thống, chiến lược phát triển đề cập đến những vấn đề toàn cục, những vấn đề có ý nghĩa điểm huyệt, có sức gây công phá lớn đối với sự phát triển của toàn bộ hệ thống. Tính hệ thống cần thể hiện yêu cầu tiên tiến của các phân hệ cấu thành cũng như của cả hệ thống.
- Tính bao quát: thể hiện bao quát tất cả những vấn đề cơ bản của đất nước; nó đề cập những vấn đề lớn, tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng của quốc gia có tính tới bối cảnh quốc tế; vừa bao quát những vấn đề dài hạn vừa đề cập thỏa đáng những vấn đề ngắn hạn có tính quyết định.
- Tính lựa chọn: Nguồn lực phát triển bao giờ cũng có hạn. Đất nước bao giờ cũng tồn tại nhiều vấn đề lớn cần giải quyết. Bối cảnh thế giới mỗi thời kỳ mỗi khác. Do đó chiến lược phát triển đất nước phải chọn những vấn đề then chốt để tìm cách giải quyết.
- Tính linh hoạt và mềm dẻo: Chiến lược phát triển đất nước phải có khả năng
điều chỉnh nhanh, thích ứng rộng phù hợp với hoàn cảnh mới.
- Tính dài hạn: Chiến lược phát triển đất nước thường đề cập đến những vấn đề lớn, mà những vấn đề này không thể giải quyết trọn vẹn trong một thời gian ngắn.
- Tính thời đại: biểu hiện ở tính hiện đại, tính liên kết, không chỉ và không quá bó hẹp bởi ranh giới hành chính. Những thành tựu của nhân loại phải được phát huy, những thất bại của thế giới phải được rút kinh nghiệm và tránh.
1.1.4. Phân loại chiến lược phát triển
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 - 1
- Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Một Số Nước
- Tổng Tỷ Suất Phụ Thuộc 8 Về Dân Số Của Việt Nam Và Một Số Nước Trong Khu Vực (1960-2050)
- Tăng Trưởng Gdp Trên Đầu Người Của Việt Nam Và Các Nước
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Tùy theo tính chất và cấp độ của chiến lược phát triển mà chúng ta có thể chia chiến lược phát triển thành các loại chiến lược:
- Theo cấp độ: có đại chiến lược và chiến lược bộ phận.
- Theo tính chất và lĩnh vực: có chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển xã hội, chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược an ninh, chiến lược quốc phòng, chiến lược đối ngoại, chiến lược đối nội và các chiến lược khác.
Đối với chiến lược phát triển kinh tế là hệ thống quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu về phát triển kinh tế của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Trong hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế người ta thường đặc biệt chú ý tới các vấn đề quan trọng như: tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu kinh tế và cách thức cùng phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu kinh tế đề ra. Chiến lược phát triển kinh tế phải đề cập đến vấn đề mở cửa của nền kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng, nhân lực chất lượng cao, tổ chức nền kinh tế, việc làm và sử dụng tài nguyên. Trong đó, người ta rất chú ý tới lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa đột phá, có vai trò mũi nhọn, tạo ra những cực tăng trưởng.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bao gồm hai bộ phận lớn là phát triển kinh tế và phát triển xã hội và phải đề cập đến an ninh quốc phòng của đất nước. Phát triển kinh tế và phát triển xã hội là yêu cầu hai mặt của sự phát triển của một quốc gia. Sự phát triển chỉ coi trọng kinh tế hoặc chỉ coi trọng xã hội là sự phát triển lệch lạc. Mục tiêu của chiến lược đan quyện tính kinh tế và tính xã hội, đó là một tập hợp mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải phản ánh được ý tưởng tổng quát chỉ đạo đường lối phát triển, hệ thống các quan điểm, nhiệm vụ và con đường phát triển đất nước cho thời kỳ nhất định (có thể là 10 năm, 15 năm, 20 năm và xa hơn nữa). Phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và xây dựng xã hội tiến bộ là những nhân lòi của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là nghệ thuật dựa trên nền tảng tri thức cao và thu được nhiều lợi ích trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập cùng phát triển. Khi xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội phải trên cơ sở nắm rò, nắm đúng tình hình và dự báo chính xác triển vọng của đất nước; phải xác định được mức độ phát triển kinh tế của một nước (trình độ kinh tế, thực lực kinh tế và xu thế biến động kinh tế) để từ đó đặt ra mục tiêu chiến lược phù hợp và khả thi.
Chiến lược an ninh, quốc phòng: có ý kiến cho rằng chiến lược an ninh quốc gia là chiến lược bao trùm; lại có ý kiến cho rằng chiến lược an ninh quốc gia chỉ là
một chiến lược bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì việc đảm bảo an ninh toàn diện, đảm bảo vững chắc yêu cầu phòng thủ và tiến công trước các lực lượng chống đối từ bên ngoài nhằm giữ vững độc lập, thịnh vượng quốc gia là những nội dung rất cơ bản của chiến lược an ninh quốc phòng.
Chiến lược đối ngoại: đây là loại chiến lược đặc biệt đòi hỏi tính mềm dẻo, linh hoạt và nhạy bén. Chiến lược này bao quát các vấn đề không chỉ đối ngoại về chính trị, kinh tế mà còn cả các lĩnh vực hợp tác quốc tế về quân sự, cảnh sát, bảo vệ môi trường; việc tham gia các liên minh, các tổ chức quốc tế và lựa chọn các đối tác chiến lược đều phải đựơc đề cập ở chiến lược đối ngoại.
Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và lãnh thổ: là bộ phận của chiến lược phát triển đất nước. Nó chi tiết và cụ thể hơn nội dung về ngành, lĩnh vực và lãnh thổ đã được đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chẳng hạn chúng ta có: chiến lược phát triển năng lượng, chiến lược phát triển điện tử tin học, chiến lược phát triển tài chính ngân hàng, chiến lược phát triển giống nòi và nhân lực, chiến lược phát triển các vùng kinh tế động lực, chiến lược phát triển các hành lang kinh tế và các chiến lược khác.,
1.2. Một số quan điểm, lý thuyết cơ bản trong nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Theo các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì các lý thuyết trong nghiên cứu chiến lược phát triển là một mảng đang còn trống ở Việt Nam. Vì vậy, trong Ngô Doãn Vịnh (2007), họ đề xuất một số quan điểm và lý thuyết quan trọng cần và có thể nghiên cứu ứng dụng đối với hoạch định chiến lược phát triển ở Việt Nam.
1.2.1. Quan điểm các nước cùng phát triển
Theo các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Chiến lược phát triển, đây là phương cách phù hợp trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Từ bỏ các quan điểm phát triển khép kín, lảng tránh trách nhiệm đối với công việc của thế giới và chấp nhận quan điểm cùng thế giới phát triển vì
hưng thịnh quốc gia, hòa bình, coi trọng hợp tác, hữu nghị và mở rộng vị thế trên trường quốc tế. Cùng thế giới phát triển phải trở thành tư tưởng xuyên suốt trong cả đối nội và đối ngoại. Trong bối cảnh mà công việc của thế giới được giải quyết cần có sự tham gia tích cực của các quốc gia, đòi hỏi các nước phải hợp tác và chia sẻ trách nhiệm; chính vì thế các nước phải cùng phát triển và cùng hưởng lợi. Do đó, không chỉ vì lợi ích của một quốc gia mà quên lợi ích của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia có liên quan trực tiếp.
Xét trong phạm vi một quốc gia, sự phát triển cũng phải có sự “cùng” mới đem lại kết quả và hiệu quả cao. Chẳng hạn, một khi thành thị cùng nông thôn phát triển thì hai khu vực này hỗ trợ nhau cùng phát triển rất tốt; một mặt giảm thiểu và kiểm soát được các dòng di chuyển lao động từ nông thôn vào thành thị, mặt khác lan tỏa nhanh văn minh đô thị tới các vùng nông thôn và nhờ đó làm cho bộ mặt nông thôn tiến bộ nhanh hơn.
1.2.2. Cơ cấu kinh tế quyết định phát triển và giao thương quốc tế
Khi nói về một hệ thống còn có gì quan trọng hơn là nói về cơ cấu của nó. Sự phát triển của hệ thống và cơ cấu của hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy, cơ cấu của nền kinh tế (thường được gọi tắt là cơ cấu kinh tế) luôn là vấn đề được các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm không chỉ bởi nó cực kỳ quan trọng mà còn là vấn đề luôn luôn thay đổi qua các thời kỳ phát triển của mọi nền kinh tế. Hệ thống kinh tế này khác với hệ thống kinh tế kia bởi cơ cấu của nó.
Cơ cấu kinh tế biểu thị nội dung, cách thức liên kết, phối hợp giữa các phần tử cấu thành nên hệ thống kinh tế. Khi nói về cơ cấu kinh tế phải nói cả về mặt số lượng và mặt chất lượng; đồng thời cần khẳng định những điểm cơ bản dưới đây:
- Khi thay đổi kiểu cách kết cấu hay thay đổi cấu trúc thì hệ thống sẽ thay đổi cả về dạng, tính chất và trình độ. Các phần tử trong hệ thống cùng tồn tại và phát triển. Nếu chúng phát triển cùng chiều thì tạo nên sức mạnh cho hệ thống, nhưng nếu chúng phát triển trái chiều sẽ cản trở lẫn nhau, làm cản trở cho sự phát triển chung của hệ thống.
- Trong hệ thống tồn tại tập hợp các phần tử theo một trật tự và quan hệ tỷ lệ nhất định. Mỗi phần tử có vị trí trong trật tự cơ cấu. Những phần tử quyết định đến tính chất, trình độ của hệ thống được gọi là phần tử cơ cấu. Những phần tử ít có ý nghĩa đối với hệ thống thì gọi là phần tử phi cơ cấu.
- Cơ cấu chuyển động không ngừng, biến đổi không ngừng; nó có thể phát triển một cách tuần tự hoặc có bước nhảy vọt. Sự thay đổi về cơ cấu sẽ làm cho tính chất, trình độ của hệ thống thay đổi theo. Như mọi hiện tượng, sự vật khi cơ cấu của nó thay đổi thì không chỉ có bản chất của hệ hống thay đổi mà các quan hệ của nó với các hệ thống khác cũng thay đổi theo. Đây là điều cần coi trọng trong quá trình kết cấu lại nền kinh tế ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào.
Như vậy, việc xác định được cơ cấu kinh tế đúng đắn đã là rất quan trọng nhưng tổ chức xây dựng được cơ cấu kinh tế đã được xác định là đúng đắn ấy còn quan trọng hơn. Cần phải vận dụng sáng tạo lý thuyết hệ thống và lý thuyết điều khiển tác động vào những phần tử cơ cấu quyết định đến hệ thống và tìm cách tối đa hóa đầu ra cũng như giảm tới mức có thể đầu vào; tối ưu hóa cơ cấu của hệ thống và nhờ đó làm cho hệ thống vận động đúng chiều đã được xác định bằng hệ thống các cơ chế, chính sách đúng đắn và có sự điều khiển hợp lý của Nhà nước.
1.2.3. Tự do hóa và liên kết là phương thức hữu hiệu để phát triển
Tự do để giải phóng các tiềm năng của con người phục vụ cho công cuộc phát triển, nghĩa là tự do để sáng tạo và vì phát triển. Liên kết để đảm bảo tự do hóa tối đa, hữu ích và để tăng thêm sức mạnh; tự do hóa nhằm thúc đẩy liên kết bền vững.
Tự do hóa kinh tế là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, tự do hóa không làm mất đi tính độc lập cần thiết của mỗi quốc gia. Việc bảo vệ chính đáng của mỗi quốc gia sẽ còn tồn tại nhưng nó sẽ chỉ tồn tại trong bối cảnh hợp tác cùng có lợi.
Liên kết là xu thế đang không ngừng phát triển và có tác dụng thực sự đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong khi mà quan điểm chuỗi giá trị toàn cầu đã và đang trở thành xu hướng chi phối thái độ ứng xử của các quốc gia thì vấn đề liên kết để có mặt trong chuỗi giá trị toàn cầu ấy là mấu chốt của chiến lược phát triển đất nước. Vấn đề đối tác chiến lược càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để các
quốc gia lựa chọn “bạn chơi” nhằm phục vụ cho mục đích phát triển của mình. Trong khi nghiên cứu chiến lược phát triển quốc gia, đối tác chiến lược cho phép mỗi quốc gia vượt qua những trở ngại trước mắt để mưu tính những thứ lớn, lâu dài và hướng tới tương lai phát đạt của sự phát triển. Đối tác chiến lược được xem như giải pháp có tính nguyên tắc. Các nước lớn và quốc gia láng giềng luôn luôn được cân nhắc trong việc tìm đối tác chiến lược của bất kỳ quốc gia nào.
Vấn đề nương tựa và phụ thuộc trong quá trình phát triển cần có sự phân biệt rò và lợi dụng một cách có hiệu quả. Vấn đề nương tựa lẫn nhau giữa các quốc gia để cùng phát triển đang tồn tại trên thực tế và nó trở thành dấu hiệu rất đáng quan tâm. Nếu chỉ vì e ngại sự lệ thuộc mà coi nhẹ nương tựa giữa các quốc gia thì đã để mất đi sự cần có của các yếu tố bên ngoài mà vốn các yếu tố này có tác động lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự phụ thuộc thường làm mọi người e sợ mỗi khi bàn về phát triển quốc gia nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau hay nương tựa lẫn nhau trong quá trình phát triển lại là điều quan trọng cần chấp nhận và có kế sách phù hợp để hạn chế những bất lợi bớt những bất lợi trong quá trình này. Trong quá trình phát triển của một đất nước còn yếu kém phải coi trọng yêu cầu tự chủ, phát huy sức mạnh nội sinh để gia tăng sự phát triển; trên cơ sở lợi thế so sánh của mình mà tính toán phương án tham gia mạnh mẽ vào chuỗi các giá trị toàn cầu trên cơ sở mở rộng hợp tác quốc tế.
1.2.4. Tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược được xem như là cách nghĩ, cách suy đoán của nhà chiến lược để xây dựng nên một chiến lược phát triển khoa học. Tư duy chiến lược là nền tảng thành công của các nhà hoạch định chiến lược phát triển. Nó là bước kế tiếp nhau của quá trình suy đoán và hình thành nên ý tưởng, hệ thống quan điểm chỉ đạo và tiến tới lựa chọn phương cách cũng như lực lượng sẽ được huy động để thực hiện chiến lược. Về bản chất, tư duy chiến lược là tư duy có tính đột phá trên cơ sở những giả định và suy đoán.
Tư duy chiến lược về cơ bản có các bước sau: bước 1, phân tích điểm xuất phát của hiện tượng; bước 2, xây dựng các giả định và kiểm tra các giả định cho chiến
lược; bước 3, kiến tạo tầm nhìn chiến lược; bước 4, xác định mục tiêu chiến lược; bước 5, xác định các yếu tố then chốt để thực hiện mục tiêu chiến lược; và cuối cùng, định hướng các hoạt động chính của chiến lược (phụ lục 2).
Khi bàn về tư duy chiến lược phát triển, có một vấn đề rất quan trọng, chi phối khá lớn đối với tư duy của nhà chiến lược, đó là tam giác Tự do - Văn hóa - Đổi mới. Cả ba yếu tố này có chung một tụ điểm và sức sống là “con người”. Tự do hay Văn hóa hay Đổi mới không thể không gắn với con người. Con người phải là yếu tố xuyên suốt mọi quá trình phát triển và vừa là mục tiêu vừa là phương tiện của tư duy chiến lược.
Tự do của con người chính là cái gốc của sự phát triển. Tự do chính là động lực phát triển của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng, của cả quốc gia. Tự do và sáng tạo luôn đi liền với nhau. Tự do và sáng tạo theo đúng nghĩa sẽ đem đến sự thăng hoa cho sự phát triển.
Văn hoá chính là kết quả của các hoạt động của con người trong quá khứ; chúng tồn tại và được xã hội xem như kết tinh quý báu của con người thì chúng cần được tôn vinh và phát huy thỏa đáng; nếu chúng không được coi trọng một cách khách quan tức là chúng ít có giá trị hoặc không có giá trị thì chúng phải được xem xét để có định hướng cải tiến. Một dân tộc không coi trọng giá trị văn hóa của mình, không hiểu biết quá khứ của mình thì không thể phát triển được.
Đổi mới là yêu cầu khách quan, là hành động có ý thức của con người, nó giúp con người phát hiện ra những giới hạn của mình cũng như của xã hội và tạo ra năng lực mới cho chính bản thân con người cũng như cho cả xã hội. Đổi mới để phát triển, phát triển là kết quả và là thuộc tính của tiến hóa. Trong Lý thuyết tiến hóa về phát triển kinh tế (còn gọi là Lý thuyết tân Shumpeter về phát triển kinh tế) đưa ra hai loại đổi mới: đổi mới cơ bản và đổi mới tiệm tiến. Đổi mới cơ bản là nhân tố tạo ra thời kỳ mới, xóa bỏ thời kỳ cũ. Chính đổi mới cơ bản đã mang đến các công nghệ mới, giúp tăng năng suất, định hình những đặc điểm cơ bản của từng mô hình kinh tế - xã hội. Đổi mới tiệm tiến giúp phát tán đổi mới cơ bản thông qua bắt chước và thích nghi, có thể dẫn đến yêu cầu phải thay đổi thể chế. Không có những đổi mới
cơ bản thì không thể có những đổi mới tiệm tiến. Đổi mới cơ bản hoàn toàn là do các doanh nhân, các cá nhân hoặc nhóm người có khả năng đặc biệt để đổi mới và sáng tạo. Sự tích lũy nguồn nhân lực, trình độ học vấn, hệ thống Nghiên cứu và Phát triển (R&D) là những nhân tố quyết định tiến bộ kỹ thuật trong một xã hội. Vậy nên để những đổi mới cơ bản xuất hiện trong một nền kinh tế thì những điều kiện đó là cần nhưng chưa đủ. Điều kiện đủ để đổi mới cơ bản ra đời là phải có nền kinh tế tự do với ngành dịch vụ giao dịch nội địa được phát triển tối đa. Phân tích cho thấy đặc tính quan trọng nhất của một cường quốc dẫn đầu thế giới về phát triển kinh tế chính là khả năng sản sinh ra những đổi mới cơ bản hay mang tính đột phá. Còn các nước bám đuổi (được thúc đẩy bằng đổi mới tiệm tiến) chỉ có thể trở thành một quốc gia thịnh vượng mà không đạt được vị trí lãnh đạo về kinh tế.
1.2.5. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Bên cạnh các quan điểm và lý thuyết phát triển nêu trên thì vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của nền kinh tế là một trong những vấn đề cốt lòi nhất của lý luận về phát triển kinh tế. Trong thực tế, người ta thấy tăng trưởng kinh tế có ngưỡng, vượt qua ngưỡng tăng trưởng sẽ đem lại kết quả và hiệu quả kém. Vì thế, trong khi nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển các nhà hoạch định chính sách không phải lúc nào cũng muốn đề ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao một cách chủ quan duy ý chí.
Chất lượng tăng trưởng là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn định, mức sống của người dân được nâng cao không ngừng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranh cao, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế của nhà nước có hiệu quả.
Mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia không chỉ là tăng trưởng cao mà phải phát triển bền vững, tức là phải tạo ra sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh. Đối với các nước đang phát