của chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ và những nguyên nhân mang tính khách quan từ bên ngoài.
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Đây là những nguyên nhân xuất phát từ chính đặc điểm nội tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
a. Trình độ nguồn lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu kém
- Nguồn nhân lực:
Một trong những khó khăn hiện nay mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải chính là việc thiếu đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng đáp ứng yêu cầu của phát triển và hội nhập kinh tế quốc tê. Có thể nói, trình độ học vấn của cả người lao động và của chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất thấp.
Trong số hơn 25% lao động có chuyên môn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chỉ có 6% lao động có trình độ đại học và cao đẳng. Chủ các doanh nghiệp có trình độ đại học cũng chỉ khoảng 2%, đội ngũ này chủ yếu mới được hình thành nên còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng quản lý yếu kém và hiểu biết về công nghệ cũng như thị trường không nhiều. Do đặc điểm về quy mô vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nói chúng các doanh nghiệp này đều không đủ kinh phí để đầu tư vào việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
Trình độ quản lý doanh nghiệp cũng là một khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu một cuộc điều tra cho thấy, có tới 55,63% doanh nghiệp có trình độ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, và hơn 40% số doanh nghiệp có trình độ từ sơ cấp và phổ thông trở xuống. Cụ thể, số người có học vị tiến sĩ trong doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm 0,66%, thạc sĩ là 2,33%, tốt nghiệp đại học chiếm 37,82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56% và tốt nghiệp các trường trung cấp chuyên nghiệp chiếm 12,33%. Còn 43,3% còn lại là những lao động có trình độ phổ thông trở xuống.
Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng rất ít người đã được đào tạo về kinh tế và quản trị doanh nghiệp nên khả năng quản trị, điều hành doanh nghiệp rất yếu. Chủ yếu họ dựa vào những kinh nghiệm thu được từ thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong trào chứ không có việc tìm hiểu thị trường kỹ càng, không có kế hoạch và chiến lược phát triển lâu dài.
Một thực tế khác, theo đánh giá của các ngân hàng thương mại, khả năng lập dự án sản xuất kinh doanh để vay vốn tại hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều rất yếu kém, không có tính khả thi nên khó được các ngân hàng chấp nhận cấp vốn. Khi xem xét các bộ hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp này cho thấy các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư được lập rất sơ sài về nội dung và rất thiếu tính thuyết phục. Nhưng số lượng các doanh nghiệp sử dụng đến dịch vụ tư vấn dự án rất ít vì chi phí cho dịch vụ này khá cao, nhiều doanh nghiệp không thể kham nổi trong khi dự án chưa chắc chắn sẽ được thông qua.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ .
- Tỷ Lệ Vốn Vay Đáp Ứng Nhu Cầu Vốn Của Doanh Nghiệp
- Những Hạn Chế Trong Việc Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Việt Nam
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Của Chính Sách Đòn Bẩy Tài Chính Tại Các
- Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 10
- Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 11
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng tự lập dự án. Một số doanh nghiệp có dự án sản xuất kinh doanh rất khả thi nhưng khi lập dự án, doanh nghiệp không biết làm thế nào để chứng minh tính khả thi của nó. Cũng có những dự án trình bày rất rõ ràng, rất khả thi nhưng trong phần thiết bị máy móc, các doanh nghiệp đều chọn rất nhiều loại thiết bị máy móc đắt tiền không phù hợp với quy mô tài chính cũng như nhân lực của doanh nghiệp; trong khi đó họ hoàn toàn có thể lựa chọn nhiều loại máy móc thiết bị với công nghệ tương tự nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Điều này có thể xuất phát từ việc doanh nghiệp đã không tìm hiểu thị trường kỹ càng, nhưng nó cũng thể hiện một quan điểm sai lầm của các doanh nghiệp cho rằng với máy móc thật đắt tiền, thật hiện đại thì các ngân hàng sẽ chú ý hơn đến dự án của họ.
Những ví dụ trên cho thấy việc lập dự án kinh doanh là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể vay được vốn nhưng nó thật không dễ chút nào. Trong khi nhiều doanh nghiệp do trình độ nguồn nhân lực có hạn, khi lập dự án còn mang nặng tư tưởng chủ quan, coi nhẹ và đôi khi là áp đặt của chủ doanh nghiệp hoặc dựa vào kinh nghiệm chứ không phải là dựa vào những tính toán mang tính khoa học và kinh tế. Điều đó khiến cho doanh nghiệp đánh mất dần độ tín nhiệm của các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay khác.
- Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu với thời gian sử dụng trung bình khoảng trên dưới 20 năm. Trong khi đó, tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm chỉ ở mức khiêm tốn 5 - 7% (trong khi của thế giới là 20%). Hệ thống máy móc “quá đát”, cũ kỹ đã khiến cho giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cao hơn các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Theo thống kê, chỉ có 8% số doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt trình độ công nghệ tiên tiến, tuy nhiên phần lớn trong đó lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 23.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, mặc dù số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN, số doanh nghiệp có website cũng chiếm một tỷ lệ rất thấp.
Cuộc điều tra của Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (ASMED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu Tư cũng chỉ ra một nghịch lý: trong khi trình độ công nghệ kỹ thuật thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp lại có tỷ lệ rất thấp, chỉ 5,65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ.
Số liệu tổng hợp cũng cho thấy, có một sự khác biệt cơ bản giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước khác. Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới quan tâm đến công nghệ thông tin và
tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách lên quan đến doanh nghiệp. Đại đa số các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam không có kiến thức, thông tin và kinh nghiệm trong việc lựa chọn, mua bán và chuyển giao công nghệ. Với họ, mua công nghệ chỉ đơn giản là mua máy móc thiết bị; và cũng do thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào công nghệ theo kiểu “nhỏ giọt” - mỗi năm mua một ít, vừa làm vừa cải tiến. Cách làm như vậy khiến cho hệ thống máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp này thiếu đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Việc yếu kém về công nghệ sản xuất kinh doanh đã làm cho vị thế và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị giảm sút, từ đó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn.
b. Khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam còn hạn chế
Mặc dù số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong cả nước, nhưng tổng số vốn cho sản xuất, kinh doanh chỉ chiếm có 30% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong cả nước 20. Điều đáng lo ngại là số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, nhưng quy mô vốn và chất lượng doanh nghiệp lại giảm. Cụ thể, mức vốn trung bình của một doanh nghiệp là 2 tỷ đồng. Điều này một mặt phản ánh khả năng thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, mặt khác thể hiện các doanh nghiệp này chưa quan tâm đến việc đầu tư để tăng vốn tự có trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh hay nói cách khác khả năng sử dụng đòn bẩy hoạt động không cao. Theo thống kê, thì do cơ cấu nguồn vốn tự có thấp nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dựa vào thị trường tài chính phi chính thức để tài trợ cho các hoạt động của mình, rất ít cơ hội để tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức thông qua các tổ chức tín dụng.
Do vốn chủ sở hữu thấp, trình độ khoa học thiết bị yếu kém, lạc hậu nên khi tiếp cận các với các nguồn tín dụng chính thức từ các tổ chức tín dụng thì khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là không có tài sản đảm bảo, chiếm 77%. Số doanh nghiệp có vốn từ 5-10 tỷ đồng chỉ chiếm hơn 8%, trong khi đó số doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 1 tỷ đồng chiếm hơn 41%. Năng lực tài chính yếu cùng với việc các hệ số tài chính không đảm bảo đã khiến cho các tổ chức tín dụng rất ngại khi quyết định cấp vốn cho đối tượng này.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất kém trong việc minh bạch hóa tài chính trong khi đây là yếu tố tối quan trọng để có thể huy động được các nguồn vốn từ bên ngoài. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đầy đủ các tài liệu báo cáo về sản xuất kinh doanh như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính,…Tuy nhiên, sổ sách và các tài liệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không quá đơn giản, không cập nhập và thiếu chính xác gây rất nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng thẩm định doanh nghiệp.
Một thực tế khác tại Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xây dựng các báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với các cơ quan quản lý nên thường không chính xác và cao hơn thực tế. Phần lớn các doanh nghiệp không có hệ thống kế toán tiêu chuẩn, đôi khi không tách bạch được giữa tài sản cá nhân và tài sản của các công ty, các báo cáo tài chính không được kiểm toán hàng năm nên ngân hàng và các tổ chức cho vay gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân tích và thẩm định năng lực của các doanh nghiệp này.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là trình độ quản lý tài chính của các doanh nghiệp này rất yếu kém, khiến cho hiệu quả của các quyết định tài chính không cao. Các doanh nghiệp đều không có chiến lược quản lý tài chính lâu dài, không
có khả năng lập dự toán chi phí trước, thường để đến tình trạng thiếu vốn mới nghĩ đến việc đi vay.
Với năng lực tài chính yếu kém, không minh bạch về tài chính nên khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất hạn chế, từ đó khiến cho chính sách đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp này không thể phát huy được hiệu quả.
c. Tâm lý e ngại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiếp xúc với các tổ chức tín dụng và cho vay, đặc biệt là các ngân hàng thương mại
Theo điều tra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Họ không biết chắc chắn liệu mình có thể được cấp vốn hay không, hoặc đơn giản là vì muốn vay vốn ở các ngân hàng thì phải minh bạch hóa tài chính và có các dự án khả thi mà các doanh nghiệp này lại không muốn tiết lộ thông tin về sản xuất kinh doanh của mình.
Trong quan hệ với các tổ chức tín dụng và cho vay, vị thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường yếu hơn, lại không nắm rõ các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, nên các doanh nghiệp thường không cảm thấy tự tin khi tiến hành các giao dịch, nhân viên của doanh nghiệp thiếu kỹ năng đàm phán và thuyết trình.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp này cũng không chủ động tìm kiếm những nguồn tài trợ chính thức khác. Ví dụ như phương thức tài trợ bằng thuê tài chính rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn đầu tư vào tài sản cố định hoặc đổi mới máy móc thiết bị. Nhưng các doanh nghiệp chỉ xem đây như là phương thức cuối cùng trong việc lựa chọn nguồn tài trợ kinh doanh. Thay vào đó, doanh nghiệp thường có khuynh hướng tìm nguồn tài tợ từ thị trường không chính thức như vay tiền của người thân, người cho vay nóng với cơ chế cho vay linh hoạt, không cần tài sản đảm bảo, chi phí giao dịch thấp. Tuy nhiên, lãi suất cho vay cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.
Việc e ngại tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức đã khiến cho doanh nghiệp không chủ động được sản xuất, kinh doanh, không chủ động được nguồn tài chính từ đó làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
Đây là những nguyên nhân xuất phát từ chính các tổ chức tín dụng cho vay, các cơ quan quản lý Nhà nước và từ chính bản thân nền kinh tế nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả chính sách đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
a. Cơ chế và chính sách cho vay của các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay đang cản trở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng chính thức
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đã coi các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những khách hàng tiềm năng của mình, thể hiện ở dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng, tỷ lệ cho vay đối với đối tượng khách hàng này trong các ngân hàng thương mại cũng tăng lên đáng kể. Ví dụ như tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thời điểm 31/12/2007 đã tăng 20 lần so với năm 2001, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 100% 16. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay đối với đối tượng này vẫn còn thấp so với các đối tượng khách hàng khác. Các ngân hàng thương mại vẫn dành nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn vì chi phí bỏ ra khi cho các doanh nghiệp lớn vay thấp hơn và rủi ro lại không cao như đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vây, có thể nói, cửa tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hẹp nay lại càng hẹp hơn.
Nếu quyết định cho vay thì các ngân hàng thương mại cũng có những quy định rất chặt chẽ về yêu cầu tài sản thế chấp, phương án kinh doanh khả thi, minh bạch tài chính, thủ tục cho vay, hoặc xem xét dự án có nằm trong danh mục mặt hàng được ngân hàng ưu tiên cho vay hay không,…Với những yêu cầu như vậy, không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có thể đáp
ứng được. Nếu đáp ứng được và có thể hoàn thiện các thủ tục thì cũng mất rất nhiều thời gian và công sức, lúc đó cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp cũng đã trôi qua.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại thường cấp một hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp và trong năm sẽ cho vay theo hạn mức tín dụng đó. Tuy nhiên, việc phân loại và đánh giá cũng như thẩm định của các ngân hàng thương mại chưa sát với thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các hạn mức tín dụng đưa ra không hợp lý. Doanh nghiệp không thể vay vượt quá hạn mức tín dụng, trong khi đó muốn tăng hạn mức tín dụng cũng rất khó vì thủ tục và quy trình rất mất thời gian.
Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay cũng tìm mọi cách để tăng chi phí vay thực tế lên. Trong năm 2008, khi ngân hàng Nhà nước quy định về lãi suất trần đối với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại không thể tăng lãi suất cho vay lên thì họ lại tìm mọi cách để thu thêm phụ phí, khiến cho chi phí vay của các doanh nghiệp bị đội lên rất nhiều. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp.
Tương tự, trong thị trường cho thuê tài chính, mặc dù được xây dựng là nhằm mục đích cấp tín dụng cho các doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện về tài sản thế chấp. Nhưng trong quy định của các công ty tài chính và trên thực tế thực hiện, các công ty này chỉ đáp ứng nhu cầu thuê tài chính đối với những doanh nghiệp có dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh và có đủ khả năng tài chính để tham gia dự án đó. Những quy định như thế này cũng không khác gì mấy so với các ngân hàng thương mại, và không phải tất cả doanh nghiệp vừa và nhỏ đều đáp ứng được.