bốn loại chiến lược sau: Chiến lược S-O, chiến lược S-T, chiến lược W-O và chiến lược W-T. Từ hai ma trận IFE và ma trận EFE ta xây dựng ma trận kết hợp SWOT:
SWOT
ĐIỂM MẠNH (S)
S1: Lợi thế về vị trí địa lý.
S2: Tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú.
S3: Khả năng thu hút đầu tư lớn.
Có thể bạn quan tâm!
- Doanh Thu Từ Du Lịch Của Tỉnh Bình Thuận Giai Đoạn 2005-2010
- Công Tác Quản Lý Nhà Nước Trong Lĩnh Vực Du Lịch, Giải Quyết Các Vấn Đề Về Môi Trường Tự Nhiên, Xã Hội Để Phát Triển Du Lịch
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Của Tỉnh Bình Thuận Đến Năm 2020
- Giải Pháp Đa Dạng Hóa Sản Phẩm, Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh
- Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 - 14
- Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 - 15
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
S4: Cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú tốt.
S5: Đã nổi tiếng từ lâu.
ĐIỂM YẾU (W)
W1: Sản phẩm du lịch chưa
đa dạng, phong phú.
W2: Môi trường tự nhiên
đang bị ô nhiễm.
W3: Tài nguyên nhân văn chưa được khai thác hiệu quả.
W4: Quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển.
W5: Ngành du lịch của tỉnh mới chỉ phát triển theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu
S6: Đươc sư quan tâm của lãnh đạo tỉnh
MA TRẬN SWOT
CƠ HỘI (O)
O1: Chính sách mở cửa của NN
O2: Việt Nam có ưu thế về tự nhiên, chính trị ổn định.
O3: Kinh tế tăng trưởng cao.
O4: Được Nhà Nước quan tâm.
Các chiến lược S-O
1. Kết hợp S1,S2,S4,S5,S7, S8 với O1,O2,O3,O5,O7: lựa chọn chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng xâm nhập thị trường thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
2. Kết hợp S1,S2,S3,S6,S9 với O1,O2,O4,O6: chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản
Các chiến lược W-O
1. Kết hợp W1,W3,W5,W6 W7 với O1,O2,O4,O6,O7: thực hiện chiến lược liên doanh, liên kết.
2. Kết hợp W4,W6,W8 với O1,O4,O6: thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
THÁCH THỨC (T)
T1: Ngành du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển.
T2: Tâm lý lo ngại của khách do tình hình thế giới biến động
T3: Cạnh tranh từ đối thủ.
T4: Khả năng liên kết yếu
Các chiến lược S-T
1. Kết hợp S1,S2,S4,S5,S7 S8 với T1,T3: lựa chọn chiến lược thu hút khách nội địa.
2. Kết hợp S2,S3,S6,S8,S9 với T3,T4,T5: thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành du lịch của tỉnh.
Các chiến lược W-T
1. Kết hợp W2, W4, W8, W10 với T4, T6, T7: lựa chọn chiến lược nâng cao chất lượng quản lý, kiện toàn cơ cấu tổ chức nhà nước.
2. Kết hợp W1, W2,W3, W9 với T3,T4,T5,T6: lựa chọn chiến lược đa dạng hóa,phong phú tài nguyên nhân văn. Phát triển bền vững.
3.4. Lựa chọn chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
Việc lựa chọn chiến lược cho ngành du lịch Bình Thuận phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh, kinh tế, chính trị-xã hội, tài nguyên, nhân lực và trình độ phát triển của ngành này. Qua những gì chúng ta đã phân tích và kết quả của ma trận SWOT, các chiến lược phù hợp nhất cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận được xác định:
3.4.1. Chiến lược xâm nhập thị trường theo hướng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
Có ý kiến cho rằng ngành du lịch Bình Thuận chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình, nhận định trên là rất đúng. Lý do là Bình Thuận được tự nhiên ưu đãi với gần 200 km đường bờ biển có thể khai thác cho du lịch làm bãi tắm, phát triển nhiều sản phẩm du lịch biển, Bình Thuận cũng có các khu rừng nguyên sinh hầu như còn nguyên vẹn rất phù hợp cho du lịch sinh thái. Nếu cần tăng cường sức khỏe, nghỉ ngơi, chữa bệnh du khách có thể đến Vĩnh Hảo-Tuy Phong để tắm suối khoáng nóng, nghỉ dưỡng tại những Resort hàng đầu của Việt Nam. Không thua kém các Tỉnh/Thành khác, nơi đây cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, là nơi hấp dẫn du khách đến tham quan chiêm ngưỡng. Cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú không ngừng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều
gió. Nhiệt độ cao đều, trung bình trong năm là 26 - 270C, tổng tích ôn tương đối lớn
6800 - 99000C/năm; độ ẩm trung bình 75 - 85%; lượng mưa trung bình 800 - 2000 mm/năm, phân hóa theo mùa và khu vực theo hướng tăng dần về phía Nam, nơi đây hầu như không có bão lớn, nắng ấm dễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và thời tiết bất thường.
Theo con số thống kê trong những năm gần đây thì lượng khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận với mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, đối với khách quốc tế có 78,75%, khách nội địa 67,32%. Số lượng khách quay trở lại cũng khá lớn và nhiều lần hơn, khách quốc tế quay lại chiếm 54,75%, trong đó 21,25% quay lại lần thứ 3 trở lên; khách nội địa quay lại chiếm 66,38%, trong đó 31,33% quay lại lần thứ 3 trở lên. Số lượng khách đến Bình Thuận theo hình thức tự sắp xếp đi chiếm tỷ lệ khá lớn, khách quốc tế có 54,50%, khách nội địa 70,77%. Điều này cho thấy ngành du lịch còn yếu trong việc thu hút khách quốc tế, đặc biệt là khách lưu trú dài ngày và quay lại nhiều
lần. Mục tiêu trong giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng về lượng khách trên 12%/năm, trong đó khách quốc tế tăng trên 15%/năm, doanh thu từ du lịch tăng trên 20%/năm. Đến năm 2015, thu hút ít nhất 4,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ít nhất 500.000 lượt; doanh thu du lịch đạt trên 7.500 tỷ đồng. Muốn vậy ngành du lịch tỉnh phải nỗ lực hơn nữa trong đầu tư, quảng bá, thực hiện nhiều chính sách Marketing bài bản để xâm nhập thị trường, nhất là các thị trường: Nga, Tây Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Asean và Úc, đó là những thị trường truyền thống của tỉnh, khách du lịch quốc tế đến với tỉnh chủ yếu là từ những thị trường trên. Ngoài ra, ngành du lịch của Việt Nam nói chung, ngành du lịch Bình Thuận nói riêng cần quan tâm đến thị trường Trung Quốc, đây là thị trường đầy tiềm năng trong những năm tới.
Bình Thuận vẫn chưa thu hút được nhiều khách nội địa và tuy nhiên lượng khách nội địa đến với tỉnh không ổn định, thường chỉ đông trong những ngày lễ lớn, dịp cuối tuần nhưng lại thưa thớt trong những ngày thường. Khách hàng chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 70%, còn lại là các tỉnh thành khác trong cả nước. Nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, đây là khu vực kinh tế năng động và có mức thu nhập bình quân/người rất cao, nhu cầu đi du lịch của người dân khu vực này là rất lớn. So với Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa thì ngành du lịch Bình Thuận không có lợi thế về vị trí địa lý để thu hút khách du lịch ngắn ngày. Ngoài việc có chiến lược hợp lý để thu hút khách du lịch quốc tế thì Bình Thuận cần nhắm vào thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú là điểm yếu lớn nhất của ngành du lịch tỉnh trong việc thu hút khách du lịch cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách.
3.4.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm
Như chúng ta đã biết, chất lượng của sản phẩm du lịch sẽ quyết định đến tính sống còn của ngành này. Những năm vừa qua ngành du lịch tỉnh chủ yếu khai thác tài nguyên tự nhiên sẵn có, ngành du lịch nơi đây mới chỉ phát triển theo chiều rộng chứ chưa quan tâm đến chiều sâu. Tỉnh mới chỉ quan tâm phát triển thêm nhiều điểm du lịch mới chứ chưa quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm tại những nơi sẵn có. Sản phẩm du lịch tại những nơi này vẫn còn nhỏ lẻ, làm cho khách du lịch phải di chuyển nhiều vừa tốn thời gian vừa tăng chi phí.
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, ngành du lịch tỉnh cần thiết phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh cho mình. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch không chỉ đơn thuần là tạo thêm nhiều sản phẩm mới có chất lượng, mà còn phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm mà mình đang khai thác. Các loại hình du lịch mà ngành du lịch tỉnh khai thác trong những năm vừa qua như du lịch sinh thái rừng-biển-đảo, du lịch tắm biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan các di tích lịch sử, cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Ngày nay khách hàng đòi hỏi rất khắt khe sản phẩm mà họ muốn mua, họ không đơn thuần là muốn đi tắm biển mà còn muốn chơi các trò chơi trên biển, các loại hình thể thao biển…Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển mạnh, khách du lịch mong muốn hướng về thiên nhiên, thưởng thức khí hậu trong lành, khám phá động thực vật xung quanh…Chúng ta phải thiết kế sản phẩm du lịch giống với thiên nhiên, phù hợp với môi trường xung quanh. Ngành du lịch Bình Thuận cũng cần đẩy mạnh thêm các loại hình du lịch khác như: du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch thương mại-hội nghị, hội thảo (MICE). Các loại hình du lịch này rất phù hợp với tình hình thực tế phát triển, rất có triển vọng trong tương lai, khách du lịch theo diện này sẽ chi tiêu nhiều hơn (gấp 6 lần khách thường), thời gian lưu trú lâu hơn.
Ngành du lịch Bình Thuận cần phải xây dựng những trung tâm giải trí hiện đại, trung tâm mua sắm lớn, chuyên mua bán các sản phẩm truyền thống của Việt Nam cũng như các hàng hóa khác. Kết hợp nhiều loại hình du lịch với nhau như du lịch tắm biển, du lịch thể thao biển, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu, du lịch leo núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thương mại-hội nghị… tạo thành những tour du lịch hoàn chỉnh cho khách hàng chọn lựa và đó cũng là cơ sở để ngành du lịch đa dạng hóa sản phẩm của mình.
Bên cạnh sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên, chúng ta cũng cần phải chú trọng phát triển sản phẩm gắn với tài nguyên nhân văn. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, khá nổi tiếng, ngành du lịch nơi đây dễ dàng cung cấp loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng, lễ hội. Vấn đề khó khăn nhất để phát triển các loại sản phẩm này là làm sao khai thác có hiệu quả, bền vững. Nếu khai thác không đúng thì chất lượng các sản phẩm này sẽ không phản ánh đúng bản chất, rất dễ bị thương mại hóa. Sản phẩm du lịch nếu được đa dạng hóa, phong phú sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn, thời gian lưu trú của khách du lịch sẽ dài hơn và
điều quan trọng hơn là sẽ làm cho ngành du lịch của tỉnh tăng sức cạnh tranh.
3.4.3. Chiến lược liên doanh, liên kết phát triển du lịch
Qua phần phân tích thực trạng của ngành du lịch Bình Thuận và nhận định những điểm yếu, thì thực hiện chiến lược liên doanh, liên kết là cần thiết để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của ngành này. Trong khi đầu tư từ nguồn ngân sách còn hạn hẹp thì việc kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước cũng như từ nước ngoài để đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ tạo điều kiện cho ngành này phát triển. Các lĩnh vực mà tỉnh cần chú ý khuyến khích đầu tư là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, dịch vụ du lịch, kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra các sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn hơn.
Chiến lược liên doanh, liên kết được thực hiện giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của các địa phương khác hoặc giữa các nhà đầu tư với tỉnh thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất… Chính sách mời gọi đầu tư hấp dẫn sẽ khuyến khích được nhiều nhà đầu tư đến với ngành du lịch của tỉnh. Khả năng thu hút đầu tư vào ngành này tại Bình Thuận là khá cao, chính vì thế tỉnh cần phải phát huy lợi thế này cho mục tiêu phát triển của mình.
Hiện tại, ngành du lịch Bình Thuận đã thực hiện việc liên kết phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh và Lâm Đồng tạo thành “Tam giác du lịch” rất hiệu quả. Mặc dù vậy ngành du lịch Bình Thuận cần tiếp tục thực hiện liên doanh liên kết với các tỉnh, Thành lân cận để tổ chức nhiều tour du lịch hoàn chỉnh, trao đổi khách du lịch, hỗ trợ quảng bá ngành du lịch của nhau. Cùng liên kết với nhau để trở thành một trung tâm du lịch lớn, đủ khả năng cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Sự liên kết cũng giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như tận dụng được lợi thế của nhau để phát triển.
Đào tạo nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh còn yếu, thực hiện liên kết với các trung tâm đào tạo du lịch, các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài nước để đào tạo nghiệp vụ du lịch cho nhân lực tại địa phương, sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành du lịch trong tương lai là hết sức cần thiết.
3.4.4. Chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
Quan điểm của ngành du lịch Việt Nam là phát triển du lịch bền vững. Tức là phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng phải quan tâm
81
đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên. Tài nguyên tự nhiên nếu bị khai thác bừa bãi, không giữ gìn thì một ngày nào đó nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt là điều tất nhiên. Tài nguyên nhân văn nếu không được gìn giữ, tôn tạo, phát triển đúng mức thì rất dễ bị mai một trong tương lai. Thấy được vai trò quan trọng của tài nguyên trong chiến lược phát triển ngành du lịch, ngành du lịch tỉnh phải quyết tâm theo đuổi chiến lược tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững phải nằm trong chiến lược phát triển chung của tỉnh. Việc làm đầu tiên là phải phân loại, đánh giá, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên theo từng cấp loại, các quy định pháp lý về bảo vệ, duy trì các tiềm năng du lịch, phát triển bền vững.
Ngay từ bây giờ quản lý nhà nước phải nỗ lực nhiều hơn đảm bảo môi trường tự nhiên tránh khỏi bị ô nhiễm, tác động của quá trình đô thị hóa, môi trường xã hội an toàn, thân thiện. Trong công tác của mình những nhà quản lý phải kết hợp hài hòa giữa xử lý nghiêm khắc những vi phạm với tuyên truyền giáo dục. Các khu du lịch phải có biện pháp gìn giữ môi trường sinh thái của mình, đầu tư phát triển du lịch nhưng không được phá vỡ cảnh quan môi trường. Tuyên truyền giáo dục ý thức người dân tại những khu du lịch là cần thiết, phải giáo dục cho họ thấy được ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển chung của xã hội như thế nào. Quản lý tốt các khu du lịch, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hướng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cam kết gìn giữ vệ sinh môi trường, cạnh tranh lành mạnh, cùng vì mục tiêu chung của ngành du lịch Bình Thuận. Các nhà kinh doanh du lịch, người dân vi phạm cũng sẽ bị phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng mà họ gây ra.
3.5. Một số giải pháp để thực hiện chiến lược
3.5.1. Giải pháp đầu tư, quy hoạch du lịch
Tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch, đặc biệt quan tâm phát triển mạng lưới giao thông đối ngoại và các công trình văn hóa gắn với hoạt động du lịch tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cả chiều rộng và chiều sâu.
- Chủ động làm việc với các bộ, ngành Trung ương để triển khai sớm các dự án đầu tư: đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết-Nha Trang, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A đến Phan Thiết, Cảng Kê Gà, đường sắt cao tốc, sân bay.
- Tích cực tìm kiếm và huy động nhiều nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ODA, vốn Trung ương để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. Tập trung đầu tư
82
hạ tầng tại các khu du lịch đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh và các công trình văn hóa như: bảo tàng, thư viện, nhà hát hoặc trung tâm biểu diễn.
- Tích cực đầu tư, hoàn thành sớm các công trình kè bảo vệ bờ biển, khu neo đậu tàu thuyền, nhà ga, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, nhà vệ sinh công cộng, vĩa hè, điện chiếu sáng, thông tin truyền thông ở các khu du lịch, điểm du lịch.
- Có cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể đối với các dự án đầu tư du lịch tự đầu tư các công trình hạ tầng, một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các dự án nhanh chóng triển khai xây dựng, mặt khác thúc đẩy việc triển khai các dự án du lịch khác trên cùng địa bàn.
- Tạo điều kiện cho các chủ thể có quyền sử dụng đất đai, tài nguyên du lịch hoặc cùng khai thác kinh doanh. Thủ tục hành chính đơn giản gọn nhẹ, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư, không mang tính phân biệt giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm khai thác kinh doanh tài nguyên du lịch đúng theo quy hoạch. Đảm bảo hành lang pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế, luật về du lịch của thế giới, như vậy thì ngành du lịch mới thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Ưu tiên, miễn giảm thuế đất nhằm thu hút đầu tư vào các khu du lịch tài nguyên hoang sơ, thu hút vào các loại hình kinh doanh du lịch mới mẻ có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách hàng, khuyến khích các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư. Giảm thuế đối với các loại thiết bị, máy móc nhập khẩu chuyên dùng trong ngành du lịch.
- Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu do trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch theo hướng thống nhất một đầu mối quản lý và sử dụng tập trung cho công trình bức xúc nhất.
- Hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch toàn tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung và quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trọng điểm khác của tỉnh; hoàn thiện quy hoạch cụ thể phát triển du lịch ở các địa bàn tạo cơ sở pháp lý ổn định, thu hút đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh
- Tiếp tục bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch cụ thể phát triển du lịch ở các địa phương, chú ý bố trí hợp lý các khu công cộng, khu du lịch cộng đồng bảo đảm hài hòa lợi ích giữa dân cư và doanh nghiệp.
- Hoàn thành và triển khai quy hoạch đô thị Long Sơn -Suối Nước, quy hoạch
Đô thị du lịch Cổ Thạch – Bình Thạnh, quy hoạch chung Thành phố Phan Thiết, quy
83
hoạch đô thị Phan Rí Cửa, quy hoạch đô thị mới Tân Thành…Xây dựng quy hoạch phát triển các loại hình kinh doanh du lịch, dịch vụ Khu du lịch Hàm Tiến Mũi Né.
- Rà soát quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác của tỉnh đồng thời điều chỉnh phù hợp với thực tế nhằm giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn giữa quy hoạch phát triển du lịch với phát triển kinh tế thủy sản, phát triển công nghiệp và khai thác khoáng sản titan, bảo đảm khai thác, phát triển hài hòa các lợi thế của tỉnh.
3.5.2. Giải pháp vốn
Thu hút vốn trong dân và các thành phần kinh tế khác: Phải có chính sách phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích các thành phần kinh tế khác cùng tham gia khai thác du lịch, từng bước nâng dần tỷ lệ vốn ghóp trong nước của các dự án liên doanh với nước ngoài.
Huy động vốn từ nguồn tích lũy GDP du lịch của tỉnh: Với tỷ lệ tích lũy từ GDP du lịch khoảng 10-15%/năm, khả năng đáp ứng nhu cầu khoảng 5% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài: Khuyến khích vào các dự án có quy mô lớn tầm cỡ quốc tế như các khu du lịch giải trí cao cấp, thương mại dịch vụ…nếu có chính sách mời gọi đầu tư hợp lý, nguồn vốn này sẽ rất lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch.
Vay ngân hàng: Chính Phủ đã có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vay vốn ngân hàng để đầu tư vào sản phẩm du lịch thông qua các khoản vay tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên các ngân hàng cần phải đẩy mạnh thủ tục cho vay, phải có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Dự kiến nguồn vốn này cũng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nhu cầu về vốn.
Nguồn vốn ODA: Các nhà tài trợ chính là Nhật, Ngân Hàng Thế Giới (WB), Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB), Pháp, Anh, liên minh Châu Au (EU). Phải biết tận dụng nguồn vốn từ những tổ chức này thông qua sự giúp đỡ từ phía Chính Phủ. Đặc điểm của nguồn vốn này là thời hạn vay được lâu, có thể được gia hạn và lãi suất thấp.
Tạo nguồn vốn: Đây là giải pháp có ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước. Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thực hiện đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.
Vốn từ ngân sách Nhà Nước: Dành cho việc tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử,