Công Tác Quản Lý Nhà Nước Trong Lĩnh Vực Du Lịch, Giải Quyết Các Vấn Đề Về Môi Trường Tự Nhiên, Xã Hội Để Phát Triển Du Lịch


Hình 2.8: Bản đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Bình Thuận


2 3 2 8 Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch giải quyết các vấn 1

2.3.2.8. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, giải quyết các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội để phát triển du lịch

Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch được tăng cường trên nhiều mặt và đồng bộ hơn; ý thức trách nhiệm, tinh thần phối hợp của các Sở, Ngành, UBND các địa phương ngày càng được nâng lên. Các mặt an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả… trong hoạt động du lịch nhìn chung được bảo đảm và ngày càng được kiểm soát tốt hơn.

UBND tỉnh thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch trong các dịp lễ, tết. Đã triển khai thực hiện các biện pháp chấn chỉnh hoạt động cho thuê tấm trượt cát tại Đồi Cát Bay, quản lý, sắp xếp hoạt động bán hàng rong tại các khu du lịch dã ngoại như Hòn Rơm, Gành, Đồi Dương-Phan Thiết, Ngãnh Tam Tân, Cam Bình; giải toả, di dời các hộ kinh doanh, lập lại trật tự kinh doanh khu vực đường vào Chùa Cổ Thạch. Từng bước khắc phục tình trạng trẻ em ăn xin, trộm cắp, bán hàng rong đeo bám làm phiền hà du khách. Đã ban hành và triển khai thực hiện Quy định xét chọn cơ sở mua sắm, cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên. Thanh tra chuyên ngành du lịch trực tiếp tổ chức thanh tra cơ sở và phối hợp với các lực lượng có chức


năng như Quản lý thị trường, Thanh tra Tài nguyên môi trường, Y tế, Thuế… tổ chức kiểm tra cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch về các nội dung: Chấp hành các qui định về đăng ký kinh doanh, việc bảo đảm VSATTP, VSMT, ANTT, an toàn du khách, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đăng ký sử dụng tần số…. Qua kiểm tra đã xử lý hành chính, chấn chỉnh các sai phạm, đồng thời giúp các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các qui định của nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ và bảo vệ tài nguyên môi trường. Riêng từ năm 2008, đã tăng cường kiểm tra việc chấp hành qui định về bảo vệ môi trường, xử phạt nghiêm khắc các doanh nghiệp du lịch ven biển vi phạm, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về du lịch, nâng cao nhận thức, văn hóa giao tiếp, ứng xử của dân cư được chú trọng. Đã tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về phát triển du lịch bền vững cho đội ngũ các bộ cơ sở xã, phường, tập huấn “ Văn hoá ứng xử” cho các đối tượng là tình nguyện viên, lực lượng thanh niên xung kích; nhận thức về du lịch cộng đồng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử du lịch cho đối tượng hành nghề xe ôm, bán hàng rong và một số hộ dân sống ở các khu du lịch trọng điểm ở tỉnh. Tổ chức triển khai, phổ biến các qui định của nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch cho chủ cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch loại hình khách sạn mini, nhà nghỉ du lịch, nhà trọ trên địa bàn Phan Thiết, La Gi, Tuy Phong, Bắc Bình. Tổ chức tập huấn kiến thức về VSATTP, VSMT, ANTT cho lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.

Định kỳ hàng năm, UBND tỉnh đều tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp du lịch để lắng nghe, giải quyết các khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch ở tỉnh. Đã tổ chức các đoàn công tác của tỉnh đi học tập kinh nghiệm quản lý, phát triển du lịch tại tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Nam và thành phố Đà Nẳng. Công tác động viên khen thưởng các doanh nghiệp du lịch cũng được chú ý hơn; trong các năm qua UBND tỉnh đã xem xét, khen thưởng cho các doanh nghiệp du lịch tiêu biểu của tỉnh và doanh nghiệp ngoài tỉnh có nhiều đóng góp cho du lịch Bình Thuận, chủ yếu là các công ty lữ hành có thành tích đưa khách đến Bình Thuận.

Công tác quản lý Nhà nước về lao động trong lĩnh vực du lịch được tăng cường. Lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch tăng nhanh, đến cuối năm 2010, tổng số lao

62


động hiện có tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, dịch vụ du lịch gần

9.000 lao động, tăng gấp 2,7 lần năm 2005. Số lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch đã ký kết hợp đồng lao động đạt tỷ lệ trên 80% tổng số lao động.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch còn có mặt bất cập giữ quản lý ngành và lãnh thổ; trật tự buôn bán hàng rong tại các khu du lịch dã ngoại, hoạt động mô tô nước (jetsky)… chưa được giải quyết căn cơ. Vệ sinh môi trường vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm như thải chất thải chưa qua xử lý ra biển; vệ sinh an toàn thực phẩm, tình hình trộm cắp, chết đuối, tai nạn giao thông chưa được kiểm soát tốt.

2.3.2.9. Củng cố, hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Tuy trong những năm qua, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện có sự thay đổi nhưng tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được luôn được củng cố, kiện toàn kịp thời, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương.

Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh được củng cố, kiện toàn, đồng thời xây dựng Quy chế làm việc tạo sự phối hợp khá chặt chẽ giữa các thành viên Ban chỉ đạo trong triển khai, tổ chức thực hiện cũng như đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh.

Hiệp hội Du lịch tỉnh được kiện toàn, số lượng thành viên Hiệp hội ngày càng tăng, hoạt động của Hiệp hội ngày càng có hiệu quả, vai trò được phát huy nhất là hỗ trợ cơ quan quản lý Ngành trong công tác vận động các doanh nghiệp du lịch thực hiện các qui định của nhà nước, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch và công tác xã hội ở địa phương.

Đã triển khai đánh giá thực trạng về tổ chức, hoạt động của các Ban Quản lý Khu du lịch trong tỉnh và đề ra giải pháp củng cố tổ chức, định hướng hoạt động phù hợp với Luật Du lịch và tình hình thực tế tại địa phương.

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện, thị xã, thành phố quá mỏng, hầu hết các Phòng Văn hóa thông tin không có biên chế công chức chuyên trách về du lịch do đó công tác quản lý và tham mưu cho chính quyền địa phương trong khai thác tài nguyên, phát triển du lịch ở địa phương rất hạn chế, đáng quan tâm là ở các địa phương có hoạt động du lịch phát triển như Phan Thiết, La Gi, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam. Hoạt động của Ban Quản lý Khu du lịch

63


đáp ứng yêu cầu, có mặt còn chồng chéo, trùng lấp với nhiệm vụ quản lý nhà nước của Phòng chuyên môn cấp huyện, thị xã, thành phố và của chính quyền cấp xã, phường.

2.3.2.10. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

Cách xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong cũng tương tự như cách xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. Ma trận được xây dựng như sau:



Các Yếu Tố Chủ Yếu Bên Ngoài

Mức độ

quan trọng

Phân loại (1-4)

Số điểm quan trọng

S1

Lợi thế về vị trí địa lý.

0.07

4

0.28

S2

Có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú.


0.15


4


0.60

S3

Có sức thu hút vốn đầu tư lớn vào ngành này.

0.06

4

0.24

S4

Cơ sở hạ tầng và cơ sở lưu trú khá tốt.

0.05

3

0.15

S5

Đã nổi tiếng từ lâu như là một nơi du lịch nghỉ dưỡng


0.06


3


0.17

S6

Được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh trong quá trình phát triển.


0.05


4


0.204

S7

Môi trường xã hội tại các khu du lịch an toàn.

0.06

3

0.18

S8

Nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng.

0.05

2

0.11

S9

Quỹ đất dành cho phát triển du lịch rất lớn.

0.04

3

0.13

W1

Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng chưa cao.


0.04


2


0.08

W2

Môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm.

0.04

2

0.08

W3

Tài nguyên nhân văn chưa được khai thác hiệu quả.


0.04


2


0.08

W4

Quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển.

0.05

2

0.10

W5

Ngành du lịch tỉnh mới chỉ quan tâm phát triển theo chiều rộng.


0.05


2


0.1

W6

Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành còn hạn chế.


0.03


2


0.06

W7

Còn yếu trong công tác tuyên truyền quảng bá.

0.04

2

0.09

W8

Sự phối hợp giữa các ban ngành chưa chặt chẽ.

0.03

2

0.06

W9

Vốn đầu tư còn dàn trải hiệu quả chưa cao.

0.05

1

0.05


W10

Chính sách đất đai hay thay đổi, thủ tục thuê đất, giao đất còn phức tạp.


0.03


3


0.09



1.00


2.85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của ngành du lịch Bình Thuận là 2,85 cao hơn số điểm trung bình 2,5. Điều này cho thấy, ngành du lịch của tỉnh đang khai thác tốt các điểm mạnh của mình để khắc phục những điểm yếu. Trong tương lai, nếu ngành du lịch của tỉnh khai thác tốt hơn lợi thế của mình, bên cạnh đó khắc phục những điểm yếu như : điểm yếu về sản phẩm du

64


lịch, quản lý nhà nước, chú trọng phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh… thì tổng số điểm quan trọng của ma trận này sẽ cao hơn rất nhiều. Đó là lý do vì sao mà nhiều chuyên gia, nhiều nhà hoạch định chiến lược trong ngành du lịch có cùng nhận định là ngành du lịch tỉnh Bình Thuận chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình.

2.4. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch tỉnh Bình Thuận

Qua phân tích tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận, chúng ta có thể khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chính của ngành du lịch tỉnh như sau:

2.4.1. Những điểm mạnh của du lịch tỉnh Bình Thuận (S)

S1: Bình Thuận nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển quốc gia, là khu vực có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trong cả nước. Đồng thời, Bình Thuận cũng nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, rất thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch nội địa từ các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, khu vực này cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất. Mặt khác, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, nhu cầu du lịch của người dân là rất cao.

S2: Có thể nói rằng, Bình Thuận có nguồn tài nguyên tự nhiên rất lớn. Với hơn 192 km đường bờ biển, tỉnh có rất nhiều bãi tắm đẹp nằm ở nhiều nơi khác nhau như Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, LaGi…, các khu rừng nguyên sinh thích hợp cho du lịch sinh thái, khách du lịch cũng có thể du lịch leo núi tại Hàm Thuận Nam hoặc du lịch an dưỡng, chữa bệnh, sinh thái khi đi du lịch tại suối khoáng nóng Vĩnh Hảo, đặc biệt là hệ thống Resort lớn nhất cả nước, tỉnh được mệnh danh là thủ đô Resort của cả nước. Khí hậu ở đây rất dễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và thời tiết bất thường, rất thuận lợi để du lịch. Tài nguyên nhân văn của tỉnh cũng rất phong phú, đặc sắc mang nặng tính truyền thống dân tộc từ di tích lịch sử kiến trúc tôn giáo, các lễ hội văn hóa dân gian, các nghề thủ công truyền thống, ẩm thực đến các di tích lịch sử kháng chiến, rất đáng để du khách nghiên cứu khám phá…Với lợi thế to lớn như vậy, ngành du lịch nơi đây dễ dàng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của mình.

S3: Tỉnh Bình Thuận có thế mạnh về thu hút nhiều vốn đầu tư vào trong ngành

65


du lịch. Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì năm 2010 tỉnh có 404 dự án du lịch (không kể 29 dự án đầu tư dịch vụ du lịch) được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng diện tích đất cấp 8.410,2 ha với tổng vốn đăng ký đầu tư 61.372 tỷ đồng; trong đó có 35 dự án đầu tư nước ngoài.

S4: Cơ sở hạ tầng và các cơ sở lưu trú phát triển rất mạnh, đủ khả năng đáp ứng phục vụ cho nhiều đối tượng du lịch. Đến năm 2011, tỉnh có 155 Resort và khách sạn đang hoạt động. Trong đó có 21 cơ sở lưu trú đạt chuẩn 1 sao, 25 cơ sở đạt chuẩn 2 sao, 11 cơ sở đạt chuật 3 sao, 04 cơ sở đạt chuẩn 4 sao, số cơ sở chưa xếp hạng là 59 và 28 cơ sở đạt chuẩn kinh doanh đang hoạt động, nhiều khu được trang bị đầy đủ tiện nghi. Cơ sở hạ tầng của Bình Thuận cũng được đánh giá là phát triển nhanh, hoàn thiện so với các địa phương trong cả nước.

S5: Ngành du lịch Bình Thuận hình thành từ rất sớm, địa danh du lịch này đã nổi tiếng tại Việt Nam từ rất lâu như là một nơi du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng của cả nước. So với nhiều địa phương khác cũng có ngành du lịch thì ngành du lịch của Bình Thuận có xuất phát điểm rất sớm, hiện nay du lịch tại đây nổi tiếng vì có tài nguyên tự nhiên phong phú, hấp dẫn, tài nguyên nhân văn đặc sắc và rất có giá trị truyền thống.

S6: Bên cạnh ngành công nghiệp, ngành du lịch là ngành được sự quan tâm đặc biệt của UBND tỉnh, chính vì thế mà các kỳ đại hội Đảng Bộ đều đặt quyết tâm đưa ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tỉnh đã tạo nhiều thuận lợi cho ngành này phát triển như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, quy hoạch quỹ đất để phát triển du lịch, ưu đãi các nhà đầu tư, từng bước kiện toàn quản lý nhà nước, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng…

S7: Môi trường xã hội tại các khu du lịch được cải thiện mạnh mẽ, bảo đảm an toàn, tăng uy tín chung của ngành du lịch tỉnh.

S8: Có nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng.

S9: Quy hoạch tổng thể đã được lập từ rất sớm, trong đó các vùng lãnh thổ cần phải đầu tư để phát triển du lịch rất rõ ràng.

2.4.2. Những điểm yếu của du lịch tỉnh Bình Thuận (W)

W1: Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng không cao.

W2: Môi trường tự nhiên đang bị tác động bởi tốc độ đô thị hóa và các hoạt

động công nghiệp, nhiều khu vực đã bắt đầu bị ô nhiễm.

W3: Tài nguyên nhân văn chưa được khai thác đúng mức.

66


W4: Hiện trạng tự phát trong kinh doanh còn phổ biến, quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kinh doanh làm mất lòng tin của khách hàng, nhất là khi họ đi mua sắm hàng hóa lưu niệm.

W5: Ngành du lịch của tỉnh mới chỉ phát triển theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu. Mở rộng khai thác tài nguyên tự nhiên tại nhiều nơi nhằm phục vụ du lịch nhưng chưa quan tâm hoàn thiện chất lượng của những khu du lịch đang có.

W6: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành này còn nhiều hạn chế.

W7: Tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch chưa tốt, chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của nó. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải tự quảng bá du lịch cho mình vì tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ rõ ràng.

W8: Sự phối hợp giữa các ban ngành chưa chặt chẽ, liên tục, dẫn đến mất nhiều cơ hội đầu tư vào ngành này.

W9: Vốn đầu tư vào ngành này còn dàn trải dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa

cao.

W10: Các chính sách về đất đai hay thay đổi, thủ tục thuê đất, giao đất còn

nhiều phức tạp.

2.4.3. Những cơ hội để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận (O)

O1: Chính sách mở cửa hội nhập đã giúp cho ngành du lịch của chúng ta phát triển mạnh mẽ. Việc Việt Nam tham gia vào tổ chức du lịch thế giới, hiệp hội lữ hành Châu Á-Thái Bình Dương, việc ký kết hiệp định du lịch ASEAN sẽ giúp ngành du lịch thu hút thêm nhiều khách du lịch quốc tế.

O2: Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp trong đó có nhiều di sản của thế giới như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha…bên cạnh đó, Việt Nam nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, đặc sắc và một lịch sử lâu đời của thế giới. Nơi đây được tự nhiên ưu đãi, con người thân thiện, chính trị ổn định và lại được thế giới công nhận là một trong những điểm đến an toàn nhất.

O3: Thế giới đang quan tâm đến Việt Nam như là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, ổn định. Kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, phần lớn người dân lạc quan với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước. Nhu cầu du lịch của người dân trong nước tăng lên, khả năng thu hút khách du lịch quốc tế cũng được cải thiện qua các năm.

O4: Nhà Nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến ngành du lịch, đã tích cực

67


xúc tiến nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Ngân sách tập trung cho ngành du lịch cũng tăng nhanh qua các năm gần đây. Việc miễn thị thực nhập cảnh cho người dân của một số quốc gia trong khu vực giúp cho thủ tục nhập cảnh dễ ràng hơn, người dân của những nước này đến Việt Nam dễ ràng hơn.

O5: Tình hình thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động, bất ổn, khách du lịch chuyển hướng sang các khu vực, lãnh thổ ổn định hơn. Nạn sóng thần vừa qua cũng đã làm một số quốc gia có ngành du lịch bị tổn thất nặng, Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi sóng thần và lại có thế mạnh chính trị, xã hội ổn định. Đây là cơ hội để chuyển dịch khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

O6: Phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận nằm trong chiến lược phát triển chung của Việt Nam về du lịch. Điều này cho phép ngành du lịch của tỉnh nhận được nhiều sự hỗ trợ, ưu tiên của Nhà Nước trong quá trình phát triển, thực hiện các kế hoạch của mình.

O7: Là tỉnh có vị trí địa lý gần với thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước, rất thuận lợi thu hút khách du lịch, đặc biệt là khả năng thu hút khách nước ngoài đến nghỉ dưỡng tại Mũi Né.

2.4.4. Những thách thức của du lịch tỉnh Bình Thuận (T)

T1: Ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Bình Thuận nói riêng đang trong giai đoạn đầu phát triển. Kinh nghiệm và khả năng quản lý còn yếu, khả năng cạnh tranh với những nước khác có ngành du lịch phát triển gặp nhiều khó khăn, chúng ta mới chỉ dựa vào khai thác tài nguyên tự nhiên là chính.

T2: Tình hình thế giới biến động xấu trong những năm gần đây như khủng bố, đại dịch cúm gia cầm (đã xảy ra tại một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam, và có thể bùng phát bất cứ lúc nào), gần đây là nạn sóng thần, thiên tai lũ lụt, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế dẫn đến người dân thắt chặt chi tiêu… đã làm cho lượng khách du lịch giảm mạnh. Ngành du lịch của cả thế giới cũng như Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh, phải mất một thời gian nữa ngành này mới có thể hồi phục.

T3: Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực đều có chiến lược phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Họ tiến hành quảng bá hình ảnh du lịch của đất nước họ rất mạnh mẽ, đầu tư xây dựng những trung tâm du lịch lớn, tầm cỡ quốc tế, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch, liên kết các ngành nhằm giảm giá tour du lịch…so với chúng ta thì họ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí