Mô Hình Bảo Hiểm Xã Hội Nông Dân Nghệ An [26 Tr 192-194]


- Cải cách chế độ hộ khẩu, lưu trú theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân ra thành phố làm việc và sinh sống. Tháng 8/2007, ban hành “Luật đẩy mạnh chính sách việc làm” (có hiệu lực từ ngày 1/1/2008), trong đó quy định việc bình đẳng trong tuyển dụng lao động giữa thành thị và nông thôn, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong quản lý, vận hành cơ chế và hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân.

- Đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn, thúc đẩy chuyển dich lao động nông nghiệp dư thừa hướng ra thành thị. Chủ trương của Trung Quốc phát triển nhanh các đô thị lớn và vừa trong thời gian đã tạo ra nhiều cơ hội có việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, sau này đây vẫn là nơi quan trọng để tạo ra những việc làm mới. Mặt khác, tập trung phát triển đô thị loại nhỏ cũng là biện pháp căn bản để giải quyết lao động dư thừa và thúc đẩy nông nghiệp phát triển do có ưu thế cần ít vốn đầu tư, có khoảng cách địa lý gần với nông thôn nên giúp giảm thiểu các rủi ro và chi phí trong chuyển đổi lao động, tận dụng ưu thế tài nguyên hiện có ở nông thôn và đáp ứng tâm lý “ly nông bất ly hương” của nông dân Trung Quốc. Tỷ lệ đô thị hoá hiện nay của Trung Quốc khoảng 0,6 tỷ người và dân số nông thôn chỉ còn khoảng 600 triệu người.

Tăng cường đưa lao động sang làm việc trong các dự án hợp tác kinh tế, đầu tư ở nước ngoài: từ giữa những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đến nay tổng FDI của Trung Quốc tại hơn 60 nước và khu vực lên trên 100 tỷ USD. Trung Quốc đưa công nhân sang làm việc ở nước ngoài trong các dự án FDI, ODA và các dự án hợp tác quốc tế khác nhằm giảm bớt áp lực về việc làm cho số lao động thất nghiệp. Con số chính thức người Trung Quốc ra nước ngoài lập nghiệp hoặc làm việc hiện nay vượt hơn 1 triệu người, tuy nhiên con số thực tế lớn hơn nhiều lần.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động: xuất khẩu lao động của Trung Quốc trong những năm gần đây có bước phát triển mạnh mẽ, năm 2007 đưa được 372 nghìn người ra nước ngoài làm việc, tăng 6% so với năm 2006. Ngoài ra,


hiện tượng đi du học tự túc nước ngoài (chủ yếu ở Nhật Bản, Mỹ, Canađa, EU, Austrâylia ...) sau đó ở lại làm việc của lưu học sinh Trung Quốc cũng trở nên phổ biến, việc này vừa góp phần làm giảm áp lực về việc làm cho số trí thức Trung Quốc trước mắt (khoảng 1 triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp Đại học nhưng không có việc làm), về lâu dài đây là nguồn nhân lực quan trọng cho sự nghiệp CNH và phát triển kinh tế của Trung Quốc.

1.4.2. Kinh nghiệm trong nước

1.4.2.1. Tỉnh Vĩnh Phúc[ 89]

Là một tỉnh có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh; trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã thu hồi một khối lượng lớn đất nông nghiệp tác động đến hàng vạn hộ nông dân phải chuyển đổi nghề nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Vĩnh Phúc vừa thực hiện những chính sách chung của nhà nước về đền bù đất thu hồi vừa có chủ trương và ban hành một số chính sách (ASXH) đối với người nông dân khu vực phải thu hồi đất cho xây dựng các khu công nghiệp, cụ thể như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

- Bố trí đất làm dịch vụ cho các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp (Nghị quyết số 15/2004/NQ-HĐ ngày 25/5/2004 của HĐND tỉnh khoá XIV về diện tích và mức giá được thể chế bằng 2 quyết định của UBND tỉnh: Quyết định số 2502-QĐ/UB ngày 22/7/2004, Quyết định số 4183-QĐ/UB ngày 8/12/2004).

Về diện tích: Các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp từ 40% trở lên trong tổng số diện tích của từng hộ đều được giao đất làm dịch vụ tối đa không quá 100m2.

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 7

Về mức giá: thu tiền đất theo 2 mức: 40.000đ-50.000đ/m2

Thu tiền xây dựng hạ tầng: 50% giá trị được duyệt còn Nhà nước, tỉnh, huyện, xã hỗ trợ 50%.

- Triển khai kế hoạch về việc dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động vùng dành đất để phát triển công nghiệp giai đoạn 2005-2010 rất cụ thể có số


lượng, yêu cầu đào tạo, ngành nghề đào tạo, kinh phí đào tạo, đơn vị đào tạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan thuộc tỉnh.

- Trợ cấp cho các hộ phải thu hồi đất mỗi sào (360m2) = 108kg

thóc/1năm trong thời gian 5 năm để bảo đảm ổn định an ninh lương thực.

Ngoài ra còn một số chính sách khác liên quan đến tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất đi xuất khẩu lao động và trợ giúp người nghèo, đối tượng xã hội.

1.4.2.2. Tỉnh Thanh Hoá[ 88]

Để ổn định đời sống người nông dân bị thu hồi đất phục vụ cho phát triển công nghiệp, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ song đáng quan tâm là chính sách hỗ trợ di dân và tái định cư áp dụng cho khu kinh tế Nghi Sơn được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2622/2009 ngày 7/8/2009 cụ thể như sau:

1. Đối tượng áp dụng: tổ chức, hộ gia đình bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trong khu kinh tế Nghi Sơn và tổ chức hộ gia đình ngoài khu kinh tế Nghi Sơn bị thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư trong khu kinh tế Nghi Sơn.

2. Chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ di chuyển: hộ gia đình khi nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh được hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ.

- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất:

Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 6 tháng, nếu không phải di chuyển chỗ ở và 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở, mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu trên tháng tương đương 30 kg gạo tẻ tính theo thời giá trung bình tại địa phương.


Trường hợp hộ gia đình bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp được giao bởi nhiều dự án thì dự án sau phải thực hiện hỗ trợ theo quy định trên.

Hộ gia đình phải di chuyển đến các khu tái định cư tập trung theo quy hoạch, hết thời gian hỗ trợ theo quy định nêu trên nếu đời sống vẫn khó khăn theo kết quả bình xét tại thôn, xã thì trong thời gian không quá 5 năm tiếp theo, hàng năm số được xem xét hỗ trợ, mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu trên tháng tương đương 15 kg gạo tẻ tính theo thời giá trung bình tại địa phương.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm:

Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo mức sau:

+ Bị thu hồi trên 30% đến dưới 50%: hỗ trợ 5.400đ/m2.

+ Bị thu hồi từ 50% đến dưới 70%: hỗ trợ 8.100đ/m2.

+ Bị thu hồi từ 70% trở lên: hỗ trợ 10.800đ/m2

Hộ gia đình trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi 100% đất sản xuất nông nghiệp, nhưng thực hiện thu hồi từng phần theo dự án thì áp dụng mức hỗ trợ là 10.800đ/m2.

- Hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề:

Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bàn giao đất cho dự án học sinh đang học tại các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và bổ túc THPT thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất di chuyển đến khu tái địch cư tập trung theo quy hoạch được hỗ trợ 100% tiền học phí và các khoản đóng góp do cấp có thẩm quyền quy định phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bàn giao đất cho dự án các thành viên thuộc hộ bị thu hồi đất và chuyển đến các khu tái định cư tập trung theo quy hoạch có nhu cầu học nghề, được tiếp nhận vào các cơ sở dạy nghề để học và được hỗ trợ:


+ Hỗ trợ 100% tiền học phí theo mức thu của từng cơ sở dạy nghề theo đúng quy định của pháp luật.

+ Hỗ trợ tiền ăn ở với mức: 80% mức lương tối thiểu/người/tháng. Số tháng được tính hỗ trợ là số tháng thực học tại cơ sở dạy nghề.

- Hỗ trợ khuyến khích di dời trước thời hạn:

Hộ gia đình thuộc diện phải di chuyển chỗ ở và bàn giao mặt bằng trước thời hạn quy định được thưởng 5 triệu đồng.

- Hỗ trợ tiền thuê nhà hoặc làm nhà tạm:

Hộ gia đình phải di chuyển đến khu tái định cư tập trung theo quy định được hỗ trợ tiền thuê nhà ở hoặc làm nhà tạm trong thời gian xây dựng nhà mới mức hỗ trợ là 12.000.000đ/hộ.

- Hỗ trợ giao đất dịch vụ tạo việc làm:

Hộ gia đình khi di chuyển đến khu tái định cư nếu có nhu cầu sẽ được giao đất dịch vụ để tạo việc làm. Mức đất được giao bằng 50% diện tích đất ở được giao tại khu tái định cư.

Giá đất dịch vụ: bằng giá đất nông nghiệp tương ứng cộng với chi phí đầu tư hạ tầng nhưng không cao hơn giá đất kinh doanh phí nông nghiệp tại thời điểm do cấp có thẩm quyền công bố.

- Về nguồn vốn thực hiện: Ngân sách Nhà nước.

Vốn của các nhà đầu tư vào khu kinh tế Nghi Sơn. Vốn hợp pháp khác.

Trong tổ chức thực hiện UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu: chủ dự án có trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí để thực hiện chính sách, thông báo nhu cầu về lao động cần tuyển dụng, ngành nghề cần đào tạo, cam kết sử dụng lao động trong vùng dự án trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, để địa phương có kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động.

1.4.2.3. Mô hình bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An [26 tr 192-194]


Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An được thành lập từ tháng 4/1998 theo Quyết định số 1113/1998/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tổ chức bảo hiểm xã hội nông dân ở Nghệ An hoạt động theo tính chất phục vụ là chính, không vì mục đích kinh doanh. Cơ chế, chính sách bảo hiểm xã hội nông dân xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, đóng góp nhiều hưởng nhiều và thời gian đóng góp càng dài mức hưởng càng cao. Trong giai đoạn đầu Nhà nước hỗ trợ, về lâu dài trích một phần trong tiền sinh lời do đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội nông dân hàng năm để phục vụ chi phí quản lý, tiến tới tự cân đối thu chi.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nông dân gồm: lao động trong nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các đối tượng khác (không thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc). Mục đích tham gia là tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng của người lao động nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình người tham gia đóng bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm xã hội nông dân là quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện, áp dụng hai chế độ bảo hiểm là: trợ cấp lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi qua đời. Mức trợ cấp tuỳ theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức đóng hàng tháng.

Đến hết năm 2005, bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An đã kịp thời giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng lương hưu cho 51 người và chi trả chế độ trợ cấp cho 2060 người bao gồm 416 người chết, chuyển đến nơi khác chưa có bảo hiểm xã hội nông dân 223 người, chuyển tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 757 người, hoàn cảnh khó khăn 542 người, đủ tuổi chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội nông dân 122 người. Tổng số tiền chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội nông dân 2.084 triệu đồng.

Tuy vậy, so với tiềm năng thì tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội nông dân ở Nghệ An còn rất thấp (mới đạt 16% tổng số đối tượng có khả năng tham gia). Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một hành lang pháp lý cụ thể và thống nhất. Công tác tổ chức thực thi còn nhiều điểm bất cập như: cơ quan


quản lý nhà nước và cơ quan tổ chức thực hiện chưa rõ; chức năng, nhiệm vụ chưa được ban hành đồng bộ; trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền vận động chưa làm thường xuyên, liên tục, chưa làm cho tất cả người lao động nhận thức và hiểu đầy đủ nội dung chính sách bảo hiểm xã hội nông dân. Đa số ý kiến cho rằng chỉ khoảng 50% lao động được nghe phổ biến chủ trương, chính sách bảo hiểm xã hội nông dân. Thu nhập của nông dân còn thấp. Tính bền vững của quỹ và những vấn đề thuộc về kỹ thuật trong quá trình tính toán thu, chi và cân đối quỹ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia chưa thật sự khoa học và đáng tin cậy. Sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương thông qua các chính sách, như: đảm bảo giá trị đồng tiền, giảm thiểu rủi ro, sinh lời và tăng trưởng quỹ hoàn toàn chưa có và chưa được đề cập đến. Mặc dù trong Điều lệ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An có ghi: “Quỹ bảo hiểm xã hội nông dân được quản lý thống nhất, được hạch toán độc lập theo chế độ tài chính của Nhà nước, tự cân đối thu, chi, được Uỷ ban nhân dân tỉnh hỗ trợ và bảo hộ trong quá trình hoạt động khi có những biến động lớn (thay đổi tiền tệ, lạm phát, thiên tai, dịch hoạ) xảy ra”, nhưng chưa được cụ thể hoá rõ ràng, niềm tin của người tham gia bảo hiểm xã hội chưa cao. Họ vẫn còn băn khoăn, lo sợ về giá trị đồng tiền sau 20 năm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội nông dân có biến động bất lợi cho họ. Các mức đóng bảo hiểm xã hội chưa được đa dạng hoá, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của họ. Từ đó làm cho người nông dân thiếu tin tưởng và dẫn tới tình trạng số người tham gia đang có xu hướng giảm. Nếu không có những quyết sách đúng đắn, kịp thời từ phía Đảng và Nhà nước để người nông dân yên tâm và tin tưởng hơn thì loại hình bảo hiểm xã hội cho người nông dân sẽ rất khó nhân rộng ra phạm vi toàn quốc.

1.4.2.4. Mô hình quỹ hưu nông dân xã Đại Hoá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang[26.Tr 195-196].


Đại Hoá là xã miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 459 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 292 ha. Năm 2007, xã có tổng số dân là 4686 người ở 1.186 hộ; tổng số lao động là 1.732; Hội nông dân xã có 1.885 hội viên.

Quỹ hưu nông dân xã Đại Hoá bắt đầu được xây dựng từ năm 1989, với phương châm: “Lấy trẻ nuôi già, lấy nhiều nuôi ít” và theo nguyên tắc tham gia tự nguyện của nông dân, sự hỗ trợ của tập thể và sự tham gia của cộng đồng. Đối tượng tham gia Quỹ là hội viên Hội nông dân xã Đại Hoá, chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người tham gia khi đủ 60 tuổi được hưởng 100kg thóc/năm. Quỹ được hình thành từ 3 nguồn:

- Hợp tác xã nông nghiệp trích 2% tổng sản lượng khoán từ số thóc thu giao thầu cấp cho Quỹ (24 tấn thóc/năm, từ năm 1990 đến năm 1992); đến năm 1993, Hợp tác xã nông nghiệp giải thể, Uỷ ban nhân dân xã tiếp nhận và thực hiện nghĩa vụ này từ nguồn giao thầu đất dôi dư của xã. Từ năm 2001, do nguồn đất dôi dư còn không đáng kể, được sự đồng ý của Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã thay việc chuyển 24 tấn thóc từ nguồn đất dôi dư bằng việc yêu cầu các hộ nông dân phải góp 2,8kg thóc/576m2/vụ đất nhận giao khoán.

- Hội viên đóng góp trực tiếp, tổng mức đóng là 150kg/người, tuỳ theo từng giai đoạn có quy định thời gian đóng khác nhau, nhưng quy định là đến khi 46 tuổi phải đóng đủ 100kg và đến 60 tuổi đóng tiếp 50kg.

- Thu từ lãi cho vay nguồn thóc nhàn rỗi của Quỹ, mức lãi suất qua nhiều lần điều chỉnh, từ năm 2004 quy định từ vụ mùa năm trước sang vụ chiêm năm sau là 10%, từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa cùng năm là 7%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022