Đánh giá mức độ quan tâm của DN đối với hoạt động bảo vệ môi trường du lịch | 102 | |
Hình 2.19 | Đánh giá của các DN du lịch về công tác bảo vệ môi trường du lịch của tỉnh Nghệ An | 103 |
Hình 2.20 | Đánh giá hiệu quả công tác xúc tiến du lịch của tỉnh Nghệ An | 105 |
Hình 2.21 | Mức độ quan tâm tới nhãn DLBV Bông sen xanh của các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An | 107 |
Hình 2.22 | Đánh giá của các DN du lịch về các thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động du lịch của tỉnh Nghệ An | 107 |
Hình 2.23 | Đánh giá của các DN du lịch về hoạt động liên kết du lịch tỉnh Nghệ An | 108 |
Hình 2.24 | Những khó khăn trong hoạt động phục vụ PTDL của dân cư địa phương | 109 |
Hình 2.25 | Kết quả khảo sát về công tác đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và các mục tiêu chiến lược PTDLBV của tỉnh Nghệ An | 112 |
Hình 2.26 | Đánh giá của các DN du lịch về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch bền vững của tỉnh Nghệ An | 113 |
Hình 2.27 | Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch bền vững của địa phương từ các CBQL du lịch tỉnh Nghệ An | 114 |
Hình 2.28 | Đánh giá của các DN du lịch về một số tiêu chí nhằm PTDLBV của tỉnh Nghệ An | 115 |
Hình 2.29 | Đánh giá của các CBQL về một số tiêu chí nhằm PTDLBV của tỉnh Nghệ An | 116 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020 - 1
- Một Số Công Trình Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài
- Khái Niệm Và Quan Điểm Về Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Khái Niệm Về Chiến Lược Và Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Giải nghĩa | |
ATVSTP | An toàn vệ sinh thực phẩm |
ANTT | An ninh trật tự |
BCTH | Báo cáo tổng hợp |
CLB | Câu lạc bộ |
CLPTDLBV | Chiến lược phát triển du lịch bền vững |
CLKDTM | Chiến lược kinh doanh thương mại |
CNTT - VT | Công nghệ thông tin – Viễn thông |
CNTT | Công nghệ thông tin |
CHDCND | Cộng hòa dân chủ nhân dân |
CHXHCN | Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa |
CS | Chính sách |
CSHT | Cơ sở hạ tầng |
CSVCKT | Cơ sở vật chất kỹ thuật |
DL | Du lịch |
DN | Doanh nghiệp |
DNNNCP | Doanh nghiệp nhà nước cổ phần |
DLBV | Du lịch bền vững |
DLST | Du lịch sinh thái |
GTTB | Giá trị trung bình |
GTLN | Giá trị lớn nhất |
GTNN | Giá trị nhỏ nhất |
HDV | Hướng dẫn viên |
HNKTQT | Hội nhập kinh tế quốc tế |
KH | Khách hàng |
KT - XH | Kinh tế - Xã hội |
NN | Nhà nước |
PTDL | Phát triển du lịch |
PTDLBV | Phát triển du lịch bền vững |
PTBV | Phát triển bền vững |
QHTT | Quy hoạch tổng thể |
TNHH | Trách nhiệm hữu hạn |
TNDL | Tài nguyên du lịch |
TP | Thành phố |
TX | Thị xã |
Ủy ban nhân dân | |
VHTT&DL | Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
VHLS | Văn hóa lịch sử |
VQG | Vườn quốc gia |
TIẾNG ANH
Từ gốc | Giải nghĩa | |
3G | Third-generation technology | Công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba |
ASEAN | Association of Southeast Asian Nations | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á |
ARTN | Australian Regional Tourism Network | Mạng các vùng du lịch Úc |
ARTRC | Australian Regional Tourism Research Centre | Trung tâm Nghiên cứu Du lịch các vùng thuộc Úc |
AONB | Area of Outstanding Natural Beauty | Một khu vực nông thôn ở Anh |
CSFs | The Critical Success Factor Method | Phương pháp đánh giá các yếu tố thành công then chốt |
EU | European Union | Liên minh châu Âu |
GDP | Gross Domestic Product | Tổng sản phẩm quốc nội |
ITE HCMC | International Travel Expo Ho Chi Minh City | Hội chợ Du lịch Quốc tế - ITE HCMC |
JICA | Japan International Cooperation Agency | Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản |
SARS | Severe Acute Respiratory Syndrome | Hội chứng hô hấp cấp tính nặng |
STCRC | Sustainable Tourism Cooperative Research Centre | Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác xã Du lịch Bền vững |
UNESCO | United Nations Educational Scientific and Cultural Organization | Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc |
UNWTO | The World Tourism Organization | Tổ chức Du lịch Thế giới |
VITM | Vietnam International Travel Mart | Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam |
WTO | World Trade Organization | Tổ chức Thương mại Thế giới |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trên thế giới hiện nay, PTDLBV đang là một trong những xu hướng quan trọng trong việc phát triển DL, góp phần đảm bảo sự cân bằng cho ngành DL của các quốc gia, địa phương trên cả ba yếu tố là môi trường, xã hội và kinh tế. PTDLBV còn giúp đảm bảo sử dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học tự nhiên, môi trường; góp phần bảo tồn các di sản, giá trị truyền thống văn hóa dân tộc cũng như giải quyết được công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân trên phạm vi toàn thế giới. Không những vậy, PTDLBV đảm bảo sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn những tác động xấu từ hoạt động phát triển DL không bền vững. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, DL bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bảo cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng.
Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới những năm đầu thế kỷ 21 song nhìn chung xu hướng đi DL của cộng đồng dân cư toàn cầu đang phát triển rất nhanh. Đặc biệt xu hướng phát triển DL xanh, DL thân thiện với môi trường đang được các quốc gia, các doanh nghiệp DL và nhiều du khách quan tâm. Điều đó đòi hỏi chiến lược phát triển DL của mỗi quốc gia không chỉ nhằm mục đích là tăng GDP mà cần phải chú trọng hợp lý đến đầu tư cho bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, cho bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử và nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư. Xu hướng xây dựng nhiều thành phố có chất lượng sống tốt, xây dựng những thành phố thông minh, xây dựng thành phố xanh và không ngừng thông tin cho du khách về những thành phố, những điểm đến hấp dẫn của thế giới để họ lựa chọn …đang là xu thế phát triển tất yếu hiện nay.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển DL, được đánh giá nằm trong tốp 5 các quốc gia hàng đầu nên đến của thế giới. Với quyết tâm triển khai các chương trình hành động hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam “An toàn, thân thiện, chất lượng” và chương trình “Người Việt Nam ưu tiên du lịch Việt Nam” chắc chắn Du lịch Việt Nam sẽ có những bước phát triển vượt bậc. Những năm gần đây, mặc dù còn khá khiêm tốn so với các nước như Thái Lan, Singapore song số lượt khách quốc tế đến Việt Nam
đã gia tăng nhanh, khách du lịch nội địa có xu hướng phát triển mạnh. Với mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế và 41 triệu khách nội địa năm 2015, tổng thu từ du lịch 270.000 tỷ đồng có thể thấy triển vọng để đưa ngành công nghiệp không khói này trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế là hoàn toàn hiện thực. Hơn nữa cuối năm 2015 Asean đã trở thành ngôi nhà chung, Việt Nam đã ký kết Hiệp định liên minh kinh tế Á - Âu (FTA) và chuẩn bị ký Hiệp định TPP là những cơ hội thuận lợi để phát triển thương mại, đầu tư và dịch vụ, DL. Đón đầu những cơ hội đó và biến những cơ hội thành giá trị thực tiễn cho phát triển DL đòi hỏi phải có những nỗ lực và đổi mới, sáng tạo của ngành DL, của các doanh nghiệp, các địa phương và Trung ương.
Nghệ An được biết đến là tỉnh trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển DL. Trong những năm qua, Nghệ An đã chú trọng đến thúc đẩy sự phát triển DL nhằm phát huy lợi thế và khai thác hợp lý những ưu đãi của tự nhiên, của hệ thống di tích lịch sử và văn hoá để phát triển kinh tế. Tỉnh đã coi sự phát triển DL là một trong những hướng trọng tâm để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn vừa qua. Trên cơ sở Chiến lược phát triển DL của Việt Nam, tỉnh Nghệ An cũng xây dựng được mục tiêu phát triển DL và một số chương trình, đề án phát triển DL. Nhờ vậy, đã góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của cộng đồng dân cư. Tỉnh đã đạt được nhiều kết quả trong hoạt động DL. Đặc biệt, trong năm 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung xây dựng môi trường DL văn minh, an toàn, thân thiện; Tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá DL tại Udon Thani (Thái Lan), Lâm Đồng, Đà Nẵng...; Ký kết chương trình DL giữa tỉnh Nghệ An và TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018; Tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp ngành DL; Tổ chức Lễ khai trương Lễ hội Du lịch biển Cửa Lò năm 2014... Ngoài ra, Tỉnh đã chỉ đạo chấn chỉnh công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng vẫn giữ ổn định, nhất là dịch vụ ăn uống ven biển có xu hướng tăng.
Qua khảo sát và đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau (góc độ của các nhà quản lý DL, góc độ từ các DN và góc độ từ cộng đồng dân cư và du khách) cho thấy các chương trình, đề án phát triển DL của Nghệ An hiện nay vẫn còn những bất cập. Công tác quy hoạch, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển DL hiện nay còn chậm, khó thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, hệ thống CSHT giao thông, CSVCKT DL cũng như chất lượng nguồn nhân lực ngành DL còn
thấp, ý thức của người dân và du khách trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường DL chưa thực sự tốt, hiệu quả của sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với nhau cũng như với các DN DL, người dân địa phương trong việc PTDLBV chưa cao. Sản phẩm DL của Nghệ An còn đơn điệu, thiếu đa dạng và chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều điểm, khu DL trên cả nước cũng như quốc tế. Bên cạnh đó, những khó khăn trong việc chịu tác động bởi thời tiết không thuận lợi cũng như tính thời vụ của ngành DL... cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển DL của khu vực Bắc Trung Bộ nói chung cũng như tỉnh Nghệ An nói riêng. Có thể thấy rằng ngành DL tỉnh Nghệ An đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển song trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững, chưa bắt kịp với xu thế chung của cả nước và của thế giới. Từ đó đòi hỏi Tỉnh cần xây dựng CLPTDLBV, trong đó chú trọng các chương trình du lịch xanh, du lịch thân thiện môi trường, tăng cường chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch để đảm bảo cho sự phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá. Đồng thời bên cạnh kế hoạch khai thác tài nguyên du lịch cần phải tăng cường hợp lý cho đầu tư phát triển CSHT DL và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm để thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế.
Nhằm góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về chiến lược PTDLBV cũng như phân tích, đánh giá thực trạng việc triển khai chiến lược PTDL quốc gia vào quá trình xây dựng và thực thi các mục tiêu phát triển DL, xây dựng các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển DL của Nghệ An, từ đó xác định các vấn đề còn tồn tại cần giải quyết và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, tác giả đã chọn đề tài “Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lược phát triển DL theo hướng bền vững trong bối cảnh hiện nay, từ đó vận dụng để phân tích, đánh giá quá trình xây dựng và thực thi chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An trong một số năm qua đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng và thực thi chiến lược phát triển DL của tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững tới năm 2020, tầm nhìn 2030.
Để đạt mục tiêu trên, đề tài xác định cách tiếp cận nghiên cứu như sau:
Hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đều chưa xây dựng Bản chiến lược phát triển DL. Tuy nhiên các tỉnh đều tiến hành triển khai CLPTDL quốc gia vào điều kiện cụ thể của tỉnh mình để xây dựng các mục tiêu chiến lược, xây dựng kế
hoạch, quy hoạch và các chương trình để thực hiện mục tiêu của CLPTDL. Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng triển khai các nội dung đó của tỉnh Nghệ An, đề tài tiến hành phân tích, đánh giá và đề xuất những giải pháp đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về CLPTDLBV; phân tích những đặc điểm, nguyên tắc và nội dung CLPTDL theo hướng bền vững của một địa phương.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình xây dựng và thực thi chiến lược PTDL tỉnh Nghệ An trong một số năm qua nhằm đưa ra những kết luận xác đáng về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đưa ra quan điểm xây dựng CLPTDLBV của tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng và thực thi CLPTDL của tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về CLPTDL theo hướng bền vững. Theo đó nghiên cứu thực trạng quá trình xây dựng và thực thi CLPTDL, xác định mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình CLPTDL theo hướng bền vững của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng quá trình xây dựng và thực thi CLPTDL của tỉnh Nghệ An, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và thực thi chiến lược PTDLBV tỉnh Nghệ An tới năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu sử dụng trong luận án được thu thập chủ yếu trong khoảng từ 5 năm trở lại đây. Từ 2005 - 2014 là mốc thời gian để lấy số liệu, tư liệu; từ 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030 là thời gian nghiên cứu và đề xuất các giải pháp của đề tài.
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu CLPTDL quốc gia làm cơ sở phân tích đánh giá việc triển khai xây dựng các mục tiêu phát triển DL và các kế hoạch, chương trình phát triển DL theo hướng bền vững của tỉnh Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: là phương pháp luận chung cho các phương pháp nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn và kế thừa: Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới PTBVDL và CLPTDLBV trong và ngoài nước để tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề CLPTDLBV của một địa phương.
- Các phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo, thống kê của Chi cục Thống kê Nghệ An, Trung tâm xúc tiến DL - Sở VHTTDL tỉnh Nghệ An.
+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ hai nguồn: điều tra các DN, tổ chức kinh doanh các dịch vụ DL trên địa bàn Nghệ An, các cán bộ quản lý nhà nước về DL của Tỉnh, du khách tới DL tại Nghệ An, người dân địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An và phỏng vấn trực tiếp đối với các cán bộ quản lý nhà nước về DL.
Điều tra xã hội học được tác giả thực hiện thông qua hình thức trực tiếp gửi 150 phiếu điều tra đối với các DN, tổ chức kinh doanh DL trên địa bàn tỉnh Nghệ An (xem mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 1). Đối với khách DL tới Nghệ An và người dân địa phương tại Nghệ An, mỗi đối tượng được khảo sát trên 105 phiếu (xem mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 3 và 4), riêng đối với cán bộ quản lý DL được khảo sát trên 102 cán bộ quản lý DL cấp tỉnh, huyện, thị xã… (xem mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 2). Chi tiết về quá trình và kết quả điều tra sơ cấp được tác giả trình bày trong Phụ lục 6.
Quá trình phỏng vấn được thực hiện đối với các cơ quan quản lý nhà nước như đại diện UBND tỉnh Nghệ An, Sở VHTTDL tỉnh Nghệ An và một số lãnh đạo DN. Mẫu câu hỏi phỏng vấn được trình bày trong Phụ lục 5.
- Các phương pháp xử lý dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: sử dụng các phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp.
+ Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS kết hợp với phần mềm Excel để có được các kết quả phân tích nhằm phản ánh thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Các phương pháp khác: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh...
5. Những đóng góp của luận án
* Những đóng góp về mặt lý luận
Từ những lý luận chung, luận án có một số đóng góp về mặt lý luận như sau:
- Tổng hợp, phân tích và đưa ra quan điểm tiếp cận, khái niệm về PTDLBV cũng như quan điểm về CLPTDLBV, bên cạnh đó luận án cũng chỉ ra vai trò của CLPTDLBV đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của một địa phương.
- Phân tích các nội dung cơ bản CLPTDLBV cấp địa phương bao gồm một số nội dung như: Phân tích môi trường PTDLBV, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch phát triển DL của tỉnh theo hướng bền vững, xây dựng kế hoạch PTDLBV, xây dựng các thể chế, chính sách của tỉnh để thực hiện CLPTDLBV, tổ chức thực