Mức Độ Tác Động Của Chính Sách Asxh Đối Với Nông Dân Bị Thu Hồi Đất


Thứ ba, chỉ số bao phủ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với nông dân, đó là tỷ lệ phần trăm người nông dân tham gia BHYT tự nguyện.

Công thức tính như sau:

C bhynd

S bhynd

D nd


(3)


Trong đó:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Cbhynd : Chỉ số bao phủ của BHYT tự nguyện đối với nông dân bị thu hồi đất năm (y).

Sbhynd: Số nông dân bị thu hồi đất tham gia BHYT tự nguyện tại thời điểm nghiên cứu năm (y).

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 6

Dnd: Tổng số nông dân trong tỉnh bị thu hồi đất tại thời điểm nghiên cứu năm (y).

Thứ tư, chỉ số bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân, đó là tỷ lệ phần trăm người nông dân bị thu hồi đất độ tuổi từ 15 trở lên tham gia BHXH tự nguyện.

C S bhxhnd

D

bhxhnd

nd

(4)

Cbhxhnd : Chỉ số bao phủ của BHXH tự nguyện đối với nông dân bị thu hồi đất năm (y).

Sbhxhnd: Số nông dân bị thu hồi đất tham gia BHXH tự nguyện tại thời điểm nghiên cứu năm (y)

Dnd: Số nông dân bị thu hồi đất độ tuổi từ 15 trở lên tại thời điểm nghiên cứu năm (y).


Thứ năm, chỉ số bao phủ của trợ giúp xã hội đối với nông dân, đó là tỷ lệ phần trăm giữa số người bị thu hồi đất nhận được trợ cấp hàng tháng so với tổng số đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện xem xét trợ cấp xã hội.


Công thức tính:


C tgxh


S tgxh

D btxh


(5)


Ctgxh: Chỉ số bao phủ của hệ thống trợ giúp xã hội năm (y).

Stgxh: Số nông dân bị thu hồi đất nhận được trợ giúp xã hội tại thời điểm nghiên cứu năm (y).

Dbtxh: Tổng đối tượng là nông dân bị thu hồi đất thuộc diện trợ giúp xã hội thời điểm nghiên cứu năm (y).


Thứ sáu, mức độ hài lòng của người dân về tính dân chủ trong thu hồi đất nông nghiệp và sự quan tâm giải quyết việc làm cho họ đối với chính quyền các cấp.

- Về tính dân chủ trong thu hồi đất nông nghiệp: là tỷ lệ % số người (đối tượng khảo sát) được hỏi đánh giá về mức độ dân chủ trong thu hồi đất khi tiến hành thu hồi đất ở địa phương.

- Về sự quan tâm giải quyết việc làm: là tỷ lệ % số người (đối tượng khảo sát) được hỏi đánh giá về vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân thuộc diện phải thu hồi đất ở các mức độ tốt, khá, trung bình, yếu.

1.3.5.2. Mức độ tác động của chính sách ASXH đối với nông dân bị thu hồi đất

Mức độ tác động của chính sách ASXH đối với nông dân bị thu hồi đất phản ánh trước hết thông qua chỉ số mức độ hưởng lợi của người nông dân sau một thời gian thực hiện chương trình. Đó là thu nhập, mức sống của hộ gia đình cải thiện và nâng cao, tỷ lệ người được tiếp cận tới dịch vụ xã hội cơ bản khu vực nông thôn, số người thoát nghèo và tình hình tăng thu nhập của người nông dân.


Mức độ tác động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và tính hiệu quả của các chính sách ASXH mà Nhà nước thực hiện nhằm bảo vệ những đối tượng bị thu hồi đất có được mức sống ít nhất ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng dân cư. Công thức tính mức hưởng lợi từ việc tham gia vào hệ thống an sinh xã hội của người dân diện bị thu hồi đất được thể hiện như sau:


y

IP TC jy IP LHjy

y

jy MS

hay

jy MS

(6)


Trong đó:

IPjy: chỉ số tác động của đối tượng năm y.

TCjy hay LHjy: trợ cấp và lương hưu tự nguyện của đối tượng tại thời điểm nghiên cứu năm (y).

MSy: mức sống trung bình dân cư tại thời điểm nghiên cứu năm (y). Muốn biết tỷ lệ phần trăm thì lấy tỷ lệ tuyệt đối của chỉ số nhân với

100%.

Về mặt lý thuyết, tỷ số này dao động từ 0 đến một bội số K nào đó, bội số K lớn hay nhỏ tuỳ thuộc tình hình phát triển kinh tế- xã hội của từng tỉnh và thể chế chính sách ASXH; sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh đối với những đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội.

Ở Việt Nam nói chung, chỉ số tác động của trợ giúp xã hội hay lương hưu tự nguyện luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng một, vì đối tượng xã hội nhận được trợ cấp xã hội không có điều kiện ràng buộc về sự đóng góp tài chính, do vậy sự trợ cấp của Nhà nước chỉ có thể đảm bảo mức sống tối thiểu (mức thấp nhất) hoặc mức sống trung bình của cộng đồng khi có điều kiện (mức cao nhất). Thực tế hiện nay, mức chuẩn trợ cấp xã hội chỉ đảm bảo hai phần ba mức lương tối thiểu, phần bù đắp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của


nhóm đối tượng này còn có sự chia sẻ trách nhiệm của doanh nghiệp, gia đình, người thân, cộng đồng xã hội.

1.3.5.3. Mức độ bền vững về tài chính của hệ thống ASXH đối với nông dân bị thu hồi đất

Thứ nhất, với đối tượng chủ động tham gia:

Mức độ bền vững của BHYT và BHXH tự nguyện là sự so sánh tổng chỉ và tổng thu trong từng năm hoặc trong kỳ kế hoạch về BHYT và BHXH tự nguyện.

Nếu tổng chi nhỏ hơn tổng thu thì được coi là bền vững về tài chính, ngược lại tổng chi lớn hơn tổng thu thì được coi là thiếu tính bền vững về tài chính.

Sự bền vững tài chính của BHYT tự nguyện phụ thuộc vào cơ chế thanh toán chi phí khám chữa bệnh và mức trần thanh toán cho một lần khám chữa bệnh, trừ trường hợp bệnh hiểm nghèo và tỷ lệ dân số tham gia BHYT.

Sự bền vững về tài chính của BHXH tự nguyện phụ thuộc vào mối quan hệ giữa mức đóng và mức hưởng, thời gian đóng và thời gian hưởng, mức độ sinh lời từ đầu tư phần nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện (quỹ BHXH dài hạn).

Công thức tính mức độ bền vững về tài chính của BHYT và BHXH tự nguyện:


Trong đó:

I tcy

C

y

T y


(7)

Itcy : Chỉ số tài chính năm hay thời kỳ y. Nếu Itcy < 1 thì tính bền vững của hệ thống tài chính ASXH đối với nông dân cao và ngược lại.

ΣCy: Tổng chi tài chính BHYT và BHXH tự nguyện năm hay thời kỳ y. ΣTy: Tổng thu tài chính BHYT và BHXH tự nguyện năm hay thời kỳ y.


Muốn biết tỷ lệ phần trăm thì lấy giá trị tuyệt đối của chỉ số nhân với 100%.

Chỉ số tài chính của BHYT và BHXH tự nguyện phản ánh tính bền vững của BHYT và BHXH tự nguyện, thông qua đó phản ánh tính hợp lý của thể chế chính sách và thế chế tài chính. Thông qua chỉ số tài chính cho phép người ta điều chỉnh thể chế chính sách, thể chế tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ hai, với đối tượng bị động tham gia:

Đối với trợ giúp xã hội, việc chi chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước và doanh nghiệp một phần huy động từ cộng đồng. Do vậy, việc đánh giá chỉ số này được thực hiện bằng cách so sánh tổng chi cho trợ giúp xã hội với GDP hoặc chi tiêu của tỉnh cho từng năm. Thông thường chi tiêu cho trợ giúp xã hội của các nước phát triển đạt khoảng 4%- 5% GDP. Cách tính tương tự cho việc cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản cho khu vực nông thôn, dạy nghề và hỗ trợ việc làm.

1.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH với nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN.

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc [26,94]

Do dân số nông thôn Trung Quốc rất đông (trên 1 tỷ người), kinh tế nông thôn phát triển không cân đối, thu nhập của nông dân chưa ổn định, có nơi còn chưa giải quyết xong vấn đề no ấm, nên đến nay một số chế độ bảo hiểm xã hội ở nông thôn mới dừng ở mức chính phủ hướng dẫn, nông dân tự nguyện tham gia.

- Về chế độ bảo hiểm hưu trí, Nhà nước Trung Quốc bắt đầu thăm dò, thực nghiệm vào năm 1986 và đến đầu năm 1987 có một số nơi tự phát làm thử, sau đó tiến hành làm thử tương đối có quy phạm. Trường hợp tương đối điển hình là làng Mã Lục, huyện Gia Định, Thượng Hải. Ở đây, người ta thu quỹ nghỉ hưu bằng hai cách, một là do tập thể làm, thôn trù lập, hai là do cá


nhân đóng góp dưới dạng lập tài khoản cá nhân để tích luỹ lâu dài. Sau khi đủ thời gian, đến tuổi nghỉ hưu được phát lương hàng tháng từ hai nguồn trên.

Tháng 1/1991, Quốc vụ viện ra Thông tri nói rõ sau khi vấn đề no ấm ở nông thôn đã cơ bản giải quyết, ở những nơi mà chính quyền cơ sở tương đối kiện toàn phải từng bước xây dựng chế độ bảo hiểm hưu trí nông thôn. Đến nay đã có hơn 2.100 huyện và thành phố tương đương cấp huyện triển khai công tác này với hơn 82 triệu nhân khẩu nông thôn tham gia, tích luỹ được 13 tỷ NDT.

- Về chế độ bảo hiểm y tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của ngành y tế Trung Quốc “mọi người đều được hưởng sự chăm sóc về sức khoẻ và y tế”, công tác bảo hiểm y tế nông thôn cũng được coi trọng mặc dù tình hình nông dân vẫn còn những khó khăn nhất định như nói ở trên. Hiện nay, chế độ chăm sóc sức khoẻ và y tế bằng cách góp vốn ở nông thôn, trong đó chế độ hợp tác chữa bệnh được sử dụng tương đối phổ biến. Chế độ này lấy cư dân nông thôn làm đối tượng, thông qua các phương thức gọi vốn và quản lý khác nhau, thực hiện tập thể và cá nhân cùng trù lập quỹ chuyên dùng cho khám chữa bệnh và theo tỷ lệ nhất định trả cho nông dân tiền thuốc men. Đặc trưng của chế độ hợp tác chữa bệnh là giúp đỡ lẫn nhau, cùng chịu rủi ro, người người tham dự, người người được hưởng… Đến nay, đã có khoảng 10% số nông dân trong cả nước xây dựng được chế độ hợp tác chữa bệnh.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội trong khu vực nông thôn, Trung Quốc cũng chú ý đến xây dựng hệ thống chính sách ASXH cho những người dân di cư nông thôn- thành thị. Trước đây, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng biện pháp cấp phép cư trú để điều tiết sự tiếp cận đối với phúc lợi và bảo hiểm xã hội, điều tiết dòng dịch chuyển dân cư và cầu lao động. Theo Ngân hàng Thế giới, điều này sẽ dẫn đến hai vấn đề: Thứ nhất, những công dân di cư ra thành thị sẽ bị hạn chế về tiếp cận phúc lợi xã hội và họ không thể tìm việc làm một cách chính thức vì không có giấy phép cư trú.


Thứ hai, người dân không di cư ở lại nông thôn gây dồn ứ cung lao động và làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn.

Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc đã bãi bỏ một phần quy định về hệ thống cấp phép cư trú nhằm làm tăng tính linh hoạt của thị trường lao động và hiện nay Quốc vụ viện Trung Quốc đang thảo luận việc bãi bỏ hoàn toàn việc cấp phép cư trú cho cư dân nông thôn ra thành thị. Một giải pháp là cung cấp các dịch vụ công và an sinh xã hội cho mọi người dân không phụ thuộc vào tình trạng cư trú của họ. Hệ thống này cũng tương tự như các nước công nghiệp phát triển. Tất nhiên phải tiến hành thay đổi từ từ, và tính đến vấn đề nảy sinh ở các thành phố quá đông.

- Giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn:

Trung Quốc là nước nông nghiệp với 900 triệu nông dân, số lao động nông nghiệp chiếm tới 70% lực lượng lao động cả nước. Sau 30 năm thực hiện cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá, đã xuất hiện tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Hiện lực lượng lao động nông nghiệp của Trung Quốc là 500 triệu người, nhưng lao động dư thừa đã lên tới hơn 200 triệu người, trong đó 75% tập trung ở khu vực miền Trung và miền Tây, trở thành vấn đề cấp bách không chỉ về mặt xã hội mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định an ninh kinh tế, an ninh chính trị của Trung Quốc.

Nguyên nhân của tình hình là do nông dân bị mất đất canh tác để phục vụ phát triển công nghiệp. Hiện Trung Quốc có khoảng 50 triệu nông dân không còn ruộng đất, nếu tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá vẫn duy trì như hiện nay thì sau 10 năm nữa sẽ có thêm 100 triệu nông dân bị mất đất. Mặt khác, một thời gian dài Chính phủ Trung Quốc chưa có cơ chế và chính sách điều tiết vĩ mô hiệu quả giải quyết lao động dư thừa chủ yếu mang tính tự phát. Những hạn chế tự thân của lao động nông thôn (trình độ giáo dục thấp,


không được đào tạo hướng nghiệp, thu nhập thấp) đã khiến nông dân gặp khó khăn về vốn và kiến thức để lập nghiệp hoặc tìm kiếm việc làm.

Để giải quyết vấn đề này, thời gian qua Trung Quốc đã coi việc đẩy mạnh chuyển dịch lao động nông nghiệp dư thừa là một trong những vấn đề quan trọng của chính sách “tam nông” và được thực hiện bằng các giải pháp chủ yếu sau:

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để thúc đẩy phân công lao động tại chỗ, tạo tiền đề thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, tiến tới đô thị hoá nông thôn bằng cách:

- Điều chỉnh và tối ưu hoá cơ cấu nông nghiệp căn cứ vào lợi thế của từng vùng, nhằm tạo bước chuyển dịch trong phân bố lại lao động ở nông thôn. Liên tục tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Thúc đẩy kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp, mở rộng phát triển các ngành phi nông nghiệp nhằm tăng thu nhập và tạo động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp hoá nông thôn. Các doanh nghiệp hương trấn (doanh nghiệp tập thể nông thôn) và các doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn trở thành nguồn thu hút đáng kể lực lượng lao động dư thừa trong sản xuất nông nghiệp.

- Củng cố và hoàn thiện chế độ hỗ trợ tài chính cho nông dân, thực hiện miễn giảm thuế, cải cách chế độ thuế nhằm tăng thu nhập thực tế cho nông dân. Năm 2000 rút gọn còn 3 loại thuế nông nghiệp, năm 2004 thực hiện giảm thuế nông nghiệp và thí điểm bỏ thuế nông nghiệp ở các vùng sản xuất lương thực chủ yếu, năm 2006 xoá bỏ chế độ thuế nông nghiệp trong toàn quốc, ước tính mỗi năm giảm bớt đóng góp cho nông dân 19 tỷ USD. Tăng mức hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất lương thực, tăng chi trợ giá và bảo hiểm nông nghiệp (chi trợ giá nông nghiệp năm 2008 gấp đôi năm 2007). Ngoài ra, các nguồn thu nhập của Chính phủ trong việc chuyển nhượng, trưng thu ruộng đất nông nghiệp chủ yếu chi dùng cho xây dựng nông thôn và tạo việc làm cho nông dân.

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí