Doanh Thu Từ Du Lịch Của Tỉnh Bình Thuận Giai Đoạn 2005-2010

52


Thời gian gần đây, ý tưởng về các khu chợ đêm hay tuyến phố đi bộ mua sắm ở Hàm Tiến - Phan Thiết do một công ty tư nhân đề xuất là khá kịp thời (mặc dù vốn không còn lạ với một số nước Đông Nam Á gần ta nhất là Singapore và Thái Lan). Bên cạnh chợ Phan Thiết và siêu thị Co.opMart, hình thức mua sắm này hứa hẹn sẽ thu hút du khách chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên, cần phải tránh việc chèo kéo, “chặt chém” giá cả với du khách.

2.3.2.3. Doanh thu

Doanh thu du lịch trong những năm qua có mức tăng trưởng khá cao và tốc độ tăng nhanh hơn, bình quân từ năm 2005 đến nay tăng trưởng 32,95%/năm; trong đó giai đoạn 2005-2007 tăng 31,72%/năm, giai đọan 2008-2010 tăng 33,52%/năm. Năm 2010 đạt 2.538,985 tỷ đồng, tăng 34,28% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng gấp 5,7 lần năm 2004.

Bảng 2.14: Doanh thu từ du lịch của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010


Loại dịch vụ

Doanh thu du lịch (Triệu đồng)

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tổng số

611.315

803.407

1.060.773

1.424.089

1.890.850

2.538,985

Tiền thuê phòng

187.688

248.476

349.659

502.918

647.351

854.23

Tiền ăn uống

174.276

225.757

281.084

387.175

546.252

765.435

Tiền đi lại

80.173

125.546

128.590

208.294

220.244

321.98

Chi phí tham quan

16.425

48.507

71.970

96.677

127.341

156.34

Mua hàng hoá, quà lưu niệm

102.483

94.645

141.605

151.256

216.827

278.221

Chi dịch vụ văn hoá, thể thao


18.811


22.114


25.922


33.230


53.402

60.651

Chi phí y tế

2.375

2.552

4.683

6.631

13.476

20.674

Chi khác

29.084

35.810

57.260

37.908

63.830

81.454

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận

Nếu xem xét ở góc độ đóng góp của lĩnh vực dịch vụ – du lịch đối với GDP của tỉnh thì trong thời gian vừa qua, tỷ trọng này liên tục tăng. Ở thời điểm năm 1997, GDP trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Bình Thuận được xác định chiếm khoảng 2,37 – 2,4% GDP toàn tỉnh, năm 2000 tỷ trọng này tăng lên là 5,2% GDP toàn tỉnh, năm 2002 tăng lên chiếm 6,5% GDP toàn tỉnh và năm 2004, năm 2010 du lịch chiếm 5,7%


GDP cả tỉnh. Điều này cho thấy hoạt động du lịch đã và đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo chiều hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển mà tỉnh đã đề ra, phấn đấu đến năm 2015, tỷ này sẽ là 10% GDP toàn tỉnh. Số thuế nộp ngân sách từ hoạt động kinh doanh du lịch có mức tăng trưởng bình quân 37,56%/năm. Năm 2010 đạt 180,7 tỷ đồng. GDP du lịch có mức tăng trưởng bình quân 34,71%/năm.

Tuy nhiên, so với mức chi tiêu của khách ở các trung tâm du lịch lớn trong nước, chi tiêu của du khách ở Bình Thuận còn thấp, cơ cấu chi tiêu chủ yếu là chi cho ăn, nghỉ.

2.3.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch

Với tốc độ tăng trưởng về khách du lịch và doanh thu trong hoạt động du lịch luôn ở mức cao thì việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành cũng phải phát triển mạnh, số lượng Resort, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, buồng phòng khách sạn, cơ sở lưu trú và các công ty, đại lý du lịch cũng phải tăng cao.

2.3.2.4.1. Cơ sở lưu trú (Resort, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ)

Số lượng khách sạn, resort tiếp tục phát triển với nhiều mô hình kinh doanh đa dạng. Đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 155 khách sạn, resort đang hoạt động kinh doanh với tổng số 6.817 phòng. So với cuối năm 2004 số cơ sở tăng 1,55 lần, số phòng tăng gấp 2,3 lần. Số lượng nhà nghỉ, nhà trọ có đón khách du lịch cũng phát triển nhanh với hơn 300 cơ sở. Đến năm 2011, Bình Thuận có 21 cơ sở lưu trú đạt chuẩn 1 sao, 25 cơ sở đạt chuẩn 2 sao, 11 cơ sở đạt chuật 3 sao, 04 cơ sở đạt chuẩn 4 sao, số cơ sở chưa xếp hạng là 59 và 28 cơ sở đạt chuẩn kinh doanh

Ngành du lịch đã thực hiện xếp hạng 100 cơ sở lưu trú với 4.391 phòng, trong đó đạt tiêu chuẩn 4 sao có 13 cơ sở với 1.333 phòng, 3 sao có 11 cơ sở với 799 phòng, 2 sao có 25 cơ sở với 1.064 phòng, 1 sao có 23 cơ sở với 621 phòng, đạt tiêu chuẩn kinh doanh có 28 cơ sở với 574 phòng.

2.3.2.4.2. Công ty du lịch, đại lý du lịch

Hoạt động kinh doanh lữ hành từng bước phát triển, toàn tỉnh hiện có 01 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 36 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 36 hộ kinh doanh đại lý lữ hành, bán vé xe vận chuyển khách du lịch. Các dịch vụ nhà hàng ăn uống, spa, mua sắm phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, tập trung ở khu vực trung tâm Phan Thiết và Hàm Tiến-Mũi Né.


2.3.2.4.3. Các dự án đầu tư về du lịch

Tình hình đầu tư du lịch từ năm 2004 đến nay diễn ra khá sôi động, Bình Thuận đã thu hút thêm 183 dự án đầu tư mới, thu hồi 123 dự án, sáp nhập 20 dự án. Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh có 404 dự án du lịch (không kể 29 dự án đầu tư dịch vụ du lịch) được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng diện tích đất cấp 8.410,2 ha với tổng vốn đăng ký đầu tư 61.372 tỷ đồng; trong đó có 35 dự án đầu tư nước ngoài. Trong đó, Phan Thiết 209 dự án chiếm 51.9%, Tuy Phong 20 dự án chiếm 5%, Bắc Bình 31 dự án chiếm 8%, Hàm Thuận Nam 79 dự án chiếm 19%, La Gi 46 dự án chiếm 11%, Hàm Tân 20 dự án chiếm 5% và Phú Quý 01 dự án chiếm 0.1%.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ các dự án đầu tư vào Bình Thuận năm 2010


Nguồn Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 19 NQ TU của Sở Văn hóa Thể thao và Du 1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TU của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận)

So với năm 2004, số dự án tăng 56%, diện tích đất cấp tăng gấp 7,5 lần, vốn đăng ký tăng 17,6 lần. Số dự án có diện tích dưới 01 ha chiếm 18%; từ 01 ha đến dưới 02 ha chiếm 15,4%; từ 02ha đến dưới 05 ha chiếm 28,3%; dự án có diện tích trên 05 ha chiếm 38,3%.

Tỉnh đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động là 124 dự án với tổng diện tích 555,8 ha, tổng vốn đầu tư 4.281 tỷ đồng; trong đó có 13 dự án nước ngoài, tăng so với năm 2005 là 41 dự án; 75 dự án đang xây dựng, 205 dự án chưa triển khai chiếm 50,7% tổng số dự án.

Nhìn chung do có sự tích cực cải cách về thủ tục hành chính, điều chỉnh kịp thời các qui định về đất đai đã tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, thu hút mạnh dự án đầu tư du lịch, đặc biệt gần đây đã khuyến khích sáp nhập các dự án nhỏ, thu hút được một số dự án lớn có quy mô lớn đến hàng trăm ha, vốn đăng ký thực hiện hàng tỉ USD, trong đó có cả các dự án lấn biển, tổ hợp du lịch với nhiều lọai hình phong phú


đa dạng, góp phần khai thác có hiệu quả hơn tài nguyên du lịch, đất đai ở địa phương. Tiến độ triển khai, xây dựng các dự án trong thời gian gần đây có chuyển biến khá hơn, các dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động đã góp phần phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh, phục vụ cho nhiều đối tượng du khách; đa số dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động kinh doanh khá ổn định có hiệu quả.

Tuy nhiên, thu hút đầu tư dự án du lịch ở một số khu vực chưa đạt yêu cầu do liên quan đến đất quốc phòng, đất rừng. Số lượng dự án chưa triển khai, triển khai cầm chừng còn chiếm tỷ lệ còn cao so với tổng số dự án được chấp thuận đầu tư do nhiều nguyên nhân như điều kiện hạ tầng ở các khu quy hoạch thiếu hoặc chưa đồng bộ; vướng mắc về đền bù, giải toả mặt bằng; một số dự án chồng lấn quy hoạch 3 loại rừng, cát đen, nuôi tôm, cảng biển…chưa được giải quyết hoặc tháo gỡ vướng mắc không kịp thời, kéo dài; công tác quy hoạch khu tái định cư và xây dựng khu tái định cư để di dời các hộ dân nằm trong các khu quy hoạch du lịch chậm nên một số dự án tuy đã đền bù xong nhưng vẫn chưa triển khai được; việc thực hiện các cơ chế, chính sách về tài chính, đất đai, ưu đãi đầu tư còn lúng túng; tình hình lạm phát, chi phí xây dựng tăng cao...

2.3.2.5. Lực lượng lao động

Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng, đảm bảo cho sự phát triển du lịch, Bình Thuận có sự quan tâm rất lớn về đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo hướng đa dạng hóa các hình thức đào tạo, chuẩn hóa chương trình đào tạo và tăng cường liên kết đào tạo du lịch giữa các địa phương, giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch, thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ chuyên môn cao…với sự tham gia tích cực của Hiệp hội Du lịch, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch.

Tỉnh đã ban hành và triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch đến 2020. Trên cơ sở đó, trong năm qua đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo du lịch ngắn hạn, dài hạn được tổ chức ở tỉnh và ở thành phố Hồ Chí Minh đồng thời liên kết với các cơ sở đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch tại doanh nghiệp và theo yêu cầu của doanh nghiệp như: Cứu hộ, an ninh khách sạn, nghiệp vụ buồng, lễ tân, phục vụ bàn….và các lớp đào tạo

56


nghề du lịch cho lao động nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia, các lớp tập huấn du lịch Cộng động ở các địa bàn trọng điểm.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được đẩy mạnh với nhiều hình thức phù hợp có sự gắn kết ngày càng chặt hơn giữa Sở quản lý chuyên ngành, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch. Các cơ sở đào tạo trong tỉnh đã thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ phục vụ nhu cầu lao động có trình độ, tay nghề của các doanh nghiệp du lịch. Từ năm 2005 đến nay, đã đào tạo 980 trung cấp ngành Lễ tân khách sạn, Hướng dẫn điều hành; 1.170 sơ cấp lễ tân khách sạn, phục vụ nhà hàng và Tiếng Anh chuyên ngành du lịch. Trung tâm dạy nghề ở một số huyện như Hàm Thuận Nam, Tuy Phong và thị xã La Gi cũng đã chủ động mở các lớp nghiệp vụ buồng, lễ tân tại địa phương theo chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn.

Tỉnh đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tham gia các khóa đào tạo Đào tạo viên do Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam tổ chức (EU tài trợ), trong đó có 03 khoá tổ chức tại Bình Thuận, đồng thời cử cán bộ, công chức đi học tập, tập huấn các lớp quản lý nhà nước về du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức ở trong nước và tại Thái Lan, Malaysia. Tổ chức bồi dưỡng tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành du lịch cho cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch và các ngành liên quan.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng quản lý điều hành, hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, nhân viên nghiệp vụ du lịch và tổ chức các lớp dạy nghề theo nhu cầu doanh nghiệp tại các địa bàn trọng điểm.

Tỉnh đã tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng lao động, nhu cầu sử dụng lao động của tất cả cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010-2015 định hướng đến 2020.

Tuy nhiên, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch còn nhiều khó khăn, hạn chế; số lượng, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, học viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế của doanh nghiệp, đa số phải đào tạo lại hoặc làm công việc khác với chuyên môn đã được đào tạo. Chưa có cơ sở đào tạo chuyên ngành; năng lực đào tạo nghề du lịch của các cơ sở đào tạo

57


hiện có không cao, nội dung giáo trình chưa được hoàn thiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nhất là thực hành thiếu trầm trọng, hầu hết không có Quầy Lễ tân mẫu, Bếp mẫu buồng gường mẫu đạt tiêu chuẩn để thực hành…

2.3.2.6. Hoạt động giới thiệu – quảng bá du lịch

Công tác thông tin tuyên truyền, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong những năm qua được chú trọng, có nhiều chuyển biến tốt hơn, chất lượng ngày một cải thiện và từng bước được xã hội hoá. Hình thức tham gia ngày càng đa dạng và có sự lựa chọn và theo hướng chuyên nghiệp, góp phần mở rộng, nâng cao hình ảnh du lịch Bình Thuận trong và ngoài nước.

Hàng năm đều xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến du lịch. Từ năm 2006-2012, ngân sách tỉnh đã chi 4.465 triệu đồng, huy động doanh nghiệp du lịch 2.540 triệu đồng chiếm 36,3% cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Bên cạnh việc tổ chức tham gia thường xuyên các hội chợ triển lãm trong nước, công tác quảng bá, xúc tiến ra nước ngoài được tăng cường, đã tổ chức tham gia các hội chợ du lịch quốc tế ở Nga, Đức, Trung Quốc, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản… cùng với việc tổ chức đón các đoàn FAMTRIP quốc tế đến tỉnh đã đem lại hiệu ứng khá tốt. Tỉnh đã xây dựng và duy trì được hoạt động các trang Website về du lịch Bình Thuận, cập nhật kịp thời thông tin về du lịch, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch trên mạng internet.

Tỉnh đã tổ chức các sự kiện, lễ hội Văn hoá-Du lịch ở tỉnh được sự hưởng ứng tham gia của các doanh nghiệp du lịch theo tinh thần xã hội hoá; trong đó Lễ hội Bình Thuận-Hội Tụ Xanh được tổ chức có quy mô lớn. Các lễ hội văn hoá truyền thống của tỉnh như Lễ hội Nghinh Ông, Trung thu, KaTê, Dinh Thầy Thím và Kỷ niệm Ngày Du lịch Bình Thuận 24/10 được tổ chức hàng năm với nội dung ngày càng phong phú, mang đậm tính văn hoá và quảng bá hình ảnh du lịch Bình Thuận.

Ngoài ra tỉnh cũng đăng cai tổ chức được các giải thi đấu thể dục thể thao cấp quốc gia và quốc tế, góp phần khai thác có hiệu quả loại hình du lịch thể thao có sức hấp dẫn lớn đối với du khách nước ngoài như giải lướt ván buồm, lướt ván diều, golf,

….; các hoạt động thể thao truyền thống vào các dịp lễ, tết như đua thuyền trên sông Cà Ty, chạy vượt đồi cát Mũi Né, leo núi Tà Kóu… được tổ chức hàng năm, thu hút du khách tham quan ngày càng nhiều. Tỉnh cũng đã hoàn thành và đang xúc tiến triển

58


khai Đề án “Ứng dụng công nghệ GIS phục vụ công tác quản lý, quảng bá du lịch Bình Thuận”.

Tỉnh Bình Thuận đã phối hợp tổ chức và tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ về du lịch, các sự kiện lễ hội và quan tâm dành cho nhau những chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các địa phương khi tham gia như: Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ quốc tế du lịch thành phố Hồ Chí Minh (ITE – HCMC), Lễ hội trái cây Nam bộ; Festival Hoa Đà Lạt, lễ hội Trà tại Lâm Đồng. Đã tổ chức thành công gian triển lãm ảnh chung của 3 địa phương nhân Ngày Hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 theo chủ đề “Chợ Sài Gòn-Hoa Đà Lạt-Biển Mũi Né ” tạo hình ảnh liên kết ấn tượng. Phối hợp tổ chức các đòan Famtrip đi khảo sát, nghiên cứu sản phẩm du lịch của các địa phương (Đoàn Famtrip các tỉnh tham quan, khảo sát các khu du lịch và nhà máy chế biến tại Đà Lạt; đoàn Famtrip của hội chợ ITE gồm 90 đại biểu là khách mời của Diễn Đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đến tham quan và khảo sát sản phẩm du lịch tại Bình Thuận…); Các cơ quan truyền thông của 03 địa phương đã tích cực xây dựng chương trình, tăng cường cả về thời lượng và tần suất trong phát sóng, đưa tin, quảng bá hình ảnh du lịch của ba địa phương.

Bình Thuận đã tích cực thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch của Bình Thuận cũng như của thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng. Thường xuyên phối hợp với kênh truyền hình HTV7, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và trên các Báo, tạp chí du lịch...thực hiện các chuyên đề về du lịch; tăng cường hợp tác thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ngoài; vận động khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống thực hiện các chương trình khuyến mãi, khai thác các tuyến, tour mới và thông tin thường xuyên đến các công ty lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng cũng như các công ty lữ hành trong cả nước để thu hút khách.

Tuy nhiên, hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa ngang tầm; tính chuyên nghiệp chưa cao cả trong tổ chức và huy động xã hội hóa. Nguồn kinh phí từ ngân sách quá thấp không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thông tin, quảng bá và các hoạt động xúc tiến du lịch. Nhận thức về xã hội hoá trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch không đồng đều, sự hưởng ứng, tham gia của một bộ phận doanh nghiệp còn hạn chế; một số di tích văn hóa lịch sử, danh lam


thắng cảnh chưa có biện pháp tổ chức khai thác, quản lý cụ thể; các lễ hội truyền thống đa số diễn ra vào mùa mưa, việc nâng tầm về qui mô tổ chức với nội dung phong phú, hấp dẫn để thu hút du khách bị hạn chế

2.3.2.7. Phát triển địa bàn

Bên cạnh việc triển khai hoàn thành các dự án đầu tư, phát triển ổn định du lịch khu vực Hàm Tiến - Mũi Né, trong những năm qua tỉnh đã quan tâm thu hút nhiều dự án đầu tư, phát triển du lịch khu vực Tiến Thành, Hàm Thuận Nam, La Gi-Hàm Tân, Tuy Phong, Bắc Bình; trong đó có một số dự án có quy mô đầu tư lớn, dự án lấn biển, tổ hợp du lịch….

Tỉnh đã tiến hành quy hoạch cụ thể và từng bước triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng ở khu du lịch Hàm Thuận-Đa Mi, Thác Bà để phát triển mở rộng du lịch của tỉnh về phía Tây; tiếp tục nghiên cứu mô hình và kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng khu du lịch Ngãnh Tam Tân, Đồi Dương-Hòn Bà, Cam Bình.

Thực hiện nội dung Chương trình hợp tác liên kết giữa 03 địa phương là Bình Thuận, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Mimh, nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ du lịch mới phục vụ du khách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 03 địa phương đã có sự quan tâm trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như việc hỗ trợ, thúc đẩy triển khai và đưa vào hoạt động kinh doanh các dự án mà các doanh nghiệp của các địa phương đăng ký đầu tư trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn; tích cực thông tin và giới thiệu cho nhau những chính sách ưu đãi, những dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch của từng địa phương đến các nhà đầu tư.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024