Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 1


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Tính đến tháng 11/2010, cả nước đã có 250 KCN, khu chế xuất và khu kinh tế được thành lập ở 57 tỉnh, thành phố, trong đó đã có 170 khu đi vào hoạt động, các khu này đã thu hút 8.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký khoảng 70 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là 52 tỷ USD để tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm là 25 tỷ USD, chiếm trên 30% giá trị công nghiệp của cả nước (Thông tin tổng hợp ngày 2/12/2010 của Ban Tuyên giáo Trung ương).

Tuy nhiên, để phát triển các khu công nghiệp, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có khoảng 73 ngàn ha đất nông nghiệp được thu hồi. Trong năm năm từ 2000-2005 thu hồi 37.000ha đất nông nghiệp. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi thu hồi nhiều nhất, trong đó đứng đầu là các địa phương Tiền Giang 23.000ha, Bình Dương 16.600ha, Đồng Nai 19.700ha, Hà Nội 7.700ha, Vĩnh Phúc 8.500ha, Bắc Ninh khoảng 5.000ha. Điều đó tác động tới đời sống khoảng 3 triệu người, với gần 700.000 hộ nông dân. Trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi sẽ tạo ra 12 lao động mất việc làm, phải chuyển đổi nghề mới. Do thiếu trình độ sau khi thu hồi đất, theo thống kê chưa đầy đủ chỉ có khoảng gần 80% lao động có việc làm (sản xuất nông nghiệp và chuyển nghề mới) còn lại trên 20% lao động không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh không ổn định, dẫn tới khoảng 50% số hộ nông dân có thu nhập giảm so với trước khi thu hồi đất, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Thực tiễn ở Bắc Ninh cho thấy, từ năm 1997 đến nay đã triển khai đầu tư xây dựng 15 khu công nghiệp tập trung, trên 40 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi trên 7.000ha. Từ nay đến năm 2015, Bắc Ninh tiếp tục phát triển các khu công nghiệp, với nhu cầu đất nông nghiệp phải thu hồi khoảng trên 8.000ha.


Riêng hai năm 2008, 2009 đã thu hồi khoảng trên 1.000ha. Công nghiệp phát triển đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao, song sẽ kéo theo hàng ngàn hộ nông dân không còn đất canh tác, buộc họ phải chuyển đổi nghề mới trong khi chưa được trang bị kiến thức nghề phù hợp, mặt khác thiếu sự định hướng của chính quyền địa phương. Các hộ nông dân khi nhận tiền đền bù đất đã sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong thời gian ngắn nguồn vốn cạn kiệt trong khi chưa có việc làm ổn định đã tạo ra nhiều vấn đề bức xúc, an ninh nông thôn có nhiều tiềm ẩn mất ổn định, việc thu hồi đất của các hộ tiếp sau gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài, có trường hợp phải tổ chức cưỡng chế. Qua đánh giá bước đầu (của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh) cho thấy, chỉ khoảng gần 40% hộ nông nghiệp có đời sống khá hơn, trên 60% số hộ còn lại có đời sống bằng hoặc kém hơn trước khi thu hồi đất, trong số này tỷ lệ kém hơn chiếm phần lớn. Như vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào cùng với việc phát triển các khu công nghiệp cần thiết phải bảo đảm đời sống cho người nông dân hậu thu hồi đất phải bằng hoặc khá hơn trước là vấn đề mà cấp uỷ, chính quyền băn khoăn, trăn trở.

Với những lý do trên, Nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

“Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)”


Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Do yêu cầu của CNH trong nền kinh tế thị trường, chính sách ASXH với nông dân nói chung và nông dân diện thu hồi đất để phục vụ quá trình CNH, đô thị hoá nói riêng đã được khá nhiều nhà kinh tế ở các nước trên thế giới nghiên cứu trong đó đáng lưu ý là các nước ở khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ…

Trong các cơ quan nghiên cứu ở các nước như các viện, trường đại học… đã xuất bản khá nhiều giáo trình, tài liệu, sách báo, các tạp chí chuyên ngành về vấn đề ASXH với người nông dân.


Ở trong nước những năm thời kỳ đổi mới nhất là từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, có một số nhà nghiên cứu đã có nhiều công trình liên quan đến vấn đề ASXH với người nông dân, đáng chú ý là các nghiên cứu sau đây:

2.1. Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan đến đề tài:

Về Cuốn sách “Ảnh hưởng của đô thị hoá nông thôn ngoại thành Hà Nội (Thực trạng và giải pháp)” do GS.TSKH Lê Du Phong, TS Nguyễn Văn Áng và Hoàng Văn Hoa đồng chủ biên. (Trường Đại học Kinh tế quốc dân phát hành năm 2002).

Ngoài việc hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản, nhóm tác giả bước đầu xới xáo những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá. Trong đó giành đáng kể dung lượng đề cập tình trạng một bộ phận nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp, tạm thời họ bị xáo trộn cuộc sống, đồng thời nêu lên những bức xúc trong quá trình đền bù khi Nhà nước thu hồi đất.

Nhóm tác giả cũng đề xuất hai giải pháp tổng quát, đó là:

- Bù đắp thiệt hại về đất sao cho người nông dân không cảm thấy thiệt

thòi.

- Có chính sách hỗ trợ người nông dân trong quá trình chuyển sang các

nghề khác (phi nông nghiệp).

Từ hai giải pháp định hướng, tác giả đã đề xuất khá thuyết phục về chính sách đền bù thiệt hại về đất và căn cứ để xác định mức hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân. Những đề xuất đó rất thiết thực, là căn cứ để các cơ quan trung ương nghiên cứu khi ban hành chính sách.

Tuy nhiên, có thể do khuôn khổ thời gian và phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả mới quan tâm đến những người lao động nông nghiệp trong độ tuổi. Còn lại số người nông dân hết tuổi lao động trong khi trước đây họ vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp để tự nuôi sống mình đến nay họ chưa biết trông cậy vào đâu thì chưa được đề cập. Họ rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và cộng


đồng thông qua chính sách ASXH. Đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

Về cuốn sách “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia” do GS- TS KH Lê Du Phong (chủ biên)- Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội- 2007.

Cuốn sách đã nêu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp , khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Làm rõ những khó khăn tồn tại thông qua những vấn đề bức xúc đang đặt ra. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã nêu các quan điểm và 3 nhóm giải pháp chủ yếu mang tính khả thi bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi đó là:

- Cơ chế chính sách

- Tổ chức quản lý

- Công tác chỉ đạo và thực hiện

NCS rất trân trọng 7 kiến nghị có sức thuyết phục, đặc biệt, kiến nghị thứ 4 trang 279: “Biến những người nông dân mất đất thành thị dân để họ có việc làm có năng xuất lao động cao hơn, thu nhập cao hơn và đời sống tốt hơn là cách làm nên hướng tới”.

Tuy nhiên, phạm vi đề cập của cuốn sách tập trung vào thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi trong phạm vi khá rộng về mục đích sử dụng đất và không gian nghiên cứu trong phạm vi cả nước. Vì vậy vấn đề chính sách ASXH với người nông dân sau khi bị thu hồi đất để phát


triển các khu công nghiệp cần phải có một nghiên cứu sâu hơn trong phạm vi hẹp (cấp tỉnh).

Nghiên cứu của Tiến sĩ Bùi Thị Ngọc Lan- Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về “Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển đô thị và khu công nghiệp”- Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 08. 2007.

Nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề bức xúc đang đặt ra sau thu hồi đất để phát triển đô thị và khu công nghiệp đó là (i) Một bộ phận nông dân bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. (ii) Nhiều điểm nóng phát sinh tình trạng khiếu kiện kéo dài. (iii) Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng. (iv)Tình trạng di dân có tổ chức hoặc tự phát gây khó khăn trong việc quản lý các nơi đi và đến.

Trên cơ sở những bức xúc đặt ra nghiên cứu đã nêu 6 giải pháp khá thuyết phục: Rà soát, hoàn thiện quy hoạch tổng thể về sử dụng đất nông nghiệp; tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, các cấp, các ngành trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và khu đô thị; đào tạo nghề cho người lao động nhất là thanh niên nông thôn; nghiên cứu bổ sung sửa đổi việc thực hiện chính sách bồi thường đất nông nghiệp; tổng kết, nhân rộng mô hình thực hiện tốt việc thu hồi đất; phát triển khu công nghiệp, đô thị mới theo hướng công viên công nghiệp…. Đây thực sự là hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn về ASXH cho nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp.

Đề tài CB 2005- 01- 08 “Xây dựng một số mô hình tạo việc làm đối với lao động bị mất việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất” của Trường Đại học Lao động- Xã hội do PGS- TS Nguyễn Tiệp làm chủ nhiệm, tháng 9.2006.

Đề tài đã nêu cơ sở lý luận của việc xây dựng mô hình tạo việc làm cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đề tài cũng đi sâu


đánh giá tác động của chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với lao động, việc làm thông qua 3 địa phương: Ngoại thành Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra quan điểm và một số mô hình tạo việc làm cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại ngoại thành Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc kèm theo các giải pháp và điều kiện áp dụng. Đề tài nghiên cứu khá công phu vấn đề việc làm cho lao động thất nghiệp sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào mô hình tạo việc làm với lao động bị mất việc làm. Đây chỉ là một trong các vấn đề về ASXH với nông dân sau thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp và đô thị.

Đề tài CB 2009- 02- BS “Vấn đề dạy nghề cho lao động nông thôn, thực trạng và giải pháp” của Trường Đại học Lao động- Xã hội do Thạc sĩ Nguyễn Văn Đại làm chủ nhiệm năm 2010.

Đề tài đã nêu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy nghề cho lao động nông thôn, đánh giá thực trạng dạy nghề cho nông thôn Hà Nội mở rộng khá sâu thông qua hệ thống cơ sở dạy nghề, cơ sở vật chất của hệ thống dạy nghề, chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giáo viên. Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn qua đó đề tài đã làm rõ những tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết đồng thời đề tài đã đưa ra 6 giải pháp về dạy nghề cho lao động nông thôn và nông thôn Hà Nội đến năm 2010.

Đề tài đã tập trung giải quyết vấn đề khá bức xúc và mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, lĩnh vực nghiên cứu của đề tài chỉ về dạy nghề cho lao động nông thôn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng, đối tượng là lao động nông thôn vùng thu hồi đất cho phát triển công nghiệp chưa được đề cập vì vậy rất cần có một nghiên cứu tiếp theo.

Trong thời gian từ 2006 đến nay, đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến vấn đề ASXH ở Việt Nam cụ thể như:


Năm 2008, Nguyễn Hữu Dũng “Thực hiện tốt chính sách ASXH với nông dân nước ta hiện nay” [37]. Năm 2008, Vũ Trọng Hồng “Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn” [41]. Năm 2006, Nguyễn Quốc Hùng “Đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình CNH, đô thị hoá ở Việt Nam” [42]. Năm 2006, Nguyễn Hải Hữu “Phát triển hệ thống ASXH phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [43]. Năm 2008, Nguyễn Thị Kim Ngân “Nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả chính sách ASXH” [53]. Năm 2008, Tô Huy Rứa “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở Việt Nam- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [60]. Năm 2008, Phạm Thắng “Giải pháp nào cho sự phát triển nôn nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay” [61]. Năm 2009, Bùi Ngọc Thanh “Việc làm cho hộ nông dân thiếu đất sản xuất, vấn đề và giải pháp” [62]….

Các nghiên cứu trên đã đánh giá phân tích về ASXH ở mức độ khác nhau song phạm vi nghiên cứu tập trung vào vấn đề ASXH nói chung [37, 43, 53], ASXH với nông dân [41, 60, 61] và ASXH với nông dân bị thu hồi đất ở một vài chính sách như việc làm, đền bù [42, 62] rất cần có một nghiên cứu đề cập đầy đủ hơn về chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN.

Về đề tài cấp tỉnh: “Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư sau khi Nhà nước thu hồi đất phát triển các khu công nghiệp tập trung tại Bắc Ninh trong những năm tới” của Ths Vũ Đức Quyết, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2005.

Tác giả đã tập trung đánh giá khá kỹ về thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư vùng Nhà nước thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp tập trung. Trên cơ sở những tồn tại về công tác đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm tại địa phương, tác giả đã đề xuất 3 mô hình sản xuất cho các hộ nông dân sau khi thu hồi đất phục vụ cho các khu


công nghiệp. Đề xuất thí điểm 3 dự án tại Bắc Ninh trình Chính phủ phê duyệt và Quốc hội thông qua. Song thời gian để các dự án được duyệt khá lâu (khoảng 7-10 năm). Trong thời gian chờ các dự án được phê duyệt, tác giả mạnh dạn đề xuất cho phép tỉnh Bắc Ninh được thí điểm thực hiện:

Một là, thí điểm giao cho Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh tham gia xây dựng Trường đào tạo nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp.

Hai là, thí điểm việc giao cho tổ chức Khuyến công thực hiện việc thành lập và đưa vào vận hành Vườn ươm công nghiệp, giao cho tổ chức Khuyến Nông thực hiện và đưa vào vận hành vườn ươm về nông nghiệp đô thị.

Ba là, thí điểm việc thực hiện cơ chế, chính sách bồi thường chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm thay cho chính sách bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất trước đây.

Các đề xuất của tác giả là khá mạnh dạn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các giải pháp, NCS nhận thấy: công tác đào tạo nghề là hết sức cấp bách, song vấn đề là ở chỗ sau đào tạo làm ở đâu và có làm đúng nghề mình được học hay không? đây là vấn đề bất cập đang diễn ra tại các địa phương đang trong quá trình công nghiệp hoá, trong đó có Bắc Ninh. Vì vậy, phải làm sao xác định được nhu cầu lao động cả về số lượng, ngành nghề và độ tuổi từ đó mới tìm ra quy mô đào tạo sát thực tế, bảo đảm phần lớn người được đào tạo sẽ có việc làm ổn định và làm đúng nghề.

Qua đề tài này nhận thấy: những kiến nghị và đề xuất các giải pháp là rất đáng trân trọng, góp phần đẩy mạnh mục tiêu thu hút đầu tư tại Bắc Ninh trong thời gian tới. Tuy nhiên, có thể do phạm vi nghiên cứu và quy mô đề tài NCS thấy cần nêu ra một vài ý kiến sau:

Thứ nhất, việc đào tạo nghề gắn với sử dụng thông qua việc dự báo nhu cầu lao động về số lượng và chất lượng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đào

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí