hệ chính trị và kinh tế. Đầu năm 2001, chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Nga - Tổng thống Putin thể hiện mối quan tâm ngày càng tăng của Nga trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Nga - Việt lên tầm cao hơn. Trong cuộc viếng thăm quan trọng này, hai bên đã ký kết các văn kiện quan trọng, trong đó có Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga. Bước phát triển mới này trong quan hệ hai nước đã thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng của chính phủ và nhân dân hai nước, với mong muốn phát triển mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp và ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt nhất lợi ích của hai dân tộc.
Từ thực tiễn quan hệ hai nước trong thời gian qua, ta có thể rút ra kết luận rằng, quan hệ Việt - Nga sau khi Liên bang Xô viết không còn tồn tại đã có sự kế thừa của mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Xô trước đây và đã chuyển sang một giai đoạn mới, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với bối cảnh quốc tế, khu vực và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Sau vài năm đầu bị ngừng trệ, quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, thương mại, đầu tư, khoa học, giáo dục đã có bước phát triển mới và mặc dù chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước nhưng hứa hẹn những triển vọng và thành tựu to lớn hơn trong tương lai. Tầm quan trọng của mối quan hệ truyền thống Việt - Nga đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 9 đến ngày 12/9/2007. Hai bên đã ra Thông cáo chung, nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga (ký ngày 16/6/1994) và Tuyên bố chung về đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga (ký ngày 1/3/2001). Việt Nam và Nga đã cùng thể hiện quyết tâm tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác lâu dài trên các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quân sự đến văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật, nhằm mang lại lợi ích
thiết thực cho mỗi nước, vì sự phồn vinh và phát triển của khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
3.2. Việt Nam trong tam giác quan hệ Nga - Việt Nam - ASEAN
3.2.1 Vai trò ngày càng được nâng cao của Việt Nam trong ASEAN
Trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ tháng 7/1995, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong giai đoạn được coi là phát triển đáng kể nhất của ASEAN (1995 - 2005). Nhờ sự tăng trưởng nhanh, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm 4 nước kém phát triển trong ASEAN (CLMV) để gia nhập nhóm ASEAN 7. Tuy là nước gia nhập sau nhưng với mong muốn xây dựng một Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, đoàn kết và phát triển bền vững, trong thời gian qua, qua các hành động cụ thể dưới đây, Việt Nam đã tham gia tích cực vào tất cả các chương trình và hoạt động của ASEAN và đã có nhiều đóng góp xứng đáng trong hoạt động của Tổ chức khu vực này.
Một là, nhằm từng bước mở rộng ASEAN và tăng cường liên kết khu vực, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy quá trình kết nạp các thành viên mới là Laos, Myanmar và Cambodia để hình thành nên khối ASEAN thống nhất, bao gồm 10 thành viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Triển Khai Chính Sách Đối Ngoại Của Nga Với Asean Trong Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
- Thương Mại Dịch Vụ Nga Với Một Số Nước Asean 2002 - 2005
- Quan Hệ Truyền Thống Việt Nam - Liên Xô/ Liên Bang Nga
- Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 11
- Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Hai là, Việt Nam là một trong số các thành viên đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN như xây dựng tầm nhìn ASEAN 2020; Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển; Tuyên bố Bali II về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; Cơ chế hợp tác ASEAN + 3 ; Hội nghị thượng đỉnh Đông Á; Diễn đàn khu vực ASEAN; Xây dựng hiến chương ASEAN…
Ba là, để thực hiện tốt nghĩa vụ của một thành viên, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết như thực hiện AFTA, CEFT theo đúng lộ trình đặt ra,
thực hiện sáng kiến liên kết ASEAN (IAI), chương trình hợp tác khu vực sông Mekong và hành lang Đông - Tây… Những sự kiện trên cho thấy khả năng hội nhập nhanh chóng của Việt Nam vào ASEAN. Việt Nam không những không là gánh nặng với nhiều khác biệt cho ASEAN mà đã trở thành một trong những thành viên có nhiều đóng góp xây dựng nhất của ASEAN.
―Việt Nam ngày nay là một thành viên không thể tách rời của ASEAN với những đóng góp có hiệu quả và thiết thực vào các sáng kiến và chương trình của ASEAN. Đặc biệt, Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực cải cách chính sách và kinh tế trong các nước thành viên mới của Hiệp hội ở khu vực Đông Dương. Thêm nữa, Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong việc hoạch định định hướng tương lai của ASEAN, không kém gì các nước sáng lập tổ chức này ban đầu. Việt Nam còn là một cầu nối hữu hiệu cho ASEAN thâm nhập vào Trung Quốc… Việt Nam là nước điều phối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và EU, Việt Nam đóng vai trò chính trong nhóm Tầm nhìn ASEAN - EU, thông qua việc đưa ra những khuyến nghị nhằm thiết lập mối quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN và EU, trong đó có Khu vực thương mại tự do ASEAN
- EU (ASEAN - EU FTA).‖ 1
Qua quá trình gần 15 năm gia nhập ASEAN, kinh tế Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu to lớn, trong đó có phần đóng góp của ASEAN, nơi mà Việt Nam cũng đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển chung. Số liệu thống kê của Việt Nam cho thấy quan hệ thương mại của Việt Nam với ASEAN đã gia tăng nhanh chóng. Năm 1995, khi mới gia nhập ASEAN, kim ngạch thương mại Việt Nam và ASEAN chỉ ở mức 1, 1 tỷ USD. Năm 2006 đã tăng lên 6,3 tỷ USD. Thị trường nội khối chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Quan hệ đầu tư của ASEAN vào Việt Nam cũng liên tục tăng, từ 3 tỷ USD vốn đăng ký với 230
––––––––––––––
1. [17, tr. 340 - 341]
dự án vào năm 1995 đã tăng lên 16 tỷ USD, với 1179 dự án vào năm 2007, chiếm khoảng 30% tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 1
Với vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế và những đóng góp quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách của ASEAN, vai trò và vị thế của Việt Nam đã không ngừng được nâng cao trong ASEAN. Hơn nữa, những nỗ lực và sự chủ động của Việt Nam trong hội nhập khu vực và quốc tế đã giúp Việt Nam nâng cao uy tín trên trường quốc tế cũng như khu vực.
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN sẽ tiếp tục được nâng cao khi kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, chỉ khi thu hẹp được khoảng cách phát triển với những nền kinh tế lớn nhất trong ASEAN thì Việt Nam mới trở thành trụ cột quan trọng trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng lớn mạnh. Bối cảnh quốc tế hiện nay đang tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam tận dụng thời cơ, tạo nên những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là trong phát triển kinh tế để trở thành một trong những đầu tầu kinh tế, góp phần đưa ASEAN lên tầm phát triển mới, để ASEAN xứng đáng là một trong những liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới.
3.2.2 Lợi thế của Việt Nam với vai trò là cầu nối trong quan hệ Nga - ASEAN
Kế thừa quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt - Xô trước đây, quan hệ Việt
- Nga trong những năm gần đây đã ngày càng được cải thiện và tăng cường về mọi mặt. Với tư cách là một thành viên của ASEAN và với những lợi thế riêng có về vị trí địa lý cũng như lợi thế so với các nước ASEAN khác trong quan hệ với Liên bang Nga, Việt Nam đã sẵn sàng và có đủ các điều kiện để có thể trở thành cầu nối nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa Nga với ASEAN.
–––––––––––––––––– 1. [17, tr. 341]
Trước hết, hiện nay tính chất của mối quan hệ Việt - Nga đã hoàn toàn thay đổi so với thời kỳ Liên Xô trước đây (dựa trên cơ sở liên minh chính trị), mà quan hệ hiện nay là mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trong một số năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã chú trọng nhiều hơn tới việc phát triển mối quan hệ với các nước lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, lợi ích của Nga gắn chặt với các nước này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với chính sách đối ngoại cân bằng Đông - Tây, Nga ngày càng chú ý đến quan hệ với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có ASEAN và với ASEAN, do những lý do lịch sử, Nga tăng cường quan hệ với Việt Nam dễ dàng hơn so với bất kỳ nước ASEAN nào khác.
Điều kiện tiếp theo để Việt Nam trở thành cầu nối trong quan hệ Nga - ASEAN là sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác quốc tế và khu vực, vị trí địa chính trị, địa kinh tế và sự phát triển năng động của chính khu vực Đông Nam Á đã thu hút sự quan tâm của các cường quốc vào khu vực này. Trong khi đó, Việt Nam lại là của ngõ đi vào Đông Nam Á, nhất là khi các hành lang kinh tế được mở ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông hàng hóa không chỉ từ Trung Quốc đến các nước ASEAN mà Nga cũng có thể kết nối với các hành lang này vì Nga cũng có biên giới chung với Trung Quốc, nhờ đó có thể tạo điều kiện cho Nga phát triển, đặc biệt là đối với vùng Viễn Đông và Siberia, qua đó tạo thế và lực mới cho nước Nga, với lợi thế là cầu nối giữa hai châu lục Á - Âu.
Sau cùng, Việt Nam có điều kiện thuận lợi là nước hiểu rõ đất nước, con người và nền văn hóa Nga hơn các nước ASEAN khác. Các trường đại học hàng đầu của Liên Xô trước đây đã đào tạo cho Việt Nam hàng chục nghìn chuyên gia, trong đó có hơn 30.000 người có trình độ đại học, 3.000 phó tiến sĩ và khoảng 200 tiến sĩ khoa học, đồng thời qua các chương trình hợp tác đào tạo nghề, đã có 98.000 công dân Việt Nam đã được đào tạo nghề
nghiệp chuyên môn. 1 Trong số những người đã học tập tại Liên Xô, nhiều người đã và đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam.
Hiện nay, theo các phương tiện thông tin đại chúng, đang có khoảng
80.000 người Việt Nam làm ăn và sinh sống tại Nga. Ngoài ra, còn có khoảng 200 gia đình với gần 700 người Việt Nam đã nhập quốc tịch Nga. Những con số trên đây cho thấy vốn qúy về con người cùng sự hiều biết về đất nước Nga và thị trường Nga để Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cầu nối của Nga đi vào ASEAN mà Việt Nam có thể phát huy, trong khi Nga cũng đã nhận thức được lợi thế này và cũng bày tỏ mong muốn tìm kiếm các biện pháp để thúc đẩy quan hệ với Việt Nam qua việc tận dụng các lợi thế đó. Doanh nghiệp và doanh nhân hai nước có thể tận dụng những lợi thế về con người và những hiểu biết về nhau để tăng cường trao đổi thương mại hay thiết lập liên doanh, mở văn phòng đại diện… tại mỗi nước để doanh nghiệp Nga có thể thâm nhập vào thị trường ASEAN qua cửa ngõ Việt Nam, hay doanh nghiệp Việt Nam đi vào thị trường Nga và qua đó thâm nhập thị trường các nước CIS cũng như thị trường Châu Ấu.
Trong bối cảnh hiện nay, với xu hướng khu vực hóa thì xu hướng hợp tác song phương thông qua các Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) đang chiếm ưu thế. Các nền kinh tế lớn như Mỹ và Nhật Bản đã và đang chuẩn bị ký FTA với một số nước trong ASEAN. Trong khi đó thì cả Nga và ASEAN đều chưa có động thái gì trong việc đàm phán để ký FTA với nhau khi điều kiện cho phép. Đặc biệt, trong thời gian sắp tới, khi mà Nga trở thành thành viên đầy đủ của WTO thì việc Nga và Việt Nam ký FTA rất có thể sẽ mang lại những yếu tố thuận lợi để Nga tăng cường hợp tác với ASEAN. Nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với Nga nói chung và để
––––––––––––––
1. [17, tr.324]
phát triển vùng phía Đông nước Nga nói riêng thì Nga và các nước ASEAN cần sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện để có thể ký kết các hiệp định FTA, mà trước mắt có thể là với Việt Nam, đối tác chiến lược của Nga trong ASEAN.
Thế giới ngày nay đã chứng minh sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia. Các cặp quan hệ song phương và đa phương tác động lẫn nhau và quan hệ Việt - Nga cũng đang bị chi phối bởi các tính toán chiến lược và quan hệ của các nước lớn, đặc biệt là quan hệ Nga - Mỹ - Trung. Qua những bước phát triển của quan hệ Việt - Nga trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, có thể thấy tuy Việt Nam không phải là đối tác kinh tế ưu tiên hàng đầu của Nga tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhưng khi xét đến các yếu tố chính trị - kinh tế và tính toán chiến lược của Nga đối với ASEAN thì Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng nhất, giúp Nga từng bước thâm nhập và tạo dựng ảnh hưởng cũng như tìm kiếm các lợi ích tại khu vực Đông Nam Á. Lợi thế của Việt Nam không chỉ về vị trí địa lý, là cầu nối giũa Nga với ASEAN mà còn ở chỗ Việt Nam và Nga đã tạo dựng được quan hệ trên nhiều lĩnh vực mang tính lịch sử. Về an ninh, chính trị và kinh tế, hai nước đã và đang đạt được những thành tựu rất quan trọng và cơ bản, đã có hiểu biết về thị trường và cung cách làm ăn của nhau… những thuận lợi đó là cơ sở để hai nước đẩy mạnh hợp tác phát triển và thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giữa Nga và ASEAN tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên.
3.3. Tác động của quan hệ Nga - ASEAN đối với Việt Nam
3.3.1 Tác động về chính trị - an ninh
Với tư cách là một thành viên quan trọng trong ASEAN, đồng thời với vị trí thuận lợi như là cầu nối của quan hệ giữa Nga và ASEAN, Việt Nam đang là điểm kết nối cho quá trình hình thành và phát triển trong mối quan hệ
giữa hai đối tác tiềm năng là Nga và ASEAN. Tam giác quan hệ Nga - ASEAN - Việt Nam đã, đang và sẽ có các tác động lẫn nhau.
Về chính trị - an ninh, từ sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là sau khi có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại từ giữa những năm 1990, Nga cũng đã muốn tăng cường quan hệ với ASEAN, do vị trí quan trọng của khu vực này cũng như muốn tìm kiếm lợi ích và gia tăng ảnh hưởng tại khu vực. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN (tháng 7/1995) và đã là đối tác chiến lược của Nga đã tạo thêm thuận lợi cho Nga trong chính sách tăng cường quan hệ với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó ASEAN là một bộ phận quan trọng. Khi quan hệ Nga - ASEAN ngày càng phát triển sẽ có những động tích cực đến chính trị và an ninh của Việt Nam như sau:
Thứ nhất, góp phần cân bằng ảnh hưởng của các nước lớn tại khu vực Đông Nam Á, khiến ASEAN sẽ không phải chịu ảnh hưởng quá lớn từ một cường quốc nào. Cán cân quyền lực Mỹ - Trung - Nga sẽ trở nên cân bằng, tạo nên sự ổn định cho ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, thông qua hợp tác quân sự giữa hai bên, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam sẽ gia tăng được sức mạnh quân sự, trang bị thêm một số vũ khí và khí tài quân sự hiện đại của Nga với giá cả cạnh tranh, cũng như hợp tác sản xuất vũ khí, bảo trì sửa chữa các vũ khí đã mua của Nga, qua đó góp phần nâng cao năng lực của ngành công nghệp quốc phòng tại Việt Nam và một số nước ASEAN.
Thứ ba, với vai trò cầu nối của Việt Nam, quan hệ chính trị an ninh giữa Nga và ASEAN sẽ có thêm những bước phát triển mới, đặc biệt là trong những nhiệm kỳ Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN. Việt Nam sẽ là địa điểm thuận lợi trong việc tổ chức các sự kiện liên quan đến quan hệ chính trị an ninh giữa Nga và ASEAN, nơi gặp gỡ giữa của các chính khách và những doanh nghiệp quốc phòng lớn của Nga với các đại diện của ASEAN nhằm gia tăng quan hệ chính trị và tìm kiếm quan hệ đối tác về quân sự giữa hai