Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 2


tạo chưa được nghiên cứu sâu ở đề tài này, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu.

Thứ hai, việc tác giả đề xuất Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh xây dựng Trường đào tạo nghề... cần được nghiên cứu thêm. Vì tại Bắc Ninh hệ thống các trường dạy nghề khá phong phú và quy mô khá lớn. Hơn nữa, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp, với chức năng, nhiệm vụ hiện nay rất nặng nề, có chăng chỉ là đơn vị phối hợp trong đào tạo dạy nghề. Sau khi có được kế hoạch đào tạo, quan điểm của tỉnh xác định là xã hội hoá.

Vấn đề đặt ra sau đề tài này: qua kết quả nghiên cứu và đề xuất của tác giả cũng như phân tích trên đây, NCS nhận thấy trong vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nông dân khu vực thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp cần phải được nghiên cứu tiếp theo về xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo gắn với sử dụng và các chính sách về an sinh xã hội với nông dân ở khu vực này.

Về phóng sự điều tra của Trần Khâm và Trung Chính trên Báo Nhân dân số ra từ ngày 10-13/5/2005 về chủ đề: “Đời sống và việc làm của người nông dân vùng bị thu hồi đất”.

Tác giả đã khảo sát bước đầu tình hình đời sống và việc làm của người nông dân vùng bị thu hồi đất ở một số tỉnh có tốc độ công nghiệp hoá nhanh như: Bình Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên... Qua đó, tác giả khẳng định công nghiệp hoá, đô thị hoá là xu thế tất yếu đang được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, trong đó có nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do chưa có kinh nghiệm nhiều nên còn một số hạn chế, thiếu sót nhất là việc chăm lo đời sống và việc làm cho nông dân vùng bị thu hồi đất, đó là những hạn chế nảy sinh trong quá trình phát triển đi lên.

Tác giả cũng khẳng định rằng những đánh giá đó chỉ là những điều mà nhóm tác giả thu lượm được trong quá trình tìm hiểu thực trạng ở một số địa


phương. Quá trình đó cần được khảo sát, nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện hơn.

Nhóm tác giả nêu 4 ý kiến kiến nghị, trong đó đáng lưu tâm là hai kiến nghị sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

- Đề nghị Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách cụ thể hơn về đời sống và việc làm cho nông dân vùng bị thu hồi đất.

- Cần có những cuộc điều tra, nghiên cứu trên diện rộng một cách tỷ mỷ, chi tiết, lắng nghe những kiến nghị, đề nghị chính đáng của người dân sau khi bị thu hồi đất, từ đó có đề xuất cơ chế chính sách phù hợp. Cũng theo nhóm tác giả, việc xây dựng và ban hành chính sách về đời sống và việc làm của nông dân sau khi bị thu hồi đất cần được thảo luận rộng rãi, dân chủ.

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 2

Như vậy, phóng sự điều tra trên đây đã nêu lên những khó khăn, bức xúc của người nông dân sau khi thu hồi đất để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các kiến nghị, đề xuất của tác giả rất cần được quan tâm, nghiên cứu. Đây là hướng mở mà NCS thấy rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu.

2.2. Một số luận án tiến sỹ có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Vấn đề an sinh xã hội là khá rộng, trong thời gian qua có nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm ở các khía cạnh khác nhau, đáng chú ý các luận án có liên quan đến chính sách ASXH với nông nghiệp nông thôn và nông dân sau:

Luận án tiến sỹ kinh tế của Nghiên cứu sinh Trần Ngọc Diễn với đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo việc làm cho lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, (Khoa Kinh tế lao động - Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2002).

Tác giả đi sâu vào nghiên cứu, phân tích hoạt động của Quỹ quốc gia về việc làm (120). Qua đó tác giả chỉ rõ những kết quả đạt được, đặc biệt những tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho vay tạo việc làm.


Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp khá cụ thể với tổ chức cho vay và đối tượng vay. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quỹ 120, chưa đề cập đến nguồn vốn khác tạo việc làm ngoài quỹ 120. Đây là nguồn lực rất quan trọng để bổ sung cho công tác tạo việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, với nguồn vốn chương trình 120 chỉ tập trung cho đối tượng chính sách là hộ nghèo, khó khăn... và hơn nữa, nguồn quỹ 120 cũng rất hạn hẹp, quá nhỏ so với nhu cầu đặt ra.

Luận án tiến sỹ kinh tế của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Bình với đề tài: “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn”, (Khoa Kinh tế lao động - Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2003).

Tác giả nghiên cứu khá sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về công tác đào tạo nguồn nhân lực. Những kết quả và tồn tại, hạn chế. Tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn. Ở luận án này, tác giả đã đề xuất nhiều chính sách liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, trong đó có chính sách hướng nghiệp học sinh nông thôn, chính sách đào tạo gắn với sử dụng.

Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp cho người lao động nông nghiệp nói chung, còn các đối tượng nông dân bị mất đất sản xuất chưa được đề cập, cần phải có một nghiên cứu tiếp theo ở phạm vi cụ thể hơn cùng với các chính sách về an sinh xã hội khác đối với họ.

Luận án kinh tế của Tiến sỹ Mai Ngọc Anh với đề tài: “An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”.Trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2009.

Tác giả đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận. Đánh giá thực trạng hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị


trường. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam trong những năm tới. Tác giả đã nghiên cứu sâu và đưa ra phương hướng và giải pháp khá thuyết phục về xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH với nông dân Việt Nam.

Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào hệ thống ASXH với nông dân nói chung, chưa đề cập tới đối tượng là nông dân bị thu hồi đất.

Qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu trên đây có thể khẳng định rằng chính sách ASXH với người nông dân đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở mức độ khác nhau, song chỉ là các nghiên cứu đơn lẻ, từng lĩnh vực độc lập, chưa có một nghiên cứu nào toàn diện về chính sách ASXH đối với nông dân bị thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp. Vì vậy, vấn đề đặt ra cần phải có một nghiên cứu đầy đủ hơn về chính sách ASXH với người nông dân vùng bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp.

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu.

3. 1. Mục đích, nhiệm vụ.

Mục đích: Đề xuất và kiến nghị với các cấp chính quyền ban hành các chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

Nhiệm vụ:

Làm rõ những nội dung lý luận về chính sách ASXH đối với nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của Trung Quốc và một số tỉnh trong nước.

Đánh giá thực trạng đời sống người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh). Phân tích thực trạng việc áp dụng các chính sách ASXH, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân.


Đề xuất các chính sách về ASXH (chủ yếu các chính sách thiết thực nhất) với người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

Các chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp (nghiên cứu sâu tại tỉnh Bắc Ninh); thời gian từ năm 2000 đến 2009 và kiến nghị các giải pháp cho các năm tiếp theo. Tuy nhiên chính sách ASXH với nông dân bị thu hồi đất là vấn đề khá rộng. Trong phạm vi luận án này tác giả chủ yếu đề cập một số chính sách có ảnh hưởng lớn đến đời sống và sự ổn định an ninh nông thôn vùng thu hồi đất để xây dựng các KCN:

Chính sách bồi thường cho nông dân khi nhà nước thu hồi đất. Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Chính sách BHXH và BHYT tự nguyện. Chính sách trợ giúp xã hội.

Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

4. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN.

5. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận án sử dụng phương pháp khảo sát tổng hợp thu thập số liệu về thực trạng ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất. Thông qua các số liệu thứ cấp của cơ quan thống kê, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, ngoài ra tác giả còn tổ chức điều tra trực tiếp thu thập số liệu sơ cấp để xử lý.

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh và phân tích theo mô hình SWOT.

Tác giả luận án còn kết hợp sử dụng các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án và các nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài.


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1. Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận của việc xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN.

6.2. Tổng hợp một số kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH ở Trung Quốc và một số tỉnh trong nước có thể áp dụng vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH cho người nông dân bị thu hồi đất ở Bắc Ninh trong những năm tới.

6.3. Phân tích đánh giá ưu nhược điểm của chính sách ASXH với người nông dân Bắc Ninh bị thu hồi đất để xây dựng các KCN trong thời gian qua. Tìm ra những nguyên nhân của nhược điểm và hạn chế đó.

6.4. Sử dụng mô hình SWOT để phân tích những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức với việc xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH với người nông dân Bắc Ninh bị thu hồi đất để xây dựng các KCN.

6.5. Đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng và hoàn thiện các chính sách ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.

Luận án gồm có 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về chính sách ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN.

Chương 2: Đánh giá thực trạng chính sách ASXH với người nông dân Bắc Ninh bị thu hồi để phát triển các KCN.

Chương 3: Phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH với người nông dân Bắc Ninh bị thu hồi đất để phát triển các KCN.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH ASXH ĐỐI VỚI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KCN



xuất

1.1. Công nghiệp hoá, đô thị hoá và vấn đề nông dân mất đất sản


Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một tất yếu khách quan trong quá

trình CNH- HĐH.

Khi nghiên cứu quy luật phổ biến về tích luỹ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt nghiên cứu về bí mật của tích luỹ nguyên thuỷ, về sự tước đoạt nông dân, đạo quân trù bị công nghiệp ngày càng sản sinh nhiều hơn… Các Mác đã chỉ ra tính tất yếu phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình CNH và hoàn thành các đô thị khai sinh ra chủ nghĩa tư bản.

Ở Việt Nam chúng ta, trong vài chục năm lại đây (kể từ cuối thế kỷ 20), việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đai diễn ra với quy mô ngày càng rộng. Trong văn bản và sách báo thường sử dụng cụm từ để mô tả quá trình này là cụm từ “Giải phóng mặt bằng” cụm từ này mô tả quá trình tạo mặt bằng để xây dựng các công trình kinh tế xã hội… Cụm từ trên chưa thể hiện đúng thực chất của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Nếu tiếp cận từ nội dung công việc thì chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm các công việc sau:

Thu hồi đất đai để giao cho các doanh nghiệp, thực hiện các dự án đã được duyệt, bồi thường cho các đối tượng có đất bị thu hồi, giải toả các công trình trên đất thu hồi, di chuyển các hộ dân và tái định cư cho họ, tạo việc làm, thu nhập và ổn định cuộc sống cho các hộ dân có đất phải thu hồi.

Nếu tiếp cận từ tiêu chí mục đích, thì quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai nhằm tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ở thời điểm khai sinh của chủ nghĩa tư bản, quá trình thu hồi và


chuyển mục đích sử dụng đất đai đã tạo ra những vùng đồng cỏ để chăn cừu rộng lớn, cơ sở để phát triển ngành công nghiệp dệt…

Việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đai là nhằm phát triển các KCN, hay nói cách khác việc phát triển công nghiệp đòi hỏi phải thu hồi và chuyển mục đích sử dụng một số lượng lớn đất nông nghiệp. Thật vậy, xây dựng các nhà máy công nghiệp cần phải có mặt bằng với diện tích yêu cầu theo công nghệ sản xuất, tương tự như vậy để xây dựng các khu đô thị cũng phải có mặt bằng để xây dựng các khu nhà ở, khu công trình công cộng, công viên cây xanh… Muốn kinh tế phát triển phải xây dựng các khu công nghiệp, mà muốn xây dựng các khu công nghiệp thì phải thu hồi đất mà chủ yếu là đất nông nghiệp. Việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất sẽ kéo theo việc người nông dân mất đất sản xuất (mất tư liệu sản xuất nông nghiệp).

Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá điều tất yếu xảy ra là người nông dân sẽ bị thu hồi đất nông nghiệp, tư liệu chính để sản xuất ra của cải vật chất bảo đảm cuộc sống hàng ngày của họ. Khi tư liệu sản xuất nông nghiệp không còn buộc họ phải chuyển đổi nghề mới (phi nông nghiệp) cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

1.2. An sinh xã hội với người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN

1.2.1. Tổng quan về an sinh xã hội

* Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO):

An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất việc hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hay tử vong. An sinh xã hội cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em [45.Tr3].

* Theo cơ quan phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP):

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí