Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 11

bên. Đồng thời, các nước ASEAN cũng có thể sử dụng sự tham vấn của Việt Nam để tăng cường quan hệ chính trị - an ninh với Nga.

Thứ tư, trong điều kiện cụ thể về an ninh chính trị của Việt Nam và các nước ASEAN, việc tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN với nhau cũng như giữa Nga và các nước ASEAN để bảo đảm an ninh chính trị xuất phát từ chính yêu cầu của tất cả các nước. Để thực hiện yêu cầu đó, các nước ASEAN và Nga cần phải cùng nhau hợp tác trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, đặc biệt là an ninh phi truyền thống. Thông qua hợp tác giữa ASEAN với Nga trong lĩnh vực này cùng với việc phát huy lợi thế về vị trí địa lý và vai trò là cầu nối của Việt Nam mà an ninh và ổn định của Việt Nam cũng được tăng cường.


3.3.2 Tác động về kinh tế


Lĩnh vực kinh tế là lĩnh vực mà Nga, ASEAN và Việt Nam cần tìm cách phát huy hơn nữa để đáp ứng lợi ích của mỗi bên và tương xứng với tiềm năng to lớn của Nga và ASEAN. Các nước ASEAN không có được lợi thế về kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác về kinh tế với Nga như Việt Nam. Do đó, ASEAN rất coi trọng kinh nghiệm hợp tác Nga - Việt và vì thế, khi Nga có chủ trương mở rộng và nâng cao khả năng hợp tác kinh tế với ASEAN thì trước mắt, hiệu quả hợp tác kinh tế với Việt Nam cần được quan tâm hơn nữa, trở thành lăng kính để Nga đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại với ASEAN. Trong điều kiện ấy, kinh tế Việt Nam sẽ có được nhiều lợi ích thông qua mối quan hệ kinh tế được mở rộng giữa Nga và ASEAN.

Để hợp tác hợp tác kinh tế Nga - Việt và Nga - ASEAN đạt hiệu quả cao hơn, hai bên cần phải tiến hành đổi mới cơ chế hợp tác cho phù hợp với cơ chế của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Do thực tế hiện nay, hợp tác kinh tế diễn ra chủ yếu ở cấp độ chính phủ nên trong thời gian tới, các bên

cần xúc tiến hợp tác thông qua các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân, các hội doanh nghiệp… hay thành lập các quỹ đầu tư nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án. Bên cạnh đó, cần tiến hành điều tra và dự báo về môi trường đầu tư tại Nga và các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam (là nước có nhiều lợi thế nhất trong hợp tác kinh tế với Nga). Hội doanh nghiệp ở mỗi nước đều có thể giúp đỡ và trao đổi thông tin khi tổ chức các cuộc viếng thăm lẫn nhau ở cấp cao, các hội chợ triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nga với Việt Nam và ASEAN.

Trong bối cảnh quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, cũng như quan hệ hợp tác kinh tế Nga - ASEAN còn chưa đáp ứng được với mong muốn và lợi ích của hai bên thì với chính sách hướng Đông của mình, Nga vẫn sẽ kiên trì với việc phát triển các mối liên hệ về mọi mặt với Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng. Kinh tế tất nhiên là lĩnh vực sẽ được ưu tiên hàng đầu, không những đối với Nga mà cả với ASEAN. Hai bên cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác kinh tế lên một bước phát triển mới, mạnh mẽ về chất. Quá trình này sẽ có tác động kích thích sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Nga với Việt Nam với tư cách như một đầu mối và cửa ngõ cho doanh nghiệp Nga tiến vào ASEAN và ngược lại, thông qua cầu nối Việt Nam, các doanh nghiệp ASEAN có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận thị trường Nga và Đông Âu.

Trong ASEAN, mặc dù năng lực phát triển còn thua kém so với Singapore, Thailand hay Malaysia… nhưng trong các lĩnh vực khác như công nghệ vật liệu mới, năng lượng, công nghệ sinh học, Việt Nam đang có tốc độ phát triển cao và có quan hệ gắn bó và lâu dài với Nga trong các lĩnh vực này. Hơn thế nữa, Việt Nam còn có đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ được đào tạo ở Nga, có các cơ sở nghiên cứu triển khai trong các lĩnh vực trên nên có điều kiện rất tốt để tiếp tục phát triển hợp tác với Nga.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Trên cơ sở quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp Nga - Việt, kinh tế và thương mại giữa hai nước trong thời gian qua cũng có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là từ sau chuyến thăm và dự Hội nghị APEC tại Việt Nam của tổng thống V. Putin năm 2006. Sau đó là các chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2007, 2009) và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2008). Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đã góp phần củng cố sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga, đồng thời trao đổi các biện pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận đã ký kết và ký kết một số thỏa thuận song phương. Qua các cuộc viếng thăm trên đây, phía Nga khẳng định quan điểm luôn coi trọng phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam, tương xứng với quan hệ tốt đẹp về chính trị. Lãnh đạo hai nước cũng đã thể hiện sự nhất trí quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, có sự phối hợp và ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế như Liên hiệp quốc, APEC, ASEAN, ARF.

Quan hệ kinh tế song phương nhìn chung vẫn còn thấp về giá trị, chưa tương xứng với quan hệ chính trị và tiềm năng của hai phía. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 1995 đến 2007, trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng trung bình 15% mỗi năm. Kim ngạch thương mại hai nước đã tăng từ 354 - 400 triệu USD năm 1995 lên hơn 1 tỷ USD năm 2007; năm 2008 đạt 1,641 tỷ USD. Năm 2009, bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn

Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 11

cầu, kim ngạch thương mại hai nước vẫn đạt hơn 1,7 tỷ USD. 1

Về đầu tư, tại thời điểm cuối năm 2009, Nga có 55 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn là 302,9 triệu USD (không kể lĩnh vực dầu khí). Nga hiện đứng thứ 23 trên tổng số 81 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. 2

Dầu khí và năng lượng là các lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu

––––––––––––––

1 - 2. Báo Đất Việt. Quan hệ Việt - Nga ngày càng đơm hoa kết trái. www.baodatviet.vn. Ngày 30/01/2010.

quả, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước. Cùng với liên doanh Vietsovpetro, một điển hình của hợp tác Việt - Nga, hai bên đã lập các liên doanh mới như Vietgazprom, Rusvietpetro và Gazpromviet để tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực dầu khí không chỉ tại Việt Nam mà còn ở Nga và tiến tới hợp tác với nước thứ ba. Nga tiếp tục hợp tác tốt với Việt Nam trong việc hiện đại hóa và xây mới các công trình năng lượng tại Việt Nam. Hai bên cũng đã xem xét mở rộng hợp tác sang lĩnh vực điện hạt nhân theo kế hoạch phát triển điện hạt nhân của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam và đa số các nước ASEAN đã gia nhập WTO, (ngoại trừ Laos) trong khi Nga đang đi vào giai đoạn đàm phán song phương để gia nhập. Sau khi Nga gia nhập WTO, Nga, Việt Nam và các nước ASEAN khác sẽ có thể dễ dàng điều chỉnh hàng rào thuế quan cho thông thoáng. Theo đó, khối lượng mậu dịch giữa các bên sẽ gia tăng nhanh chóng. Riêng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để sớm tiến hành ký kết hiệp định FTA với Nga và Việt nam có thể được hưởng các ưu đãi thương mại từ phía Nga, tương tự như chính sách ưu đãi của Nga đã dành cho một số nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).

ASEAN đang là điển hình của của một hiệp hội các quốc gia đang phát triển, một liên kết khu vực khá thành công. Tuy rằng các nền kinh tế của các nước thuộc ASEAN hiện nay đều chưa thực sự phát triển nhưng rất được thế giới, nhất là các nước lớn quan tâm đến. Nga hiện nay chưa thể cạnh tranh với các nước lớn khác nhưng đã có những chính sách cụ thể để đẩy mạnh quan hệ với ASEAN, đặc biệt là chính trị và kinh tế. Quan hệ với ASEAN có nghĩa là quan hệ tổng thể hay từng phần với tổ chức ASEAN, với AFTA, ARF … hay với từng nước ASEAN, với xu hướng tiến tới cộng đồng Đông Á, các mối quan hệ trong APEC và ―khu vực tự do thương mại Châu Á - Thái Bình Dương‖ do Mỹ khởi xướng, cũng như giải quyết một cách hợp lý các quan hệ với các nước lớn đang có ảnh hưởng đến ASEAN.

Vì vậy, khi nước Nga thực hiện chính sách mở rộng quan hệ với ASEAN, nước Nga sẽ cần mở rộng quan hệ trên tất cả các mặt, với tất cả các thành viên của ASEAN. Nước Nga cần mở rộng quan hệ với ASEAN vì chính lợi ích của bản thân nước Nga. Kinh tế - thương mại cần được xem như mũi nhọn để phát triển quan hệ hai bên, dựa trên các khuôn khổ có liên quan đến ASEAN. Khi quan hệ kinh tế giữa Nga và ASEAN phát triển thì cũng trực tiếp tác động đến các thành viên của ASEAN, trong đó có Việt Nam, với nhiều lợi thế riêng có trong quan hệ với Nga sẽ thu được những thành quả ngày càng lớn hơn trong quá trình hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Nga, với tư cách là đối tác chiến lược duy nhất của Nga trong ASEAN.


3.3.3 Tác động về văn hóa


Sự giao lưu và ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau là qui luật vận động và phát triển của các nền văn hóa và là thuộc tính của xã hội loài người. Quá trình toàn cầu hóa ngày nay đã và đang đưa các dân tộc cùng với các nền văn hóa ngày càng trở nên gần gũi nhau hơn. Do đó, trong mối quan hệ nhiều mặt, đặc biệt là về văn hóa giữa Nga - ASEAN và giữa Nga với Việt Nam nói riêng thì giao lưu văn hóa cùng với những tác động của nó là một quá trình tự nhiên, được diễn ra liên tục. Cùng với sự phát triển của mối quan hệ Nga - ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI thì riêng đối với Việt Nam, mối quan hệ này có thể sẽ mang đến một số tác động như sau:

Trước hết, giao lưu văn hóa Việt - Nga sẽ được tăng cường. Sau một thời gian bị gián đoạn với sự tan rã của Liên bang Xô viết, các hoạt động hợp tác, trao đổi văn hóa đã được đẩy mạnh. Liên tục từ năm 2001 đến 2008, hai bên đã tổ chức thành công các chương trình văn hóa như: ―Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam‖, ―Những ngày Matxcơva ở Hà Nội‖, ―Tuần lễ phim Nga tại Việt Nam‖, ―Những ngày Hà Nội tại Matxcơva‖, ―Những ngày văn

hóa Việt Nam tại Nga‖… Các hoạt động này đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như quảng bá văn hóa Nga và văn hóa Việt đến đông đảo nhân dân hai nước.

Tác động tiếp theo là sự tiếp xúc với văn hóa Nga của một bộ phận những người Việt Nam có mối liên hệ với nước Nga, yêu mến nền văn hóa Nga sẽ đa dạng và chủ động hơn. Giao lưu văn hóa Việt - Nga (cũng như nền văn hóa Xô viết trước đây) đã được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của tình hữu nghị gắn bó lâu dài giữa hai dân tộc. Trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước trước đây, những tác phẩm văn học, điện ảnh … đại diện cho văn hóa Nga - Xô viết đã thật sự là điểm tựa tinh thần và là hình mẫu lý tưởng cho nhiều người Việt Nam, tác động không nhỏ đến văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, do những hạn chế về hệ tư tưởng và cơ chế vào thời kỳ trước mà nhiều tác phẩm có giá trị đã không được phổ biến. Ngày nay, tại Nga, nhiều tác phẩm văn hóa ở các thể loại văn học, sân khấu điện ảnh … đã được xác định lại giá trị, nhiều cách lý giải và đánh giá đã được nghiên cứu lại, để trả lại vị trí xứng đáng cho các tác phẩm có giá trị đích thực. Vì thế, người Việt Nam sẽ có cơ hội để tìm hiểu những tinh hoa khác của nền văn học Nga, với những tác phẩm được ra đời trước và sau Cách mạng tháng Mười, thuộc nhiều thế hệ, nhiều trường phái khác nhau.

Trong các thành tố cấu thành nên văn hóa Nga, thì các lĩnh vực như văn học và sân khấu, điện ảnh thường được chú trọng. Trong khi đó thì còn rất nhiều lĩnh vực khác chưa được chú ý tìm hiểu và quan tâm đúng mức như hội họa, điêu khắc, nghệ thuật tượng đài, múa cổ điển, âm nhạc cổ điển… Cho nên, với quan hệ ngày càng mở rộng giữa hai nước, sự tiếp xúc với nền văn hóa Nga được đa dạng và phong phú hơn, sẽ làm cho văn hóa Nga ngày càng được khẳng định và lan tỏa tại Việt Nam. Sự tiếp nhận văn hóa Nga ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai sẽ không là quá trình hấp thụ hay ảnh hưởng

một chiều, thụ động mà là sự tiếp nhận chủ động và khai thác hiệu quả những thành tựu to lớn của nền văn hóa Nga vĩ đại.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử cũng như của quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hóa Nga, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học. Văn hóa Nga là một nền văn hóa lớn trên thế giới, nếu coi nhẹ sự giao lưu, tiếp xúc với nền văn hóa ấy, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội làm giàu cho văn hóa dân tộc mình. Bài học từ nền văn hóa Nga mà Việt Nam có thể có được trong thế giới đa cực và đa phương ngày nay, với sự hội nhập về mọi mặt của các dân tộc trên thế giới là bài học về phát huy nội lực, khẳng định bản lĩnh và tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời luôn giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy truyền thống dân tộc để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp và văn minh.

KẾT LUẬN


Khi so sánh với lịch sử quan hệ giữa các nước lớn khác với Đông Nam Á, mà ngày nay đại diện là tổ chức ASEAN thì lịch sử quan hệ của Nga với khu vực này được bắt đầu tương đối muộn. Tuy nhiên, với việc Liên bang Xô viết thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Đông Dương và một số nước Đông Nam Á khác từ đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, ảnh hưởng của Nga đối với khu vực đã được xác lập và từng bước được mở rộng. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quan hệ đối ngoại giữa Liên Xô với Đông Nam Á chịu tác động mạnh mẽ của mâu thuẫn Đông - Tây và sự đối đầu của hai siêu cường Xô - Mỹ. Thời kỳ này, Liên Xô chú trọng phát triển quan hệ toàn diện với các đồng minh là các nước Đông Dương, đặc biệt là với Việt Nam, trong khi quan hệ với các thành viên ASEAN lúc đó hầu như bị ngừng trệ, thậm chí có lúc trở nên căng thẳng. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa Nga và các nước Đông Nam Á đã từng bước được xây dựng, mở rộng và hứa hẹn có những bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Bước sang thiên niên kỷ mới, với bối cảnh quốc tế có những thay đổi nhanh chóng, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga nói chung và chính sách đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á nói riêng đã có những sự điều chỉnh mang tính chiến lược để phù hợp với sự biến động của tình hình thế giới cũng như bảo đảm lợi ích về địa - chính trị, địa - kinh tế của Liên bang Nga trong gia đoạn mới.


Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI ‖ có thể được kết luận, đánh giá qua một số nội dung sau:

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí