Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 10

doanh nghiệp tạo nên đòn bẩy tổng hợp. Muốn đòn bẩy hoạt động hiệu quả, có hai đối tượng cần tác động vào là doanh thu và chi phí cố định.

Muốn tăng doanh thu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải gia tăng hiệu quả kinh doanh sản xuất. Trước hết là tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Có như vây, sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới có chổ dứng trên thị trường trong điều kiện kinh tế khó khăn và lạm phát tăng cao như hiện nay. Để tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ thì cách mà doanh nghiêp hay làm nhất là đổi mới thiết bị, máy móc, công nghệ để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn về mẫu mã, chủng loại. Tuy nhiên, do đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vốn sản xuất rất hạn chế nên khả năng tăng đầu tư cho công nghệ cũng rất hạn chế. Do vậy, để tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm bằng các dịch vụ hậu mãi. Như thế, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có sức thu hút hơn đối với khách hàng.

Để giảm chi phí, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tổ chức lại các khâu, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết. Các doanh nghiệp cũng có thể tăng số lượng sản phẩm dịch vụ để giảm chi phí cố định trung bình trên sản phẩm. Như vậy, với một đơn vị sản phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Tuy nhiên, điểm tựa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi sử dụng đòn bẩy hoạt động là khá nhỏ vì chi phí cố định của các doanh nghiệp này thấp (các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ - cần ít chi phí cố định bỏ ra ban đầu). Do vậy, khả năng sử dụng đòn bẩy hoạt động sẽ bị hạn chế. Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp nên tăng chi phí cố định bằng cách đầu tư vào đổi mới và cải tiến máy móc công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng hơn.

- Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nợ

Có thể nói, hiện nay hầu như tất cả doanh nghiệp đều phải sử dụng đến nguồn vốn đi vay từ bên ngoài hay còn gọi là vay nợ. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ thế nào cho hợp lý và hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

Đối với mọi doanh nghiệp, nợ được chia làm hai loại chính là nợ ngắn hạn và nợ trung - dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp không xác định được mình có nhu cầu vay nợ hay không, mình vay nợ để làm gì hay nên vay ngắn hạn hay vay dài hạn. Hay nói cách khác là các doanh nghiệp này không có kế hoạch và phương án sử dụng nợ như thế nào cho hiệu quả. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp vì nợ là một nghĩa vụ mà doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn trả trong tương lai.

Như vậy, để việc sử dụng nợ có hiệu quả, doanh nghiệp phải lên kế hoạch cụ thể việc vay vốn và sử dụng nguồn vốn đi vay đó. Trong phương án sử dụng vốn vay đó, doanh nghiêp phải xác định được mục đích của việc vay vốn, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, thời gian vay là bao lâu, khi nào thì vay và vay bao nhiêu là đủ. Việc lên kế hoạch cho việc vay nợ như thế sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm và đàm phán những khoản vay với lãi suất thấp hơn và điều kiện hấp dẫn hơn.

Sau khi vay được nợ, doanh nghiệp phải có phương án sử dụng khoản nợ đó thật hợp lý, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, do cơ chế cho vay của các tổ chức tín dụng thoáng, việc vay nợ dễ dàng nên họ sử dụng các khoản nợ không đúng mục đích, gây lãng phí. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vay quá nhiều nợ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và bị phá sản. Do vậy, sau khi nhận được khoản nợ này, doanh nghiệp phải lên kế hoạch về các dòng tiền ra vào từ khoản nợ đó, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng chi trả lãi vay và hoàn trả gốc khi đến hạn.

3.2.2. Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Một trong những nguyên nhân khiến cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đạt hiệu quả như mong muốn chính là việc các doanh nghiệp này không thể vay được vốn khi cần thiết. Hạn chế này một phần cũng xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp phải có những biện pháp để tháo gỡ khó khăn này.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chủ động tiếp cận với các kênh huy động vốn khác bên cạnh các kênh truyền thống

Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 10

Các doanh nghiệp đều muốn tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng vì đây là nguồn tín dụng chính thức, lãi suất khá hợp lý và rất lớn so với các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận với nguồn vốn này là ít, nếu có vay được thì chi phí bỏ ra cũng rất lớn, không thấp hơn các nguồn tín dụng khác là bao nhiêu.

Trong khi đó, trên thị trường hiện nay còn có rất nhiều kênh cấp vốn khác với thủ tục đơn giản hơn và chi phí thấp hơn như các công ty cho thuê tài chính hoặc các quỹ tín dụng, quỹ đầu tư, hay thị trường chứng khoán. Lợi ích của các kênh huy động này không phải là nhỏ: ví dụ như các công ty cho thuê tài chính không yêu cầu về tài sản đảm bảo, chỉ cần doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi hay như các quỹ tín dụng có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp này vay vốn ngân hàng nếu như doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo. Nhưng trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp mặn mà lắm với các kênh huy động này vì nó đang rất mới trên thị trường, thậm chí có doanh nghiệp không biết đến sự tồn tại của các tổ chức cho vay này.

Do vậy, để việc huy động các nguồn vốn tài trợ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải chủ động trong việc tìm các nguồn tài trợ mới chứ không thể chỉ trông chờ vào nguồn tín dụng ngân hàng.

Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tự mình nâng cao hiểu biết về thị trường tài chính, và từ đó mạnh dạn tham gia các kênh huy động vốn mới. Bên cạnh đó, mặc dù hiện nay chưa có thị trường chứng khoán tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng các doanh nghiệp cũng phải xây dựng các kế hoạch và phương án để sẵn sàng tham gia khi Nhà nước xây dựng xong thị trường chứng khoán cho loại đối tượng doanh nghiệp này.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tự nâng cao năng lực tài chính cho mình

Hiện nay, trong bảng xếp hạng đánh giá tín nhiệm tài chính của các ngân hàng và tổ chức cho vay, vị trí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp. Nên khi xét duyệt các hồ sơ xin vay vốn của các doanh nghiệp này, các tổ chức nói trên đều cảm thấy lưỡng lự và không muốn cho vay. Do vậy, để dễ dàng hơn trong việc vay vốn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tự mình nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp.

Trước hết, khi muốn vay vốn, doanh nghiệp phải có dự án sản xuất kinh doanh. Như vậy, để tăng khả năng được xét cấp vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến việc lập các dự án kinh doanh để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả - các yếu tố quyết định đến việc các tổ chức cho vay có đồng ý cấp vốn hay không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải có sự minh bạch hóa tài chính bằng việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và có các báo cáo tài chính đáng tin cậy. Nếu doanh nghiệp đảm bảo hai yếu tố trên, việc vay vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Về lâu dài, doanh nghiệp cần phải cải thiện năng lực tài chính của mình. Thứ nhất là tăng vốn điều lệ, đó là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có khả năng phát triển trong tương lai. Thứ hai, doanh nghiệp phải giữ uy tín trong các quan hệ tín dụng, đặc biệt là với các ngân hàng thương mại, không để diễn ra tình trạng nợ xấu quá lâu.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức trên thị trường một phần vì năng lực tài chính yếu kém, mặt khác cũng do các doanh nghiệp này chưa có tên tuổi, chưa tạo dựng được uy tín trên thị trường nên các tổ chức cho vay thường cảm thấy không chắc chắn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên ngần ngại trong việc cấp vốn. Do vậy, để tạo dựng được lòng tin nơi các tổ chức cho vay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ cần nâng cao năng lực tài chính mà bản thân doanh nghiệp phải tạo dựng được uy tín cho mình hay nói cách khác là nâng cao năng lược cạnh tranh của mình trên thị trường.

Để làm được điều này, trước hết doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng của sản phẩm và dịch vụ bằng cách đổi mới, cải tiến khoa học công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn hoặc tăng các giá trị gia tăng cho sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được chổ đứng cho sản phẩm trong lòng khách hàng, và tạo dựng được thương hiệu riêng cho mình.

Thứ hai, để có thể hiện diện nhiều hơn, sâu hơn trong tâm trí khách hàng, doanh nghiệp cần tăng cường việc marketing và quảng bá hình ảnh của công ty. Doanh nghiệp có thể quảng cáo, giới thiệu trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt, theo các nhà quản lý thì “marketing online” là một giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay. Marketing trực tuyến sẽ giúp các doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đối tác hơn với chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tham gia vào các sự kiện hoặc chương trình để mọi người biết đến doanh nghiệp cũng như khả năng và uy tín của doanh nghiệp. Làm được như thế, các doanh nghiệp sẽ tạo dưng được mối quan hệ tốt với khách hàng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào các hiệp hội, tổ chức …của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy, doanh nghiệp vừa bảo vệ

được quyền lợi của mình, vừa tận dụng được cơ hội và sự hỗ trợ từ các tổ chức hiệp hội đó. Thêm vào đó, việc là thành viên của các tổ chức hay hiệp hội có uy tín trong và ngoài nước sẽ giúp doanh nghiệp có chổ đứng tốt hơn trên thị trường, tạo dựng được lòng tin và hình ảnh tốt cho mình.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hợp lý và đúng đắn

Theo số liệu thống kê, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, chất lượng của các doanh nghiệp là một điều đáng bàn. Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được lập ra theo phong trào, chủ doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi không biết đầu tư vào đâu; trong khi đó thủ tục thành lập doanh nghiệp lại đơn giản nên những doanh nghiệp này ra đời mà không có chiến lược phát triển hợp lý. Một vài doanh nghiệp phát triển rầm rộ trong một vài năm, sau đó lại suy yếu nhanh chóng và tan rã. Điều đó bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp thiếu chiến lược phát triển bền vững, doanh nghiệp không biết sản xuất cái gì, kinh doanh như thế nào cho hiệu quả. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển được và có chổ đứng trên thị trường thì các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hợp lý và đứng đắn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp phải giải quyết được vấn đề sản xuất cái gì để đáp ứng nhu cầu thị trường, thu được lợi nhuận, sản xuất như thế nào, bằng công nghệ gì, và huy động nguồn vốn nào để sản xuất hiệu quả mà tiết kiệm được chi phí. Còn trong dài hạn, doanh nghiệp phải xác định được hướng phát triển của doanh nghiệp: mở rộng theo chiều sâu hay chiều rộng, xây dựng được các giá trị cho doanh nghiệp: uy tín, danh tiếng, năng lực cạnh tranh…

Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược, dự báo được xu hướng phát triển của nền kinh tế để đón đầu, xây dựng được các

kịch bản kinh tế để chuẩn bị các phương án khác nhau cho các tình huống khác nhau, không để tình trạng phát triển theo “trào lưu”, đến đâu hay đến đó.

3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi xét cho cùng con người chính là nhân tố tạo ra mọi sự thay đổi trong doanh nghiệp từ chất lượng sản phẩm, đến công nghệ hay cách thức quản lý doanh nghiệp. Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tất yếu và yêu cầu khách quan nếu doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và bền vững.

Thứ nhất, phải nâng cao và tăng cường năng lực quản lý của các giám đốc và các cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà quản lý tài chính. Năng lực quản lý là một trong hai yếu tố tạo nên năng lực tổng hợp của một nhà quản lý. Tuy nhiên, các nhà quản trị tại Việt Nam rất thiếu yếu tố này. Trình độ học vấn thấp là một nguyên nhân khiến cho năng lực quản lý của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bị hạn chế. Do vậy, để việc quản trị doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng được hiệu quả, các nhà quản lý cần chủ động nâng cao những kỹ năng cần thiết cũng như cập nhật các kiến thức để theo kịp với các bước tiến của xã hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên có chiến lược để đào tạo các cán bộ nguồn cho doanh nghiệp, để sau đó, các nhà quản lý này có thể truyền lại những kiến thức hiểu biết của mình cho người khác.

Thứ hai là về trình độ của người lao động. Theo thống kê, lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nên khả năng tiếp thu không cao khiến cho hiệu quả và năng suất lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế. Để không bị tụt hậu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cần phải xây dựng các chính sách để nâng cao trình độ cũng như tay nghề của người lao động. Các doanh nghiệp có thể mở các lớp đào tạo ngay trong nội bộ công ty, cũng

có thể cử nhân viên đi học nếu như doanh nghiệp có đủ tài chính cho hoạt động này.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, doanh nghiệp phải có chính sách và các chế độ đãi ngộ để thu hút và giữ chân người tài. Các doanh nghiệp có thể làm được điều này bằng cách xây dựng một chế độ lương thưởng hợp lý, đồng thời có các lợi ích khác dành cho những nhân viên giỏi, xuất sắc. Nếu doanh nghiệp làm được điều đó, chắc chắn người lao động sẽ gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.

3.3. Một số kiến nghị với các tổ chức cho vay và các cơ quan quản lý Nhà nước

Việc sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu quả hay không không chỉ dựa vào bản thân các doanh nghiệp mà còn dựa vào môi trường kinh tế vĩ mô và các chính sách của Nhà nước, của các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay. Do vây, trong phần này, tôi xin mạnh dạn trình bày một số kiến nghị với các cơ quan quản lý và các tổ chức tín dụng để giúp doanh nghiệp có thể sử dụng và sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

3.3.1. Kiến nghị với các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay

Có thể nói ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay đóng vay trò rất quan trọng và quyết định tới hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi chính ngân hàng và các tổ chức cho vay là người cung cấp các nguồn vốn để các doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, như đã nói trong phần thực trạng, con đường doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức khá chông gai, số doanh nghiệp cảm thấy hài lòng khi vay vốn từ các tổ chức này còn rất hạn chế. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp tìm đến các nguồn tín dụng “đen” mặc dù lãi suất “cắt cổ” và lượng vốn không nhiều.

Để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng mức độ tiếp cận với nguồn vốn này, ngân hàng và các tổ chức cho vay cần phải có chính sách thông thoáng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022