Bảng 1.1. Tổng hợp các nguồn thu của Quỹ hưu nông dân xã Đại Hoá đến tháng 8/2008
Nội dung | Tổng số (kg thóc) | |
1 | Hội viên đóng góp | 63.040 |
2 | Thu từ lãi cho vay | 389.035 |
3 | Hỗ trợ từ HTX và UBND xã | 620.953 |
4 | Tổng cộng các khoản thu | 1.073.028 |
5 | Tổng cộng các khoản chi | 506.187 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Hỗ Trợ Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Nông Thôn:
- Mức Độ Tác Động Của Chính Sách Asxh Đối Với Nông Dân Bị Thu Hồi Đất
- Mô Hình Bảo Hiểm Xã Hội Nông Dân Nghệ An [26 Tr 192-194]
- Thực Trạng Việc Thu Hồi Đất Từ Năm 1997 Đến 2008 Để Xây Dựng Các Kcn
- Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 10
- Đời Sống, Thu Nhập Người Nông Dân Có Đất Nông Nghiệp Nhà Nước Thu Hồi Giảm Đi
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
(Nguồn: Quỹ hưu nông dân xã Đại Hoá)
Về quản lý, thành lập Ban quản lý cấp xã và cấp thôn. Số thóc thu được đều được dùng để chi theo chế độ hoặc chuyển ngay cho các hộ hoặc các tổ chức có nhu cầu vay, không để tồn đọng.
Cũng như bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An, quỹ hưu nông dân xã Đại Hoá là một hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa trên cơ sở cộng đồng cho nông dân, do Hội nông dân xã quản lý. Đây là loại quỹ phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương, thu hút được đông đảo người dân tham gia.
1.4.2.5. Giải quyết việc làm cho nông dân phải thu hồi đất ở Hải phòng.
Thời gian qua, trước yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi Hải Phòng nói riêng, các địa phương khác nói chung phải chuyển đổi một bộ phận đáng kể quỹ đất nông nghiệp để triển khai xây dựng các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đảm bảo phát triển bền vững, tất yếu phải gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, đưa một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề khác. Tình hình đó đặt ra yêu cầu vừa cấp thiết, vừa lâu dài cho công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp ở các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đảm bảo cho họ có thu nhập và cuộc sống ổn định sau khi thu hồi đất.
Nhận thức rõ tầm quan trọng ấy, trong vai trò tập hợp đoàn kết, động viên giúp đỡ hội viên trong sản xuất và đời sống, các cấp hội nông dân ở thành phố Hải Phòng thời gian qua đã có nhiều hoạt động tích cực, chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, tham gia công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp sau khi giành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, bước đầu đạt được những kết quả khá rõ nét.
Đối với những hộ nông dân sau chuyển đổi còn một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp Hội Nông dân thành phố đã chỉ đạo các cấp hội nắm sát tình hình đời sống, những thuận lợi và khó khăn tâm tư nguyện vọng của hội viên, của nông dân, trên cơ sở đó đề xuất với cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương những giải pháp hỗ trợ, định hướng giúp đỡ nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tích cực tạo việc làm tại chỗ, ổn định và từng bước nâng cao thu nhập và đời sống.
Hội đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản tư vấn giúp nông dân quy hoạch sản xuất, bố trí giống cây, con phù hợp với tình hình thực tế và trình độ sản xuất. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, làm tín chấp giúp nông dân vay vốn để phát triển kinh tế. Đến nay, số vốn thông qua tổ chức Hội nông dân tín chấp cho nông dân vay từ Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các chương trình dự án và thông qua vốn của các doanh nghiệp đầu tư cho nông dân lên tới gần 200 tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân mặc dù còn ít đất sản xuất hơn trước nhưng đã tiến hành trồng hoa, cây cảnh, rau màu, nuôi ếch, ba ba, phát triển dịch vụ và các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp... nên vẫn duy trì thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo, vươn lên khá, giàu. Tiêu biểu là các Hội Nông dân quận Hải An, Kiến An, thị xã Đồ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, Kiến Thuỵ...
Đối với những hộ nông dân không còn đất sản xuất nông nghiệp, hội nông dân đã kết hợp với Trung tâm dạy nghề các quận, huyện, thị mời
Trường cao đẳng Dân lập Bách Nghệ Hải Phòng tổ chức các lớp đào tạo nghề: cơ khí, điện, điện tử, may công nghiệp, lái tàu, kế toán, ngoại ngữ, tin học... thu hút đông đảo lao động trong độ tuổi học tập chuyển nghề mới. Ngoài ra, Hội Nông dân thành phố còn kết hợp với công ty xuất khẩu lao động và du lịch của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức các khoá đào tạo và xuất khẩu đi lao động ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp các khoá học, số đông học viên đã tìm được việc làm tại các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và phát triển ngành, nghề tại địa phương; một bộ phận đã tham gia lao động xuất khẩu ở các nước Đài Loan, Malaixia, Cata...
Kết quả thực tế trong những năm qua, phần lớn nông dân ở những nơi giao đất nông nghiệp cho Nhà nước và các chủ đầu tư để phát triển công nghiệp, dịch vụ đều có cuộc sống tốt hơn do đã chuyển đổi sản xuất phù hợp và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính bồi thường, hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng còn không ít gia đình nông dân ở khu vực này gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có nguyên nhân do cơ chế hỗ trợ chuyển nghề, cơ chế thu hút lao động và thông tin, tư vấn việc làm... cùng với sự phối hợp của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và chủ đầu tư chưa thực sự chặt chẽ và thiếu đồng bộ...
Để thực hiện tốt hơn nữa việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp, Hội Nông dân thành phố đã kiến nghị, đề xuất với thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số vấn đề. Khi xây dựng và triển khai các dự án, cần có sự tham gia từ đầu của những cơ quan, đoàn thể liên quan trực tiếp đến nông thôn, nông dân, nông nghiệp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, ngành và cơ quan, đoàn thể để tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác tổ chức đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân. Gắn đào tạo nghề với địa chỉ sử dụng, với giải quyết việc làm đối với những lao động trong độ tuổi. Kinh phí đầu tư cho công tác phổ cập trung học và học
nghề nên được lồng ghép với đào tạo nghề, chuyển nghề cho nông dân ở những khu vực có đất chuyển đổi mục đích sang sử dụng phát triển công nghiệp. Thành phố cần có chính sách để khuyến khích những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động tham gia đào tạo nghề, chuyển nghề và giải quyết việc làm, đặc biệt là phát triển ngành, nghề tại chỗ và xuất khẩu lao động. Đối với những địa phương còn diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thành phố và các địa phương quan tâm hơn nữa đến công tác quy hoạch sản xuất, hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đầu tư khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp đô thị, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, bảo đảm an ninh trật tự...
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Bắc Ninh
1.4.3.1. Bài học kinh nghiệm của quốc tế.
- Quá trình công nghiệp hoá phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, đô thị với nông nghiệp nông thôn.
- Phải có chính sách giúp cho nông nghiệp thông qua việc cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, từng bước thực hiện ASXH đối với người nông dân.
- Hỗ trợ lao động nông nghiệp thay đổi tập quán sinh hoạt và làm việc thông qua phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, đào tạo nghề cho họ và qua đó chuyển họ thành công nhân tại các doanh nghiệp.
1.4.3.2. Bài học kinh nghiệm tại các địa phương trong nước.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất thông qua việc cung cấp một lượng kinh phí tính trên m2 đất phải thu hồi. Đồng thời hỗ trợ tiền học phí đào tạo nghề, tiền ăn khi người nông dân có nhu cầu đi học nghề trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi bàn giao đất cho dự án, gắn đào tạo nghề với sử dụng sau đào tạo.
- Hỗ trợ mặt bằng ở vị trí thuận lợi để làm dịch vụ, tạo việc làm phi nông nghiệp với mức diện tích quy định và đơn giá ưu đãi gồm tiền giá đất nông nghiệp cộng với chi phí đầu tư hạ tầng 100% (nhưng không cao hơn giá đất
kinh doanh phi nông nghiệp cùng thời điểm) với tỉnh Thanh Hoá và 50% với tỉnh Vĩnh Phúc.
- Có chủ trương yêu cầu nhà đầu tư dự án phải gắn kết với cơ quan quản lý nhà nước địa phương và người nông dân bị thu hồi đất về việc: thông báo nhu cầu lao động cần tuyển dụng, ngành nghề cần đào tạo cam kết sử dụng lao động tại địa phương đã giao đất cho dự án, bố trí kinh phí thực hiện chính sách, nhằm ổn định đời sống người nông dân vùng dự án đầu tư.
- Hỗ trợ ổn định đời sống và an ninh lương thực cho người nông dân thông qua việc hỗ trợ gạo trên một đơn vị nhân khẩu trong thời gian quy định (Thanh Hoá), hỗ trợ thóc trên m2 đất thu hồi trong 5 năm (Vĩnh Phúc).
- Hỗ trợ vốn để nông dân đầu tư thâm canh trên diện tích đất nông nghiệp còn lại theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, thực hiện công khai dân chủ trong thu hồi đất ngay từ khi quy hoạch.
- Tổ chức mô hình quỹ hưu nông dân với người nông dân bị thu hồi đất nhất là người trong độ tuổi lao động nhưng tuổi cao (≥40) để khắc phục bất cập loại hình BHXH tự nguyện và tận dụng được sự hỗ trợ của nhiều phía đó là nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đối với nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN là hết sức cần thiết và cấp bách, bời vì để đảm bảo công bằng xã hội thì mọi người dân đều phải được hưởng thành quả của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang diễn ra hết sức sôi động trên toàn quốc.
Để xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất cần phải đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý cũng như thực trạng đời sống người nông dân sau khi đã giao đất cho quá trình công nghiệp hoá. Với họ chính sách ASXH khác nhiều với người nông dân nói chung bởi vì người nông dân thông thường chính sách ASXH nhằm trợ giúp cho người nông dân đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập… Thông qua hệ thống chính sách về BHXH, BHYT, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biêt.. Song với người nông dân bị thu hồi đất thì trong hệ thống chính sách ASXH với họ chính sách đầu tiên và quan trọng nhất là giúp họ chuyển đổi nghề và tạo việc làm mới, còn các chính sách ASXH khác với họ chỉ là tiếp nối bổ trợ cho chính sách nêu trên. Nếu chính sách đầu tiên và quan trọng nhất triển khai tốt, có hiệu quả thì các chính sách còn lại sẽ có điều kiện để phát huy tác dụng, ngược lại nếu chính sách chuyển đổi nghề và tạo việc làm tính khả thi mức độ và hiệu quả thấp thì các chính sách khác sẽ khó có tính khả thi, nếu muốn khả thi thì điều kiện để thực hiện yêu cầu cũng rất cao.
Để đánh giá sự phát triển cũng như hiệu quả của chính sách ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN. Tác giả luận án đã sử dụng các tiêu chí đánh giá về mức độ bao phủ, mức độ tác động và mức độ bền vững về tài chính.
Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và các tỉnh trong nước đang trong quá trình CNH nhanh tương tự Bắc Ninh tác giả nhận thấy:
Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH cần hướng vào việc chuyển đổi nghề và tạo việc làm mới cho người lao động nông nghiệp không còn đất sản xuất nông nghiệp nữa, mức hỗ trợ học nghề chuyển đổi nghề, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm mới sao cho phần lớn lao động nông nghiệp bị thu hồi đất tìm được việc làm mới sau thời gian ngắn nhất với quan điểm người nông dân sẽ trở thành công nhân, thợ thủ công và thị dân.
Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH cũng cần hướng vào đối tượng vị thành niên và hết tuổi lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất nhằm đảm bảo san bớt gánh nặng cho người lao động, ngoài chính sách ASXH của nhà nước cần quan tâm khuyến khích phát triển các hình thức ASXH cộng đồng.
Đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp cho việc đề xuất xây dựng và hoàn thiện các chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất của Bắc Ninh nói riêng và nông dân bị thu hồi đất của cả nước thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng các chính sách ASXH đã và đang áp dụng tại Bắc Ninh trong những năm qua.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ASXH VỚI NGƯỜI NÔNG DÂN BẮC NINH BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KCN
2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và quá trình CNH- HĐH ảnh hưởng đến chính sách ASXH với người nông dân Bắc Ninh bị thu hồi đất để phát triển các KCN.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, cửa ngõ đông bắc của thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội.
Với vị trí nêu trên Bắc Ninh có nhiều điều kiện để phát triển nhanh kinh tế- xã hội.
Bắc Ninh có hệ thống giao thông khá thuận lợi nhiều tuyến quốc lộ chạy qua đó là: đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38; đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn và các tuyến giao thông đường thuỷ như: sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và khách hàng giao lưu với các tỉnh trong cả nước.
Với địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, song mức chênh lệch địa hình không lớn. Bắc Ninh có tổng diện tích tự nhiên 822,7km2 bao gồm 8 đơn vị hành chính gồm 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố loại 3 là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh.
Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi nêu trên, Bắc Ninh có rất nhiều lợi thế để đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội đặc biệt là phát triển công nghiệp đô thị