng hoảng tài chính, NXB Lao Động & Xã Hội.

7. TS. Nguyễn Văn Lương và PGS-TS. Nguyễn Thị Nhung, Chính sách tiền tệ trong vai trò điều tiết hoạt động của các ngân hàng thương mại- tạp chí ngân hàng số ngày 10.2.2009.

8. Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam.

9. Báo cáo về kinh tế Việt Nam của Tổng Cục Thống Kê 2008

10. Tài liệu về vốn của NHTMCPNT 6 tháng đầu năm 2008

11. Báo cáo tổng hợp các hoạt động của ngân hàng TMCPNT năm 2005, 2006, 2007.

12. Báo cáo thường niên của ngân hàng BIDV, Agribank, Vietinbank năm 2007.

13. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, năm 2006, 2007, 2008, Báo cáo thường niên.

14. Các tài liệu về chiến lược phát triển của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đến năm 2010.

15. Báo cáo của Vndirect, Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect, địa chỉ: Số 1 Nguyễn Thượng Hiền – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

16. Các báo cáo nghiên cứu trao đổi của ngân hàng Nhà Nước bao gồm báo cáo của IMF, OECD, WB; báo cáo tổng kết nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2008 và phương hướng năm 2009.

17. Các văn bản quy định của ngân hàng nhà nước về lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc v.v.......

18. Tài liệu hội nghị giám đốc tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 và triển khai nhiệm vụ năm 2009 của NHTMCPNT.

19. Chương trình Việt Nam và các chỉ số - 19h50’ trên kênh VTV1 đài truyền hình Việt Nam.

20. Chương trình bình luận và sự kiện – 9h trên kênh VTV1 đài truyền hình Việt Nam

21. Một số trang Web

Trang Web của bộ tài chính: www.Mof.gov.vn

Trang Web của bộ kế hoạch và đầu tư: www.Mpi.gov.vnwww.Vneconomy.com.vn.

www.Kiemtoan.com.vn

Trang Web của ngân hàng ngoại thương Việt Nam: www.Vcb.com.vn www.Diendankinhte.infor.com.vn

www.Hastc.org.vnwww.Sanotc.com.vn www.Asset.com.vn

Trang Web của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn Trang Web của tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn

Trang Web của thời báo kinh tế Việt Nam: www.ven.vn

Trang Web mạng thông tin khoa học công nghệ VN : www.vista.gov.vn Trang Web của diễn đàn các doanh nghiệp VN: www.vibonline.com.vn

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 16/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí