Phân tích SWOT là một trong những kỹ thuật, công cụ hiệu quả giúp cho các nhà quản trị trong việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược một cách khoa học. Ma trận SWOT giúp các nhà quản trị xác định được đâu là các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu chủ yếu mà doanh nghiệp cần quan tâm.
Cùng một yếu tố như nhau nhưng sự tác động ảnh hưởng của nó đến từng doanh nghiệp thì có thể sẽ khác nhau. Có những biến cố mặc dù xác suất xảy ra nhỏ, nhưng ảnh hưởng của nó thì rất lớn, trong trường hợp này công tác dự phòng cần được quan tâm trong hoạch định chiến lược.
Cơ hội và thách thức là hai khái niệm khác nhau song chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cơ hội của doanh nghiệp này nếu không được nắm bắt khai thác thì có thể sẽ trở thành nguy cơ nếu đối thủ cạnh tranh khai thác chúng.
Cũng như việc phân tích môi trường bên ngoài, quá trình đánh giá và phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp phải nêu lên được những nhân tố tác động tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường.
Khi xây dựng ma trận SWOT thì việc kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất. Mục đích của việc lập ra ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không phải đưa ra quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, không phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trận SWOT đều được chọn lựa để thực hiện.
Nhìn chung, các công ty yếu thường chọn chiến lược nào có thể tăng cường sức mạnh cho họ, nếu không họ phải rút khỏi ngành. Các công ty yếu thế trong ngành có mức tăng trưởng cao có thể lựa chọn chiến lược tập trung. Nếu những nỗ lực nhằm tăng cường sức mạnh đó không mang lại kết quả thì có lẽ công ty sẽ dùng biện pháp thu lại vốn đầu tư hoặc giải thể. Trong các ngành phát triển bão hòa thì các chiến lược nhằm vào việc tăng cường sức mạnh sẽ là không thích hợp, nhất là tổng quy mô thị trường nhỏ. Giải pháp thông thường ở đây là chuyển nguồn lực ra khỏi ngành kinh doanh bằng một trong các chiến lược đa dạng hóa hoặc chiến lược suy giảm. Các công ty yếu thế trong những ngành đang đi xuống thậm chí có nhiều khả năng vận dụng chiến lược suy giảm và đa dạng hóa.
Bảng 1. 4: Mẫu m trận SWOT
NHỮNG CƠ HỘI (Liệt kê những cơ hội) | NHỮNG NGUY CƠ (Liệt kê những nguy cơ) | |
NHỮNG ĐIỂM MẠNH (S) Liệt kê những điểm mạnh ……… | CÁC CHIẾN LƯỢC S/O Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội | CÁC CHIẾN LƯỢC S/T Vượt qua những bất trắc bằng tận dụng điểm mạnh |
NHỮNG ĐIỂM YẾU (W) Liệt kê những điểm yếu ……… | CÁC CHIẾN LƯỢC W/O Hạn chế các mặt yếu để tận dụng các cơ hội | CÁC CHIẾN LƯỢC W/T Tối thiểu hóa các điểm yếu để tránh khỏi các mối đe dọa |
Có thể bạn quan tâm!
- N Ững Y U Tố Ản Ưởng N N Lượ P Át Tr Ển Ủ Do N Ng Ệp
- Mô Ìn 5 Năng Lự Ạn Tr N Ủ M El Porter
- Cá Ông T Ứ Sử Dụng Ể Án G Á V R N Lượ K N Do N
- Đán G Á Tìn Ìn Oạt Ộng Trong Lĩn Vự Xây Dựng Ủ Công Ty Trong N Ững Năm Qu .
- Bảng T Ống Kê Á Ìn T Ứ Nâng O Năng Lự L M V Ệ O N Ân V Ên Công Ty Ổ P Ần Du Lị N Ật M N
- Cấu Trú Nguồn Vốn Ủ Công Ty Ổ P Ần Du Lị N Ật M N G
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu tổng quan về tình hình nghiên cứu, một số khái niệm về chiến lược kinh doanh, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương này đã trình bày những vấn đề cơ bản về chiến lược, đồng thời thực hiện phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài có tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhận dạng được các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội cũng như nguy cơ của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, ở chương này cũng đã đề ra các công thức phân tích số liệu thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính, các ma trận cạnh tranh nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố tác động vào doanh nghiệp. Những phân tích này sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp áp dụng vào phân tích các tác động từ bên ngoài lẫn bên trong đối với doanh nghiệp để từng bước hoạch định chiến lược dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp và tốt nhất cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. Chương tiếp theo sẽ trình bày về thực trạng về kinh doanh, phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần du lịch Nhật Minh.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH NHẬT MINH
2.1. Quá trình hình thành p át tr ển ủ Công ty ổ p ần du lị N ật M n .
2.1.1. G ớ t ệu ung v Công ty
- Tên công ty : Công ty Cổ phần du lịch Nhật Minh
- Trụ sở chính: 18 Trần Hưng Đạo – Tp.Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa.
- Người đại diện theo pháp luật: Lê Văn Nghĩa
- Vốn điều lệ: 191.600.000.000 VNĐ
2.1.2. Đặ ểm ơ ấu tổ chức quản lý của công ty
Công ty được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4201534792 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 10/11/2012.
P. KÊ HOẠCH
- DỰ ÁN - KINH DOANH
GIÁM ĐỐC HÀNH
CHÍNH NHÂN SỰ
GIÁM ĐỐC KẾ
HOẠCH ĐẦU TƯ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH TÒA NHÀ ARIYANA
BỘ PHẬN NHÂN SỰ
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH
SÁU BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN
ĐỘI THIẾT KẾ GIÁM SÁT
Bảng 2. 1. Sơ ồ tổ ứ bộ máy oạt ộng ủ ông ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC TÀI
CHÍNH (KKT)
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN DỰ ÁN
PHÒNG XÂY DỰNG
BỘ | BỘ | |||
THI | PHẬN | PHẬN | ||
CÔNG | DỰ | KINH | ||
ÁN | DOANH |
B n g ám ốc công ty.
Đứng đầu Công ty là Hội đồng quản trị là những người đồng sáng lập công ty. Tiếp đến là Tổng Giám đốc, là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty: xây dựng cơ chế chính sách, định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; tổ chức thực hiện đường lối chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh; tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; chỉ đạo điều hành quản lý nguồn nhân lực; trực tiếp chỉ đạo kinh tế tài chính, tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của công ty.
Các giám đốc chuyên môn là những cánh tay đắc lực của Tổng Giám đốc, là người giúp việc chuyên môn cho Tổng Giám đốc quản lý điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Phòng K hoạch - Dự án - Kinh doanh.
Phòng Kế hoạch – Dự án – Kinh doanh gồm 2 bộ phận chuyên môn, chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về mọi nhiệm vụ liên quan đến công tác tiếp xúc, giám sát, điều hành thực hiện các Dự án đầu tư của công ty.
Cơ cấu nhân sự của Phòng Kế hoạch - Dự án - Kinh doanh gồm một Trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên. Trong đó, trưởng phòng chịu trách nhiệm chính về quản lý triển khai các dự án của công ty, phó phòng chịu trách nhiệm chính về marketing.
Nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch Dự án Kinh doanh là tham mưu giúp việc cho Giám đốc chuyên môn trong hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh; soạn thảo hợp đồng kinh tế; lập kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung ứng vật tư; tổ chức hệ thống quản lý kho tàng, chủ trì lập hồ sơ dự án và nhận thêm các nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc phân công.
Phòng Xây dựng.
Cơ cấu tổ chức của Phòng Xây Dựng gồm hai bộ phận: đội thiết kế giám sát công trình và đội thi công công trình, hai bộ phận sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện công trình, chịu trách nhiệm dưới sự giám sát trực tiếp của trưởng phòng.
Đội thiết kế giám sát công trình bao gồm: một đội trưởng, hai kiến trúc sư, làm nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến từ khách hàng, tư vấn, thiết kế bản vẽ công trình, giám sát đội thi công thực hiện theo đúng dự án. Đồng thời giám sát, tư vấn làm mới Tòa nhà ARIYANA theo định kỳ hoặc theo yêu cầu trực tiếp từ Ban Giám Đốc.
Đội thi công công trình bao gồm một đội trưởng, ba kỹ sư xây dựng và các công nhân xây dựng, với nhiệm vụ là thi công và hoàn thiện công trình theo đúng yêu cầu do đội thiết kế và khách hàng đề ra và bảo dưỡng bảo trì tòa nhà ARIYANA theo định kỳ. Các công nhân xây dựng sẽ do đội trưởng đội thi công quản lý và chịu trách nhiệm giám sát.
Phòng Hành chính – Nhân sự.
Cơ cấu tổ chức của Phòng Hành chính – Nhân sự gồm 2 bộ phận: bộ phận nhân sự và bộ phận hành chính. Nhân sự của phòng gồm: một Trưởng phòng và các nhân viên làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng. Trưởng phòng chịu sự quản lý trực tiếp từ Giám Đốc Tài chính.
Chức năng của phòng là tham mưu cho Ban Giám Đốc công ty trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp cải tiến tổ chức quản lý, bồi dưỡng đào tạo và tuyển dụng nhân viên, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, công tác văn thư, lưu trữ, thực hiện các chức năng chuyên môn về hành chính và quản lý chính sách của Công ty, hỗ trợ các thủ tục hành chính cho các phòng ban khác trong công ty.
Phòng Tài chính – K toán.
Bộ máy tổ chức của Phòng Tài chính Kế toán gồm một Kế toán trưởng (giám đốc tài chính) và các Kế toán viên. Trong đó, các kế toán viên được chia thành nhiều bộ phận: bộ phận kế toán tài chính, bộ phận kế toán dự án. Các kế toán viên được phân công nhiệm vụ trực tiếp từ Kế toán trưởng. Kế toán trưởng là người chịu toàn bộ trách nhiệm trong lĩnh vực nghiệp vụ kế toán của công ty trước Ban giám đốc và Hội đồng quản trị.
Nhiệm vụ chính là đảm bảo mọi hoạt động tài chính - kế toán phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác Tài chính kế toán, vốn đầu tư và mọi vấn đề liên quan đến Tài chính của doanh nghiệp.
Ban quản lý u hành Tòa nhà ARIYANA
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Tòa nhà bao gồm 1 Giám đốc, 2 phó giám đốc và 6 trưởng bộ phận chuyên môn: nhà hàng, khách sạn, quản lý căn hộ - văn phòng cho thuê, kinh doanh - tiếp thị, buồng phòng, an ninh - kỹ thuật. Mỗi trưởng bộ phận chuyên môn sẽ quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ nghiệp vụ phát sinh trước ban quản lý tòa nhà.
Nhiệm vụ chính là quản lý tổng thể và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của tòa nhà. Quản lý chuyên sâu vào hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống. Ban quản lý tòa nhà có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban liên quan khi triển khai, thực hiện các dự án liên quan đến lĩnh vực dịch vụ khách sạn - nhà hàng. Ban quản lý chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về tình hình kinh doanh của tòa nhà.
2.1.3. N ững ặ ểm k n t , kỹ t uật ủ ông ty.
Các ngành ngh , lĩn vực kinh doanh.
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống theo hợp đồng;
- Kinh doanh bất động sản, căn hộ cho thuê, văn phòng cho thuê;
- Tư vấn, giám sát, thi công xây dựng các công trình dân dụng.
- Dịch vụ du lịch, dịch vụ thiết kế tour tham quan theo nhu cầu.
- Dịch vụ đưa đón khách theo nhu cầu.
- Đại lý vé máy bay, đại lý thu đổi ngoại hối.
Đặ ểm ngành ngh kinh doanh.
Công ty hoạt động trên thị trường tỉnh Khánh Hòa bao gồm 2 lĩnh vực chính:
- Kinh doanh bất động sản, dịch vụ du lịch, lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp, dịch
vụ nhà hàng, dịch vụ ăn uống theo hợp đồng…
- Thiết kế, xây dựng công trình tư nhân. Sản phẩm xây dựng của Công ty là các công trình nhà ở và các công trình xây dựng dịch vụ lưu trú, các công trình dân dụng khác.
Trong giới hạn của luận văn, tác giả lựa chọn nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực thi công công trình của Công ty để xây dựng chiến lược cấp kinh doanh cho giai đoạn 2021-2025. Qua nghiên cứu, các công trình xây dựng của Công ty có đặc điểm đều là sản phẩm đơn chiếc được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của từng chủ đầu tư. Với đặc điểm như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, nguyên nhân do phụ thuộc vào nguồn khách hàng và yêu cầu cụ thể trong từng hợp đồng xây dựng, dẫn đến tình trạng không liên tục làm phân tán mọi nguồn lực của Công ty. Trong nền kinh kế thị trường hiện nay, sự đòi hỏi về chất lượng kỹ thuật lẫn mỹ thuật của các công trình ngày càng cao trong lúc yêu cầu về chi phí phải giảm để bảo đảm tính cạnh tranh, đây là một sức ép rất lớn đòi hỏi Công ty phải cố gắng đổi mới để thích nghi. Bên cạnh đó, công ty còn phải chia sẻ nguồn vốn đầu tư của mình cho lĩnh vực kinh doanh du lịch... Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực thi công công trình của công ty trong giai đoạn này là cấp thiết nhưng cũng phải thận trọng.
2.1.4. Sứ mện v tầm n ìn ủ Công ty ổ p ần du lị N ật M n
Sứ mệnh:
Nhiệm vụ: Đối với ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế. Đối với ngành thi công công trình, xây dựng các công trình đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Trách nhiệm: Đảm bảo những giá trị lợi ích cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong ngành kinh doanh. Khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp từ các lĩnh vực hoạt động chính, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam lên tầm cao mới.
- Đối với khách hàng: luôn luôn trung thực, mang lại những giá trị lợi ích thiết thực và phục vụ tận tâm, chu đáo.