Cá Ông T Ứ Sử Dụng Ể Án G Á V R N Lượ K N Do N

phong cách phục vụ và uy tín của doanh nghiệp. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, nhưng lại mang tính không ổn định, doanh nghiệp khó xác định chính xác chất lượng của sản phẩm trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh. Nếu chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường đánh giá tốt thì uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, càng thu hút được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng doanh thu, tăng thị trường, thị phần phát triển. Vì chất lượng sản phẩm là do khách hàng cảm nhận, là yếu tố đánh giá khách quan đến từ khách hàng nên có giá trị rất lớn tác động đến uy tín của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi các nhà quản trị xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.

Tương tự, độ đa dạng của sản phẩm cũng là một yếu tố góp phần mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong các sản phẩm, mang đến cho khách hàng nhiều chủng loại sản phẩm thì khả năng khách hàng sẽ lựa chọn đến với doanh nghiệp. Có thể nói, đây là yếu tố mà doanh nghiệp bán lẻ thường hay sử dụng trong chiến lược kinh doanh của mình.

e. Nguồn lự t ín

Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, nghiên cứu đổi mới ứng dụng công nghệ đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời củng cố vị trí của mình trên thị trường. Nguồn tài chính của doanh nghiệp sẽ quyết định đến việc có hay không thực hiện những hoạt động đầu tư, mua sắm hay tái cơ cấu sản xuất... của doanh nghiệp. Quản lý tốt nguồn tài chính là một trong những chiếc chìa khóa để mở ra nhiều hướng đi mới cho doanh nghiệp. Khi nghiên cứu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp ta sẽ nghiên cứu các vấn đề sau: khả năng huy động vốn, nguồn vốn, tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu, từ đó phục vụ cho các quyết định sản xuất

kinh doanh. Bên cạnh đó cũng giúp doanh nghiệp nắm rõ được các chi phí phải bỏ ra nhằm tạo ra điểm mạnh cho doanh nghiệp.

f. Nguồn n ân lự .

Nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của tất cả nhân viên bao gồm tình trạng sức khỏe, thu nhập, chế độ làm việc, trình độ kỹ năng, lòng tin, và nhân cách của con người trong một tổ chức. Nguồn nhân lực có thể nói là yếu tố quan trọng hàng đầu trong lực lượng sản xuất, trong môi trường nội bộ của doanh nghiệp. Con người là hạt nhân, là đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ, cải tiến công nghệ, luôn tạo ra những sáng kiến, sáng chế đóng góp cho sự phát triển và thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Trình độ nguồn nhân lực được thể hiện dựa trên tỉ lệ của nhà lãnh đạo và nhân viên, bao gồm trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên, trình độ tay nghề lao động, trình độ tư tưởng văn hóa của mỗi cá nhân nhân viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ đảm bảo tạo nên nguồn sáng tạo trong doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là sự tiên quyết trong việc sáng tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, thể hiện trong kết cấu từ kỹ thuật đến chất lượng, mẫu mã…của sản phẩm. Nâng cao trình độ lao động của nhân viên cũng là một trong những yếu tố cấu thành nên một doanh nghiệp vững mạnh, khi doanh nghiệp có một đội ngũ lao động với trình độ càng cao thì doanh nghiệp đó có một lực lượng sản xuất càng mạnh. Từ đó uy tín của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ có uy tín vững chắc ở thương trường và trong lòng khách hàng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ hướng tới sự phát triển bền vững hơn. Có thể nói, nếu không có nguồn nhân lực làm việc hiệu quả thì doanh nghiệp không thể nào đạt được mục tiêu và phát triển lâu dài. Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Về trình độ, tuổi tác, giới tính, cấp bậc trong doanh nghiệp.

- Chế độ tiền lương, phúc lợi, tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo, sắp xếp vị trí việc làm, khuyến khích phát triển làm việc, sa thải nhân viên, chính sách quy chế về kỷ luật lao động.

- Các mối quan hệ trong doanh nghiệp như: mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp cùng cấp.

g. T ương ệu

Thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng... nhằm giúp khách hàng nhận diện các hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp, và phân biệt chúng với các hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Thương hiệu còn được hiểu là những nhận biết tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Thương hiệu sẽ góp phần giúp doanh nghiệp trong quá trình góp phần củng cố vị trí và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đồng thời cũng sẽ tạo dựng hình ảnh và sản phẩm cho doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư, giữ chân được khách hàng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

h. Công tá oạ ịn n lượ .

Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng biến đổi liên tục đang là một thách thức rất lớn cho bất cứ doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường. Chiến lược phát triển phải là một hệ thống chứa đựng tinh thần cơ bản của đường lối phát triển của doanh nghiệp cho một thời kỳ dài hạn, phản ánh được chủ đề ý tưởng tổng quát, cơ bản về phát triển; bao quát mục tiêu, hệ thống các quan điểm chỉ đạo, cách thức và phương tiện biến mục tiêu quan điểm ấy thành hiện thực về phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược. Như vậy, hoạch định chiến lược là đưa ra những mục tiêu kế hoạch mà doanh nghiệp mong muốn đạt được, những cách thức và nguồn lực cần phải có và thời gian cần thiết để tiến hành để đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.3.3. Cá ông t ứ sử dụng ể án g á v r n lượ k n do n

Để xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp phải phân tích kỹ những ảnh hưởng của yếu tố từ môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp mình, xác định được các mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hình thành các phương án chiến lược kinh doanh một cách cụ thể và hiệu quả, phù hợp với điều

kiện hiện có của doanh nghiệp mình, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để xây dựng những chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

a. M trận á y u tố ủ mô trường bên ngo do n ng ệp (EFE).

Ma trận EFE nhằm đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với những cơ hội, những nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp EFE cho phép đánh giá các tác động của môi trường bên ngoài đến công ty. Ma trận EFE được thực hiện theo 5 bước:

Bước 1: Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Bước 2: Tập hợp và phân loại tầm quan trọng từ 0,00 (không quan trọng) đến 1,00 (rất quan trọng), tổng số các mức phân loại được ấn định cho các yếu tố này phải bằng 1,0.

Bước 3: Căn cứ vào các đánh giá của các chuyên gia, phân loại các yếu tố cho điểm từ 1 (ảnh hưởng ít nhất) đến 4 (ảnh hưởng nhiều nhất).

Bước 4: Nhân các mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương ứng nhằm xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.

Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của ma trận cho doanh nghiệp.

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1.

- Nếu tổng số điểm là 4, công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ.

- Nếu tổng số điểm là 2,5 thì công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ.

- Nếu tổng số điểm là 1, công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy cơ.

Bảng 1. 1: Mẫu m trận án g á á y u tố ản ưởng bên ngoài doanh ng ệp (EFE)


Các y u tố bên ngoài

Mứ ộ quan trọng

Phân loại

Số ểm quan trọng

Liệt kê các yếu tố




Tổng cộng




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần du lịch Nhật Minh giai đoạn năm 2021 - 2025 - 5

b. M trận á y u tố ủ mô trường bên trong do n ng ệp (IFE).


Yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên trong doanh nghiệp được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh doanh và các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa điểm mạnh để khai thác, sẵn sàng ứng phó với những điểm yếu và tìm ra những phương thức giảm thiểu những điểm yếu này. Để hình thành một ma trận IEF cần thực hiện qua 5 bước như sau:

Bước 1: Lập danh mục từ 5-15 yếu tố, gồm những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Bước 2: Tập hợp và phân loại tầm quan trọng từ 0,00 (không quan trọng) đến 1,00 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Căn cứ vào các đánh giá của các chuyên gia xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4, trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là trung bình, 1 điểm là rất yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố .

Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của ma trận. Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ điểm 1 đến điểm 4, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận.

- Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm, công ty yếu về những yếu tố nội bộ.

- Nếu tổng số điểm trên 2,5 điểm công ty mạnh về các yếu tố nội bộ.


Bảng 1. 2: Mẫu M trận án g á á y u tố ản ưởng bên trong doanh ng ệp (IFE)


Các y u tố chủ y u bên trong

Mứ ộ quan trọng


Phân loại

Số ểm quan trọng

Liệt kê các yếu tố




Tổng cộng




c. M trận ìn ản ạn tr n


Để đề ra chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh các giữa doanh nghiệp với nhau sẽ được chủ yếu dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Đồng thời giúp nhà quản trị chiến lược nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cùng những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và các điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục.

Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp, gồm:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là từ 5 đến 15 yếu tố).

Bước 2: Căn cứ vào các đánh giá của các chuyên gia phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng). Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, tổng số các mức tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố này phải bằng 1.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện. Cho điểm yếu nhỏ nhất bằng 1, điểm yếu lớn nhất bằng 2, điểm trung bình bằng 3, điểm mạnh lớn nhất bằng 4. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. So sánh tổng số điểm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, theo đó:

- Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận từ 3,0 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên mức trung bình

- Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận nhỏ hơn 3,0 thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp hơn mức trung bình

Bảng 1. 3: Mẫu M trận ìn ản ạn tr n



Các y u tố

Công ty cạnh tranh mẫu

Công ty cạnh tranh 1

Công ty cạnh tranh 2

Mứ ộ quan trọng


Phân loại

Đ ểm quan trọng


Phân loại

Đ ểm quan trọng


Phân loại

Đ ểm quan trọng


Liệt kê các yếu tố









Tổng số điểm









ĐẶT VẤN ĐỀ

(Xác ịnh ối tượng, mục tiêu ánh giá)



XÂY DỰNG CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ

(Thông thường khoảng từ 5 ến 15 yếu tố)



XÁC ĐỊNH THANG ĐIỂM, TRỌNG SỐ


THU THẬP, PHÂN TÍCH, KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

TỔNG KẾT


Hình 1. 3: Sơ ồ quy trìn án g á m trận ìn ản ạn tr n


d. M trận ểm y u – ểm mạn – ơ ộ – nguy ơ (SWOT).


Ma trận SWOT giúp cho nhà quản trị lựa chọn các chiến lược tốt nhất và phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Ma trận phân tích SWOT là một trong những công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định cho mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức nào.

SWOT viết tắt của 4 chữ: Strengths (những điểm mạnh), Weaknesses (những điểm yếu), Opportunities (các cơ hội), Threats (các nguy cơ). Ma trận này kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã được đánh giá từ ma trận EFE và ma trận IFE từ đó hình thành chiến lược theo các bước sau:

- Từ ma trận IFE liệt kê các điểm mạnh và yếu vào ô S và W

- Từ ma trận EFE liệt kê các cơ hội và nguy cơ vào ô O và T

- Lập các chiến lược kết hợp S/O, S/T, W/O, W/ T

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023