68
T4: Khả năng phối hợp, liên kết giữa các ngành của Việt Nam còn yếu, chưa vì mục tiêu chung của đất nước. Chính điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch của chúng ta.
T5: Khả năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Việt Nam cũng như của Bình Thuận trong tương lai gần là rất hạn chế.
T6: Môi trường tự nhiên tại Việt Nam nói chung cũng như Bình Thuận nói riêng đang có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh. Sự quản lý yếu kém và ý thức chưa tốt của người dân là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên. Muốn phát triển du lịch bền vững, phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự hợp tác của người dân và phải thường xuyên tôn tạo, bảo tồn tài nguyên phục vụ du lịch.
T7: Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn nhiều chồng chéo, hay thay đổi dẫn đến rất nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến ngành du lịch.
Kết Luận: Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình. Lợi thế về tài nguyên tự nhiên, về vị trí địa lý so với nhiều địa phương cũng có ngành du lịch tương đồng là rất lớn. Cùng với ngành công nghiệp, ngành du lịch nơi đây phải tận dụng thế mạnh của mình để trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, trung tâm du lịch của khu vực.
2.5. Kết luận chương 2
Du lịch của Bình Thuận trong những năm qua đã có sự phát triển khá toàn diện. Nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí của du lịch có sự chuyển biến tích cực; Công tác quy hoạch du lịch được triển khai tích cực; Công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm trong phân bổ kinh phí và được triển khai tích cực; Sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn với hệ thống các khách sạn, resort nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ làm đẹp và chăm sóc sức khỏe (Spa), lướt ván buồm, lướt ván diều, golf …
Tốc độ tăng trưởng ngành khá cao và ổn định. Các chỉ tiêu du lịch từ năm 2004 đến nay đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; thời gian lưu trú của khách dài hơn, quay lại nhiều lần hơn; doanh thu du lịch và các khoản nộp ngân sách từ du lịch có mức tăng trưởng ở mức cao. Các mặt an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả…trong hoạt động kinh doanh du lịch cơ bản được bảo đảm. Vai trò, vị trí
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Số Lượng Lượt Khách Quốc Tế Theo Nước Có Tỷ Lệ Trên 2% Năm 2009 So Với Tổng Số Lượt Khách Quốc Tế
- Doanh Thu Từ Du Lịch Của Tỉnh Bình Thuận Giai Đoạn 2005-2010
- Công Tác Quản Lý Nhà Nước Trong Lĩnh Vực Du Lịch, Giải Quyết Các Vấn Đề Về Môi Trường Tự Nhiên, Xã Hội Để Phát Triển Du Lịch
- Kết Hợp S1,s2,s4,s5,s7, S8 Với O1,o2,o3,o5,o7: Lựa Chọn Chiến Lược Tăng Trưởng Tập Trung Theo Hướng Xâm Nhập Thị Trường Thu Hút Khách Du Lịch Trong Và Ngoài
- Giải Pháp Đa Dạng Hóa Sản Phẩm, Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh
- Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 - 14
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
của du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh được nâng lên, thể hiện ngày càng rõ nét hơn là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong những năm qua.
Tuy nhiên, so với yêu cầu kết quả đạt được chưa cao. Du lịch của tỉnh phát triển chưa mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; chưa khai thác hết tài nguyên, lợi thế; loại hình, sản phẩm du lịch chưa thật sự đa dạng; du lịch cộng đồng nghèo nàn, chưa được định hướng phát triển một cách hợp lý.
Những hạn chế trên do một số nguyên nhân sau:
Công tác quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về du lịch chưa sâu, rộng. Nhận thức về vai trò, vị trí của du lịch ở một số ngành, địa phương chưa đầy đủ, chưa tạo được sự đồng thuận cao trong giải quyết các vấn đề có liên quan để phát triển du lịch. UBND các địa phương chưa chủ động, phát huy nội lực để phát triển và quản lý du lịch ở địa phương, còn trông chờ nhiều vào cấp trên.
Các sở, ngành liên quan chưa tích cực tìm kiếm và tham mưu UBND tỉnh huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; nguồn hỗ trợ của TW quá thấp nhưng chưa tập trung cho các công trình bức xúc.
Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch ban hành chậm. Công tác quản lý nhà nước chưa thật sự đồng bộ; sự phối hợp hành động giữa cơ quan quản lý ngành và quản lý lãnh thổ chưa chặt chẽ, trách nhiệm thiếu rõ ràng. Các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa được tích cực giải quyết; một số giải pháp quản lý, kiểm soát hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch chưa được giải quyết triệt để. Công tác hậu kiểm chưa được các ngành chức năng quan tâm đẩy mạnh.
Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện, thị xã, thành phố thiếu về số lượng và bất cập về trình độ chuyên ngành. Trình độ nhận thức về du lịch của dân cư sống ở các khu du lịch nói chung còn thấp; các hoạt động sản xuất, sinh hoạt còn nhiều tác động không tốt đến hoạt động du lịch.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
3.1. Những xu hướng du lịch hiện nay
Trong điều kiện du lịch phát triển như ngày nay thì nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng, phong phú và có xu hướng đi vào chiều sâu nhiều hơn. Họ không còn dừng lại ở nhu cầu ăn ở, đi lại tham quan bình thường mà phải được nâng lên ở tầm cao hơn, chất lượng hơn và tiện nghi hơn. Kiểu du lịch “cưỡi ngựa xem hoa” như chúng ta vẫn thường thực hiện sẽ phải nhường chỗ cho du lịch đi sâu vào tìm hiểu các tầng văn hóa nhân văn cùng với các nơi “sơn cùng thủy tận” của trái đất.
Trong tương lai, khách du lịch không chỉ đơn thuần muốn biết về các đặc trưng lịch sử, kiến trúc… của các công trình mà họ còn muốn được thưởng thức từng nét điêu khắc hội họa hay các thành tựu công nghệ đã được sử dụng để làm ra nó. Du khách sẽ cảm thụ cái không khí thời đại ấy qua không gian, qua thời gian, qua từng viên gạch và các vật liệu xưa. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng giờ để ngồi chiêm ngưỡng từng vật phẩm công nghệ xưa.
Nhiều nhà xã hội học thì cho rằng thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ sôi động của các hoạt động du lịch thám hiểm bao gồm các chuyến đi tới các con sông – suối, các đỉnh núi, vào sâu trong rừng già, hang động hoang mạc… Du lịch vào vũ trụ hay đi tàu ngầm du lịch dưới đáy đại dương cũng sẽ là những xu hướng du lịch phát triển mạnh trong thế kỷ này. Theo tính toán, năm 2021 sẽ có khoảng 15.000 người đăng ký du lịch không gian mang lại doanh thu hơn 700 triệu USD cho các công ty du lịch.
Nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, mà đặc biệt là hệ thống điện toán – mạng Internet mà du lịch trong tương lai sẽ tiện nghi hơn. Du khách chỉ cần “click” nhấp chuột vào màn hình máy vi tính đã nối mạng là có thể có ngay những thông tin cần thiết liên quan đến chuyến đi dự kiến, có thể đặt phòng, giữ chỗ máy bay, mua vé tham quan… chỉ trong vài giây mà không cần phải đi ra khỏi nhà. Ở các nước phát triển, họ đang ứng dụng mô hình kiốt tự phục vụ trong nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực hàng không và khách sạn sẽ là những đầu tàu. Với mô hình này, con người thoát khỏi những phiền hà, tiết kiệm thời gian và không phải đối diện với những bộ mặt khó khăn của nhân viên phục vụ.
Tóm lại, xu hướng du lịch của thế giới đang có những sự thay đổi cơ bản mà các nhà kinh doanh du lịch cần phải nghiên cứu để có thể thiết kế và đưa ra chào bán những sản phẩm du lịch phù hợp hơn.
Theo một nghiên cứu của tạp chí Mỹ Forbes, hiện nay trong lĩnh vực du lịch thế giới có 10 xu hướng phát triển chủ yếu.
- Quan tâm tới môi trường xung quanh: Theo các nghiên cứu, 43 triệu khách du lịch Mỹ quan tâm tới trạng thái môi trường xung quanh. Khách du lịch được mời tham quan những động vật sinh sống trong thiên nhiên hoang dã, nghỉ ngơi trong những căn nhà gỗ, làm sao để ít gây tác hại đối với thiên nhiên. Các hãng cho thuê xe đã sắm những chiếc xe ô tô chạy bằng nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, hiện nay ở Châu Âu người ta cấm dùng loại xe sử dụng hệ thống thải khí đời cũ.
- Khách sạn - biệt thự: Đối với khách du lịch ngày càng phổ biến hình thức nghỉ ngơi trong những biệt thự riêng, hoặc các khách sạn nhiều sao cỡ lớn.
- Du lịch bằng máy bay tư nhân: Đối với những du khách khá giả, các chuyến bay thương mại đang trở thành quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng hơn là giá cả chuyến bay.
- Du lịch gia đình: Các chuyên gia về du lịch cho rằng việc đi nghỉ chung của các lứa tuổi khác nhau trong một gia đình đang ngày càng trở nên phổ biến.
- Du thuyền buồm: Những khách du lịch thích thú những chiếc thuyền buồm sang trọng. Hơn nữa, bất kỳ lúc nào du khách cũng có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn của mình và điều này khiến tất cả mọi người thích thú.
- Du lịch không mang theo con cái. Đã có những thông tin đến tận các khách sạn ở Châu Âu và Châu Mỹ rằng khách du lịch hoàn toàn không phải bao giờ cũng thích thú sự có mặt của những người lạ bên cạnh (kể cả con cái của họ) và họ cũng thuê những khách sạn và nhà hàng “chỉ dành cho người lớn”.
- Du lịch cùng với đoàn tuỳ tùng: Những chuyến du lịch mang theo bảo mẫu, gia sư, thầy dạy yoga, nhân viên xoa bóp và đầu bếp không còn là chuyện riêng của các nhân vật nổi tiếng. Ngày càng hiếm các gia đình đi nghỉ mà thiếu bảo mẫu. Lại có những người luôn luôn thích sự có mặt bên cạnh của thư ký riêng.
- Hoãn Nghỉ phép: Hàng năm cứ 4 khách du lịch lớn tuổi thì có một người xin nghỉ phép ít hơn 2 ngày so với năm trước. Vì sao vậy? Các chuyên gia cho rằng vấn đề ở chỗ càng ngày con người càng khó dứt ra khỏi công việc.
72
- Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn: Mặc dù nhiều khách du lịch cố gắng giảm bớt ngân sách du lịch bằng cách tự đặt vé và khách sạn qua Internet, những du khách có thu nhập trên trung bình lại thích tham khảo ý kiến của các chuyên gia về du lịch.
- Du lịch lều trại: Hiện nay bạn có thể làm một chuyến đi mà không sợ phải chia tay với những thành tựu hiện đại trong lĩnh vực tiện nghi và vệ sinh. Thậm chí, trong mạng lưới lều trại KOA Kampgrounds của Canada, du khách được sử dụng cả rạp chiếu bóng và nhà hàng.
3.2. Mục tiêu phát triển du lịch
3.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch của cả nước
Phát triển du lịch nhanh, bền vững, đạt hiệu quả về nhiều mặt kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch của thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển tạo điều kiện phát triển các ngành khác.
- Phát triển du lịch nhưng phải đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn trật tự xã hội, đảm bảo các vấn đề xã hội ở địa phương, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển.
- Đẩy mạnh du lịch trong nước, mở rộng du lịch quốc tế.
- Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên du lịch; Coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái; Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch trong nước và thế giới.
- Tập trung đầu tư xây dựng có trọng điểm, tạo điều kiện từng bước phát triển du lịch rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Trước mắt tập trung khai thác thế mạnh du lịch biển và du lịch sinh thái.
Khách đến Việt Nam không phải để chiêm ngưỡng những ngôi nhà cao tầng, những trang thiết bị hiện đại, những mẫu mới nhất mà họ đi tìm cái riêng, cái bản sắc của Việt Nam. Đó là bề dày lịch sử vẻ vang của chúng ta, là sự đa dạng, phong phú muôn hình muôn vẻ của Việt Nam mà quê hương họ không có, kể cả nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam. Một nhu cầu đơn giản mà ít nhà điều hành du lịch để ý đến là
73
trong quá trình đi du lịch, du khách thường có nhu cầu được đi trên những phương tiện truyền thống khác nhau như: thuyền nan, thuyền rồng; xe lôi, xe thồ; xe song mã, tứ mã; cưỡi voi… để tạo tâm lý thích thú và cảm thụ sự khác lạ mà họ chưa từng hoặc ít có dịp được tận hưởng.
3.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
Theo WTO thì năm 2005 du khách toàn thế giới vượt mức 800 triệu, năm 2008 vượt mức 900 triệu khách và 1 tỷ khách vào năm 2010, Đông Á-Thái Bình Dương trở thành thị trường inbound lớn thứ 2 trên thế giới (sau Châu Âu). Tổ chức này cũng dự báo xu hướng thay đổi về du lịch trong thế kỷ 21: ảnh hưởng mạnh mẽ của công nghệ thông tin vào việc lựa chọn tuyến điểm du lịch và mạng lưới kinh doanh du lịch, xếp thủ tục nhanh chóng và thuận lợi (Fast track traveling), tăng du lịch nội địa, mở ra thời đại du lịch vũ trụ, phổ biến các sản phẩm chuyên đề kết hợp (Entertainment, Excitement, Education). Du lịch bền vững (du lịch sinh thái) sẽ tiếp tục phát triển với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa. Một số loại hình tour có triển vọng trong tương lai là tour mạo hiểm, tour đường thủy, tour thiên nhiên, tour văn hóa, tour hội nghị…Việt Nam chúng ta có lợi thế để phát triển du lịch trong thế kỷ này vì chúng ta nằm trong khu vực Đông Á, có thế mạnh tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, phù hợp cho xu hướng du lịch của khách hàng thế giới.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị quốc tế còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động du lịch quốc tế; trong nước kinh tế-xã hội vẫn tiếp tục còn nhiều khó khăn; sự cạnh tranh giữa các trung tâm du lịch lớn trong nước ngày càng tăng sẽ tác động mạnh đến hoạt động du lịch của tỉnh. Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, căn cứ Chương trình hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, phương hướng phát triển du lịch ở tỉnh trong giai đoạn tới như sau:
- Khai thác tối đa giá trị tài nguyên, lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch, trên nhiều địa bàn; trong đó, nghỉ dưỡng biển, thể thao biển trở thành loại hình du lịch đặt trưng có thương hiệu mạnh của quốc gia và các nước trong khu vực.
- Phát triển sản phẩm du lịch đa dạng có chất lượng cao. Tạo một số sản phẩm du lịch chuyên đề có nội dung độc đáo, hấp dẫn kéo dài được thời gian lưu trú, tăng chi tiêu và số lần quay lại của du khách.
- Phát triển du lịch vững chắc, làm cơ sở để du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và Phan Thiết là đô thị du lịch vào năm 2020.
- Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu tăng trưởng về lượng khách trên 10%/năm, trong đó khách quốc tế trên 12%; thu nhập từ du lịch tăng trên 20%/năm. Đến năm 2015, Bình thuận thu hút 3.700.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 400.000 lượt, thu nhập từ du lịch đạt 9.000 tỷ đồng; năm 2020, thu hút 5.500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 800.000 lượt, thu nhập từ du lịch đạt 20.000 tỷ đồng.
3.2.3. Định hướng phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2020
Bình Thuận có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn vì tài nguyên khá phong phú và đa dạng trong đó nổi bật hơn cả là tài nguyên rừng-biển-đảo, các di tích lịch sử văn hóa khu tưởng niệm Bác Hồ Trường Dục Thanh Phan Thiết, suối khoáng nước nóng Vĩnh Hảo, văn hóa Chăm. Đặc trưng du lịch của tỉnh là du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái rừng-biển-đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử. Ngành du lịch tỉnh cũng đã định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, đưa ra các bước đi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
3.2.3.1. Định hướng phát triển du lịch theo ngành
Xác định đặc trưng của du lịch Bình Thuận: Trung tâm là thành phố Phan Thiết với khu du lịch nghỉ dưỡng Mũi Né, di tích Dục Thanh, sông Cà Ty và ba cụm du lịch là Tiến Thành-Hàm Thuận Nam, LaGi, Bắc Bình-Tuy Phong. Trong đó Phan Thiết- Hàm Thuận Nam-Bắc Bình-Tuy Phong hình thanh tam giác du lịch đặc trưng nhất của du lịch tỉnh.
Các loại hình du lịch chủ yếu: Du lịch sinh thái rừng-biển-đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng, văn hóa Chăm, du lịch chữa bệnh, du lịch thương mại-hội nghị, hội thảo (MICE).
Các sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch tham quan nghiên cứu khoa học, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp núi và biển, giải trí chơi golf, du lịch cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch cho người khuyết tật.
Khách du lịch: Nhắm vào thị trường khách du lịch Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, Asean, Úc và Đông Âu, đặc biệt là Nga. Phát triển và khai thác thị trường khách nội địa, chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông
Cửu Long và các tỉnh thành khác trong cả nước.
Tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch: Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia, cùng bình đẳng ổn định khai thác du lịch trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với an ninh, trật tự xã hội, phù hợp với truyền thống văn hóa và phải bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài vào những dự án lớn, khuyến khích đầu tư vào du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao và du lịch biển. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải kiện toàn bộ máy quản lý, phối hợp đồng bộ với các ngành khác nhằm thu hút mạnh đầu tư và giúp các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh.
Lao động trong ngành này sẽ được quan tâm mạnh mẽ hơn, các chương trình đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn thường xuyên được mở cho nhân viên của ngành. Trong tương lai nhu cầu lao động có chuyên môn cao đáp ứng cho các khu du lịch trọng điểm là rất lớn.
3.2.3.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ
Định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất cho du lịch: các không gian du lịch như thành phố Phan Thiết, Tiến Thành-Hàm Thuận Nam, Bắc Bình-Tuy Phong sẽ được định hướng phát triển các loại hình du lịch phù hợp với lợi thế của mình. Quỹ đất phục vụ cho du lịch cũng được quy hoạch rõ ràng đó là đất dùng để xây dựng những trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc gia, quốc tế, đất dành cho khu du lịch mang tính địa phương, đất phục vụ tôn tạo và phát triển cảnh quan tự nhiên…
Tổ chức các trung tâm cụm, điểm và tuyến du lịch: Trung tâm là thành phố Phan Thiết, Tiến Thành-Hàm Thuận Nam, Bắc Bình-Tuy Phong, các cụm du lịch này sẽ mang những nét tiêu biểu cho sản phẩm du lịch của mình. Các điểm du lịch cũng được chia làm 2 loại: điểm du lịch mang có nghĩa quốc gia, quốc tế (Mũi Né, Tiến Thành, Đối Sứ, Tân Thành, Tân Thuận, TàCú, Trường Dục Thanh, Làng Chăm PosaInư, Vĩnh Hảo... và điểm du lịch có ý nghĩa vùng, địa phương (Sông Cà Ty, lễ hội của người Chăm...) Các tuyến du lịch chính cũng được định hướng rất chi tiết như các tuyến du lịch nội tỉnh, các tuyến du lịch liên tỉnh và các tuyến du lịch Quốc tế.
3.3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch Bình Thuận
Để xây dựng chiến lược phát triển cho ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận, tác giả sử dụng công cụ là Ma trận SWOT
Ma trận này là công cụ kết hợp quan trọng, giúp cho các nhà quản trị phát triển