Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản - 13

tạo và không ngừng tìm tòi của các nhân viên doanh nghiệp. Việc khuyến khích sáng tạo và đưa ra các ý kiến đóng góp sẽ tạo một môi trường làm việc tích cực, năng động, sáng tạo và thuận lợi cho các hoạt động đòi hỏi đầu tư về trí óc cao, nhất là việc nghiên cứu và phát triển công nghệ.

- Chủ động hợp tác với các tổ chức của quốc gia, các hiệp hội ngành nghề để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động nói chung và công nghệ nói riêng, phối hợp với các viện nghiên cứu trong hoạt động R&D nhằm tăng hiệu quả nghiên cứu, tận dụng được sự hỗ trợ của các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cũng như giúp các hoạt động nghiên cứu của các viện nghiên cứu mang tính thực tế và tính ứng dụng cao hơn.

- Tăng cường liên kết với các tập đoàn đa quốc gia trên cơ sở học hỏi các công nghệ kỹ thuật sản xuất cũng như các kỹ năng quản lý, tác phong làm việc của những doanh nghiệp hàng đầu thế giới thông qua các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ hay liên doanh hợp tác. Tuy nhiên, việc nhập khẩu công nghệ hay tiến hành liên doanh cần được các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ lưỡng về khả năng nắm bắt công nghệ nhập khẩu, hàm lượng công nghệ trong gói công nghệ chuyển giao và độ lạc hậu của các công nghệ cũng như tính phù hợp với định hướng phát triển tương lai bao gồm cả việc đảm bảo khả năng nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp.

Những đề xuất trên đây là dành cho các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng cường khả năng tiếp thu về công nghệ để góp phần vào xây dựng nền khoa học công nghệ quốc gia phát triển, tạo tiền đề cho một tương lai sáng lạng, có đủ khả năng tiếp thu và tiếp nhận những công nghệ “loại một”, những công nghệ mới, tiên tiến nhất.

3.3.2. Về việc xây dựng và phát triển các Tập đoàn kinh tế, các công ty xuyên quốc gia sau khi rút kinh nghiệm từ hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản

Qua thực tiễn nghiên cứu về "Chiến lược hoạt động kinh doanh của các TNCs Nhật Bản", có thể thấy hoạt động của các TNCs tại các nước nhận đầu tư những năm qua đã góp phần không nhỏ vào xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nền kinh tế các nước này. Việc hợp tác với các TNCs là một vấn đề mang tính tất yếu kinh tế, các nước ASEAN và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì thế, doanh nghiệp các nước trong khu vực khối ASEAN cần phải mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình ra thị trường thế giới, tiến hành các hoạt động xuyên quốc gia như các công ty của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đã làm, có như vậy mới có thể tận dụng một cách tối ưu các nguồn lực trên thế giới để phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của các TNCs cho thấy, muốn thành công các doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:

Về vai trò của Nhà nước

Để trở thành các tập đoàn tài chính công nghiệp hùng hậu như hiện nay, ngay từ khi mới "phôi thai", các TNCs quốc tế đã được sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ. Ở Nhật Bản, Chính phủ chính là người khởi sướng quá trình "Tập đoàn hoá" của các công ty Nhật Bản. Với những hỗ trợ về vốn, kỹ thuật công nghệ, về thông tin, tư vấn của chính phủ, các TNCs Nhật Bản thực sự đã có được một nền móng vững chắc để phát triển. Trong giai đoạn đầu hoạt động, một điều đáng chú ý là các công ty này đã được Nhà nước bảo hộ và che chở khỏi cạnh tranh với bên ngoài một cách có hiệu lực. Toàn bộ thị trường nội địa Nhật Bản được dành riêng cho các công ty Nhật Bản, những sản phẩm cùng loại của nước ngoài dù có tốt hơn về chất lượng hay giá thành đều khó có khả năng cạnh tranh với hàng Nhật Bản. Chính vì những khoản lợi nhuận từ thị trường trong nước đó mà các TNCs Nhật Bản có thể phần nào bù đắp chi phí trong giai đoạn thâm nhập thị trường nước ngoài. Ngành sản xuất ô tô Nhật Bản là một minh chứng điển hình cho sự lớn mạnh nhờ nhu cầu trong nước đặc biệt là nhờ tiêu dùng cá nhân. Mặt khác, việc các công ty Nhật Bản thực hiện bán phá giá thành công trên thị trường nước ngoài để đánh gục các

đối thủ cạnh tranh cũng nhờ vào khoản hỗ trợ tài chính cần thiết của Nhà nước.

Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn "chập chững" mới phát triển, Nhà nước cần phải ban hành các chính sách bảo hộ hợp lý để giúp các doanh nghiệp tạo dựng sự trưởng thành cần thiết trước khi tham gia vào hoạt động cạnh tranh quốc tế. Trước hết, Nhà nước phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển những doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng. Bởi lẽ, không chọn trọng điểm thì sẽ không đủ khả năng và không đủ vốn để chu cấp cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Khi đã quyết định những ngành nào cần ưu tiên phát triển, Chính phủ phải cùng phối hợp với doanh nghiệp trong việc hoạch định ra các chiến lược phát triển đồng thời hỗ trợ về vốn, về tư vấn, về thông tin, đặc biệt là phải bằng mọi biện pháp thu hút những kỹ thuật công nghệ mới... Để việc quản lý Nhà nước có hiệu quả, Nhà nước chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ và cung cấp mọi yếu tố cần thiết cho quá trình hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp. Tốt hơn hết là dành cho họ quyền tự chủ cần thiết để có thể điều hành hoạt động kinh doanh của chính mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Khi một doanh nghiệp đã đủ trưởng thành để mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra thị trường nước ngoài, hơn lúc nào hết Nhà nước khi đó cần phải là đại diện tích cực cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Về phía các doanh nghiệp

Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản - 13

Dù Chính phủ có giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp bao nhiêu đi chăng nữa nhưng bản thân mỗi doanh ngiệp không chịu hợp tác và tự cố gắng thì khó có thể phát triển được. Các doanh nghiệp muốn lớn mạnh và thành đạt trong quá trình kinh doanh ở nước ngoài, họ phải tự nỗ lực rất nhiều.


Về trình độ và năng lực của chủ doanh nghiệp :

Hầu hết lãnh đạo các tập đoàn xuyên quốc gia lớn đều là những tiến sỹ hoặc có trình độ tương đương. Họ là những sản phẩm của các trường đại học

hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Chủ tịch hãng điện tử NEC Nhật Bản, tiến sỹ Kobayashi đã từng là giảng viên của Đại học Havard. Chủ tịch tập đoàn Sumitomo, tiến sỹ Kenji Miyahara đã từng là quan chức cao cấp của Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Nhật Bản (MITI)..v..v.Và rất nhiều người khác đều là những viên chức cao cấp trong chính phủ các nước, sau khi về hưu đã làm chủ tịch các tập đoàn lớn. Trong thời đại nền kinh tế tri thức bùng nổ như hiện nay, một yêu cầu đặt ra là chủ doanh nghiệp phải thực hiện được một cách nhanh chóng và quyết đoán các quyết định, nếu anh ta không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Một chủ doanh nghiệp thực sự cần có năng lực, có tầm nhìn xa trông rộng để có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp qua thời kỳ khó khăn, đồng thời hướng doanh nghiệp vào những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Tất cả những khả năng đó không thể bỗng dưng có được mà phải trải qua những tháng năm học hỏi, nghiên cứu và đặc biệt phải được đào tạo một cách chính thống.

Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, để có được đội ngũ những chủ tập đoàn có học vấn và thực sự có năng lực, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng thành công một hệ thống giáo dục có thể là bậc nhất thế giới. Những đứa trẻ ngay từ ngày đầu cắp sách đến trường đã được xác định rằng muốn tiếp tục sinh tồn thì không có cách nào khác là phải học tập và vượt qua các kỳ thử thách. Dẫu rằng còn có nhiều quan điểm không đánh giá cao kiểu cách giáo dục tại Nhật Bản, nhưng bất kì ai cũng phải thừa nhận rằng, nhờ vào nó mà Nhật Bản có thể làm được điều kỳ diệu mà không ai sống ở những năm 40, 50 của thế kỷ 20 có thể tưởng tượng nổi. Và chính hệ thống giáo dục đó đã không những đáp ứng mà còn vượt quá nhu cầu của nền kinh tế về một lực lượng lao động có trình độ cao.


Về phương pháp thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài

Lịch sử phát triển của các TNCs nước ngoài cho thấy hầu hết mô hình thâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường quốc tế đều trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: theo kịch bản cổ điển của các công ty sản xuất bán hàng hoá ra thị trường thế giới thông qua trung gian các hệ thống phân phối. Thông thường, các công ty sản xuất tiêu thụ sản phẩm của mình nhờ một công ty thương mại, sau đó nếu thấy đủ lực để mạo hiểm, các công ty sản xuất sẽ xây dựng những chi nhánh phân phối của chính mình ở hải ngoại.

Giai đoạn hai: khi hàng hoá đã được người tiêu dùng biết đến, các công ty này thiết lập trực tiếp ở nước ngoài các nhà máy sản xuất của họ, đôi khi ngay cả các phòng nghiên cứu thiết kế sản phẩm. Việc đặt cơ sở sản xuất ngay tại thị trường tiêu thụ cho phép các TNCs thiết kế và sản xuất ra những sản phẩm nhằm vào và thích nghi hơn với nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Cái lợi trước mắt là giá thành sản xuất giảm nhờ nhân công địa phương rẻ hơn và giảm được chi phí vận chuyển. Cái lợi lâu dài là chiếm lĩnh những phần thị trường mới và cạnh tranh.

Giai đoạn thứ ba và cuối cùng: các ngân hàng, hãng bảo hiểm, hãng môi giới đổ bộ lên thị trường nước ngoài. Môi trường tài chính đến lượt nó lại được phi thương mại hoá cho phép họ mua lại liên tiếp các xí nghiệp. Trong khi đó, các công ty thương mại thực sự trở thành những trung tâm tình báo kinh tế và hoạt động hết công suất, nhằm thu thập thông tin trong tất cả các lĩnh vực mua và bán.

Đối với doanh nghiệp các nước còn đang phát triển ở ASEAN, trong đó có Việt Nam, chúng ta không đủ khả năng và cũng không đủ tiềm lực cần thiết để áp dụng một cách máy móc toàn bộ kịch bản chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế như trên, nhưng cách thức đầu tiên là thông qua các công ty thương mại để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng sau đó khi đủ tiềm lực mới xây dựng các cơ sở sản xuất là một kinh nghiệm rất đáng để học tập. Mỗi nền kinh tế có một đặc điểm riêng, tùy vào điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp sẽ triển khai những bước đi phù hợp cho riêng mình để đạt những hiệu quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

Thông qua những nét chung nhất về TNCs, khóa luận đi phân tích những đặc trưng hình thành và phát triển của TNCs Nhật Bản, nêu lên những nét điển hình, đặc điểm riêng có trong quá trình hình thành và phát triển của chúng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế, chúng tích cực mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường quốc tế vì mục tiêu tự thân là tối đa hóa lợi nhuận, nhưng xét toàn diện có thể thấy những nguyên nhân và động cơ thúc đẩy TNCs Nhật Bản bành chướng và triển khai các chiến lược hoạt động kinh doanh quốc tế đó là: Những điều kiện kinh tế – xã hội Nhật Bản với sự thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên cùng với chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Nhật Bản; Sự lên giá và bất ổn định của đồng Yên so với đồng tiền của nhiều nước trên thế giới; Xung đột thương mại; Đồng thời là những tác động của những nhân tố từ môi trường đầu tư toàn cầu với nhiều xu hướng biến đổi mới, những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học – công nghệ,… cũng dần trở thành một xu thế tất yếu thúc đẩy các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản. Trong những năm 1990 trở lại đây, tình hình kinh tế – chính trị thế giới có nhiều biến đổi, sự phát triển của khoa học công nghệ tiếp tục có những bước tiến kỳ diệu, đưa nhân loại lên một tầm cao mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những thành tựu về công nghệ thông tin và công nghệ quản lý. Nó phá tan những quan điểm truyền thống về quản lý , về vận chuyển, về không gian cũng như về việc sử dụng con người trong chiến lược hoạt động của mỗi TNC.

Qua phân tích những yếu tố mới như trên tác động đến hoạt động của TNCs Nhật Bản, khóa luận đã nêu và phân tích một số chiến lược hoạt động kinh doanh cơ bản của TNCs Nhật Bản, đó là chiến lược mạng lưới hóa, chiến lược đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh, chiến lược chuyển giao – phát triển công nghệ, chiến lược sáp nhập, chiến lược phân phối, liên minh chiến lược và chiến lược địa phương hóa các cơ sở sản xuất kinh doanh. Từ việc phân tích các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản, khóa luận cũng phân

tích những tác động của chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản đối với nền kinh tế Nhật Bản và nền kinh tế khu vực (chủ yếu là khu vực ASEAN), đó là: Bổ sung nguồn vốn, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa; giải quyết việc làm; chuyển giao công nghệ… Có thể nói, các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản đã góp phần căn bản làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế khu vực trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.

Các chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản đã có những tác động tích cực góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế các nước nhận đầu tư. Chúng đã góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các chủ thể trong nước nhanh chóng nắm bắt được công nghệ mới trong chuyển giao công nghệ. Mặc dù các chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản có thể làm nảy sinh một số hệ lụy như: Các doanh nghiệp ở nước sở tại bắt buộc phải tham gia vào quá trình phân công và hợp tác trong một mạng lưới chung của khu vực và quốc tế, hay những ảnh hưởng xấu đến môi trường vì TNCs Nhật Bản khó và ít chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ nguồn cho các nước còn đang phát triển… Những hệ lụy này là tất yếu trên con đường hội nhập và phát triển của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Trên cơ sở phân tích những chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản, một số kiến nghị đã được đưa ra như bốn ý đề xuất về thu hút đầu tư của TNCs Nhật Bản và một số đề xuất khác để xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia của riêng các nước nhận đầu tư . Để kiến nghị trên có thể phát huy tối đa hiệu quả, cần thiết phải dựa vào các chỉ số kinh tế vĩ mô cũng như chính sách phát triển kinh của các nước nhận đầu tư, như ở Việt Nam…, kết hợp với nhiều biến số kinh tế khác như động thái chung của dòng FDI trên thế giới, chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản trong khu vực và đặc biệt đối với Việt Nam…Trong bối cảnh như hiện nay, kinh tế các nước đang tăng trưởng nhanh, triển vọng thu hút đầu tư của TNCs Nhật Bản cũng như TNCs từ các nền kinh tế phát triển là rất sáng sủa. Hy vọng rằng đề

xuất của em sẽ góp phần làm cho nền kinh tế toàn khu vực trong thời gian tới có một viễn cảnh tốt đẹp hơn nữa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abegglen, James C., và George Stalk, Jr. (1988), Kaisha: Công ty Nhật Bản, NXB KHCN, Hà Nội, tập 1,2,3

2. Bộ kế hoạch và đầu tư (Cục đầu tư nước ngoài) (2006), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài T9/2006

3. Đỗ Đức Bình (2005), Đầu tư của các công ty XQG tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4. Trung Đức (2005), “Hoạt động đầu tư nước ngoài có bước nhảy mới về quy mô và cơ cấu”, Báo đầu tư ngày 29/4, tr3-4

5. Kagawa Kouzou (công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) (2004), “Chế độ lương của Nhật Bản và đôi nét so sánh với Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Nhật bản và Đông Bắc Á, số 5 (53), tr.24

6. Nguyễn Bách Khoa (2004), Chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội

7. Học viện Quan hệ quốc tế: Đầu tư trực tiếp của công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, 1996

8. Yoshihara Kunio (1993), SOGO SHOSHA, Đội tiền phong của nền kinh tế Nhật Bản, NXB KHXH, Hà Nội, Người dịch: Lưu Ngọc Trịnh

9. Lê Nin V.I. (1980), Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của CNTB, Lê Nin toàn tập, T.27, NXB Tiến Bộ, Matxcova

10. Nguyễn Đình Phan (chủ biên) (1996), “Thành lập và quản lý các Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

11. Trần Bình Phú – Lâm Trác Sử (2000), Phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Châu á, NXB Khoa học XH, Hà Nội

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí