Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời tổng thống V.Putin - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

Nguyễn Hải Vân Anh


CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG V.PUTIN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC


Hà Nội-2008

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------------------------------


Nguyền Hải Vân Anh


CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG V.PUTIN


Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60.31.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Quang Minh


HÀ NỘI-2008




MỞ ĐẦU

MỤC LỤC


4

1.

Lý do chọn đề tài

4

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

6

3.

Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8

4.

Phương pháp nghiên cứu

9

5.

Kết cấu luận văn

10

CHƯƠNG 1

Tình hình thế giới và Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin

11

1.1.

Tình hình thế giới

11

1.2.

Tình hình trong nước

14

1.3.

Vài nét về con người V.Putin

20

CHƯƠNG 2

Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin

23

2.1.

Quá trình hình thành chính sách đối ngoại

23

2.1.1.

Mục tiêu của chính sách đối ngoại

23

2.1.2.

Những giai đoạn chính trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại

27

2.2.

Nội dung của chính sách đối ngoại

32

2.2.1.

Chính sách đối ngoại định hướng Âu- Á

32

2.2.2.

Chính sách đối ngoại của Nga với một số đối tác

35

2.2.2.1.

Chính sách đối ngoại của Nga đối với SNG

36

2.2.2.2.

Chính sách đối ngoại của Nga đối với Châu Âu

38

2.2.2.3.

Chính sách đối ngoại của Nga đối với Mỹ

44

2.2.2.4.

Chính sách đối ngoại của Nga đối với Châu Á

47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời tổng thống V.Putin - 1



2.2.3.

Chính sách đối ngoại linh hoạt, thực dụng

63

CHƯƠNG 3

Đánh giá chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin

71

3.1.

Một số thành tựu

71

3.2.

Một số thách thức

75

3.3.

Tác động của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin đối với thế giới và khu vực

78

3.4.

Triển vọng chính sách đối ngoại của Liên bang Nga

81

KẾT LUẬN


85


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN Association of Southeast Asia Nations


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


ARF ASEAN Regional Forum


Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN


ABM Anti-Ballistic Missile Treaty


Hiệp ước phòng thủ chống tên lửa đạn đạo


EU European Union


Liên minh Châu Âu


FDI Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài


GDP Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội


NATO North Atlantic Treaty Organization


Khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương


NMD National Missile Defense


Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia


OECD Organization for Economic Cooperation and Devolopment


Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế


WTO World Trade Organization


Tổ chức Thương mại thế giới


MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Thế kỷ XX là thế kỷ đánh dấu những thăng trầm, biến đổi của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay. Hầu hết mọi sự kiện lớn của thế giới trong thế kỷ qua đều gắn liền với Liên Xô và Liên bang Nga. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, nhắc đến Liên Xô là người ta nghĩ ngay đến đất nước của Lênin, đến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, là người đi tiên phong trong việc tạo dựng một chế độ xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa - đối lập với những gì mà các nước tư bản đang theo đuổi. Nhưng vào những năm cuối của thế kỷ, do những định hướng sai lầm trong công cuộc cải tổ, do nóng vội, chủ quan duy ý chí, Liên Xô đã sụp đổ và thay thế vào đó là nhà nước Liên bang Nga hiện nay. Nước Nga mới kế tục sự nghiệp của Liên Xô với một nền kinh tế lạc hậu, nền chính trị rệu rã và quân sự đang bị thách thức nghiêm trọng. Nước Nga từ địa vị cường quốc hàng đầu thế giới đang dần dần tụt xuống vị trí các quốc gia hạng hai, thậm chí hạng ba.

Chính vào những năm tháng bản lề này, người ta thấy sự xuất hiện của một nhân vật làm thay đổi được cục diện và tình hình của nước Nga. Đó là Vladimir Vladimirovich Putin. Ông là vị Tổng thống thứ hai của Liên bang Nga và đã đi vào lịch sử của đất nước này như là người có công trong việc khôi phục nước Nga từ “đống hoang tàn” của những năm cải tổ, để bước vào thế kỷ mới.

Sự xuất hiện của V.Putin trên vũ đài chính trị nước Nga, sự thăng tiến quá nhanh và cả uy tín của ông, cùng với lòng ngưỡng mộ mà người dân Nga dành cho ông đã trở thành một sự kiện không chỉ riêng với nền chính trị của nước Nga mà cả thế giới. Lịch sử nước Nga trong thế kỷ XX, chưa từng biết đến một sự vươn tới đỉnh cao quyền lực của một lãnh tụ chính trị nào nhanh đến như vậy. Trong nhiều trường hợp thường thì điều này chỉ đạt được nhờ đấu tranh chính trị phức tạp và bền bỉ, thậm chí có thể phải đổ máu.


Vực dậy một đất nước đã quá suy yếu và chia rẽ là điều không đơn giản với bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Nhưng V.Putin đã làm được điều đó. V.Putin đã biến một nước Nga hỗn loạn thành một nước Nga ổn định, một nền kinh tế đổ vỡ thành một nền kinh tế phát triển, một nước Nga suy sụp thành một nước Nga đầy tự tin và kiêu hãnh.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, nước Nga đạt được những thành tựu đó là do chính sách đối nội và chính sách đối ngoại đúng đắn của Tổng thống V.Putin. Ngay sau khi trở thành Tổng thống, V.Putin đã đưa ra chính sách đối ngoại “Định hướng Âu - Á”, theo đó Nga sẽ thiết lập mối quan hệ cân bằng giữa phương Đông và phương Tây trên nguyên tắc linh hoạt, thực dụng với ưu tiên hàng đầu là bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.

Nhìn lại nước Nga những năm đầu sau khi trở thành quốc gia độc lập, chúng ta thấy người tiền nhiệm của V.Putin, Tổng thống B.Elsin đã thực hiện một chính sách đối ngoại khác hẳn, chính sách đối ngoại “Định hướng Đại Tây Dương” hay còn có tên gọi khác là đường lối ngoại giao “hướng Tây”. Nội dung cơ bản của chính sách này là đặt quan hệ với Mỹ và các nước tư bản phương Tây lên hàng đầu, coi đó là quan hệ “hữu nghị”, là “liên minh chiến lược”. Tổng thống B.Elsin trong bài phát biểu ngày 17 tháng 4 năm 1992, tại kỳ họp thứ 6 Đại hội đại biểu nhân dân toàn Nga đã khẳng định: “nhiệm vụ trung tâm bao trùm mọi hoạt động quốc tế của Nga là xây dựng quan hệ bạn bè với các nước dân chủ trên thế giới nhằm đảm bảo cho nước Nga gia nhập cộng đồng các nước phương Tây một cách hợp pháp và hài hòa” [17, tr. 84]. Nga “bỏ rơi” hầu như tất cả các đồng minh truyền thống ở Đông Âu cũng như ở Châu Á và Châu Phi. Với chính sách trên, nước Nga đã có những nhượng bộ, thỏa hiệp với Mỹ và phương Tây để từ đó hy vọng vào sự giúp đỡ của họ. Nhưng thực tế không diễn ra như nước Nga mong đợi. Nga ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ và phương Tây, vị thế quốc tế của Nga ngày càng suy yếu. Nga không những không hòa nhập được với phương Tây mà còn trở thành “vị khách” của phương Tây.

Từ những nét khái quát trên, chúng ta thấy, chính sách đối ngoại đóng một vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia cũng như trong việc nâng cao sức mạnh và vị thế của các quốc gia đó trên trường quốc tế. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Luận văn sẽ cung cấp cách nhìn khách quan và toàn diện về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.


Vậy chính sách đối ngoại của V.Putin đã được hình thành như thế nào, nó bao gồm những mục tiêu và nội dung gì? Chính sách đối ngoại này có sự kế thừa chính sách đối ngoại của Tổng thống B.Elsin hay không? Chính sách đối ngoại này đã có tác động như thế nào đối với nước Nga, với khu vực và với thế giới?

Đó là lý do để tôi quyết định chọn đề tài: “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin” làm luận văn thạc sỹ của mình.


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


Kể từ khi V.Putin xuất hiện trên chính trường nước Nga vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, đã có rất nhiều nghiên cứu của các học giả Nga và nước ngoài đề cập về nhân vật này. Trong thời gian này, hình ảnh của V.Putin luôn được đăng tải trên trang bìa của các tạp chí nổi tiếng. Những cuốn sách viết về V. Putin được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới, như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Pháp... và được bán hết một cách nhanh chóng. Họ viết về tiểu sử của V.Putin, về những năm tháng hoạt động tình báo của V.Putin, về những việc ông đang làm và sẽ làm nhằm cứu vãn và phục hồi lại nước Nga, đưa nước Nga tìm lại vị thế xứng đáng của mình trong trật tự thế giới mới. V.Putin được coi như là một “hiện tượng”, là “một ngôi sao” đã, đang và sẽ toả sáng trên bầu trời chính trị nước Nga nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Tuy nhiên, ở Việt Nam đây còn là đề tài tương đối mới mẻ. Phần lớn các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về V.Putin mới chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu chính sách đối ngoại của V.Putin trong phạm vi tác động với từng khu vực, như quan hệ giữa Nga với Liên minh Châu Âu - EU, hay giữa Nga với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và các khu vực khác,…

Có thể chia các sách, tài liệu và bài báo viết về V.Putin theo ba nhóm:


* Nhóm thứ nhất: Tìm hiểu về tiểu sử của V.Putin, về quãng đời là một nhà tình báo trước khi trở thành Thủ tướng rồi Tổng thống của Liên bang Nga. Như các sách:

- V.Putin - Từ trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga; Tác giả: Lý Cảnh

Long.


- V.Putin và những người cộng sự; Tác giả: A.A. Mukhin.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023