Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 10


“khoảng trống quyền lực”, không có cơ quan quản lý điều hành dẫn tới toàn bộ hoạt động của công ty bị ngưng trệ, gây thiệt hại cho các cổ đông.

“Khoảng trống quyền lực” vẫn rối


Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh: Tranh chấp quyền lực tại Công ty Đay Sài gòn. Số ra từ ngày 12/6 đến ngày 23/6/2006

Hoạt động của công ty này đã bị đình đốn gần một tháng nay. Nguyên nhân xuất phát từ một Đại hội cổ đông bất thường ngày15/5. Cổ đông cũ và mới tranh giành quyền làm chủ Công ty. Sau đó cả hai bên gửi đơn kiện nhau ra toà.

Việc tranh chấp quyền lãnh đạo trong ty Đay Sài gòn ít nhiếu có ảnh hưởng dến hoạt động của công ty vì thiếu sự thống nhất trong việc điều hành quản lý. Nhiều vấn đề quan trọng không thể tiến hành vì hai nhóm cổ đông không ai thừa nhận tính hợp pháp của các “HĐQT”

Mới đây tại cuộc gặp giữa các ban ngành của TP.HCM với đại diện của công ty, nhiều ý kiến đã thống nhất cho rằng ông Trần Hải Âu-TGĐ công ty vẫn là người đại diện theo pháp luật của công ty. Bởi trên Giấy Chứng nhận ĐKKD vẫn ghi tên ông. Hiện nay, Toà án đã thụ lý vụ án, người đại diện theo pháp luật của công ty chỉ thay đổi nếu bản án có hiệu lực tuyên ông Âu không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty. Lúc đó, Sở KH-ĐT sẽ cấp Giấy Chứng nhận ĐKKD mới theo phán quyết của Toà khi có đề nghị của công ty

Tuy nhiên Luật sư Võ Thành Vinh, Đoàn Luật sư TP HCM lại cho biết theo thông tin thì Đại hội đồng cổ đông ngày 15/5 của công ty đã đủ điều tiến hành (cổ đông đại diện 51% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự), và nếu thủ tục đại hộ hợp lệ thì nghị quyết của Đại hội cũng có giá trị khi đảm bảo điều kiện thông qua. HĐQT cũ phải bàn giao “quyền lực” cho HĐQT mới. Trong thời gian tranh chấp tại toà thì HĐQT mới chưa nhận nhiệm vụ, HDQT cũ đã hết nhiệm vụ nhưng chưa chịu bàn giao công việc. Do vậy đây sẽ là một “khoảng trống quyền lực”.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Ba là: Việc đề nghị xem xét tính hợp pháp của quyết định ĐHĐCĐ còn giúp cân bằng mối quan hệ giữa ĐHĐCĐ và các cơ quan quản lý khác. Tuy nhiên, Luật cũng chưa làm rõ căn cứ yêu cầu huỷ nếu như quyết định không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ theo quy định của LDN và Điều lệ. Bởi theo quy định tại điều 70 và điều 80 LDN 1999 thì có thể hiểu là ĐHĐCĐ và HĐQT mỗi cơ quan có phạm vi hoạt động riêng và mặc dù ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất và có quyền chi phối HĐQT nhưng ĐHĐCĐ không được ra các quyết định thuộc thẩm quyền của HĐQT thậm chí là của cả GĐ, lý do này xuất phát từ mục đích của quản trị công ty.

Trên đây là một số hạn chế của LDN 1999 về vấn đề hiệu lực quyết định của ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, những hạn chế này chưa được LDN 2005 quy định đầy đủ. Do vậy, để cho pháp luật được chặt chẽ, dễ áp dụng, bảo vệ quyền lợi của cổ đông cũng như ổn định nhanh chóng công ty khi có tranh chấp, trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần thể chế rõ ràng hơn điều này.

Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 10

2.2.1.2 Hội đồng quản trị


Để đổi lại những lợi ích như chế độ trách nhiệm hữu hạn, thời gian hoạt động vô thời hạn và khả năng chuyển nhượng cổ phiếu các nhà cổ đông đã trao quyền quản lý công ty cổ phần cho một nhóm người được uỷ thác nhiệm vụ ra những quyết định vì lợi ích cao nhất của công ty và của các cổ đông chứ không phải vì một bộ phận cổ đông nào đó hoặc vì lợi ích của cá nhân. Nhóm người được uỷ thác này được các cổ đông bầu chọn gọi là Hội đồng quản trị

Theo quy định tại điều 108 LDN 2005, Hội đồng quản trị được xác định là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.


* Thành phần của Hội đồng quản trị


Theo quy định của LDN 1999, thành viên HĐQT do ĐHĐCĐ bầu ra để thực hiện nhiệm vụ quản lý công ty. Nhưng Luật không quy định là thành viên đó có bắt buộc là cổ đông hay không. Chính vì thế, hiện nay ở Việt Nam tồn tại hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất: vì luật không quy định cụ thể và thông lệ ở một số quốc gia trên thế giới cho phép người không phải là cổ đông có thể trở thành thành viên HĐQT. Quan điểm thứ hai: cho rằng thành viên HĐQT bắt buộc phải là cổ đông có quyền biểu quyết bởi vì HĐQT là do ĐHĐCĐ bầu ra, mà theo chế độ bầu thì người được bầu phải thuộc cơ cấu của ĐHĐCĐ.

Tham khảo tập tục về thành phần HĐQT ở một số nước trên thế giới cho thấy cấu trúc HĐQT của các công ty trên thế giới theo truyền thống được phân thành bốn loại. ở Anh và Mỹ người ta thường dùng một Hội đồng duy nhất, đó là hội đồng gồm những thành viên có kiêm nhiệm hay không, theo tỷ lệ nào là phù hợp. Ở các nước Châu Âu lục địa có Hội đồng hai tầng [6,tr.279]:

Hội đồng gồm toàn những thành viên kiêm nhiệm: trong Hội đồng này tất cả thành viên đều là nhân viên, là người điều hành hay BGĐ của công ty. Từ người sáng lập đến những đồng sự làm những công việc khác nhau trong công ty đều là thành viên HĐQT.

Hội đồng có đa số thành viên kiêm nhiệm: Cùng với sự phát triển của công ty và HĐQT, vì nhiều lý do khác nhau dần dần những thành viên không kiêm nhiệm được cử vào HĐQT. Những thành viên không kiêm nhiệm có khi là người chỉ định từ một trong những đơn vị đầu tư hay tài trợ cho doanh nghiệp hay là để tạo nên mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp, khách hàng hay những nơi khác.


Hội đồng có đa số thành viên không kiêm nhiệm: Tập tục các công ty ở Anh và Mỹ là các hội đồng này. Trong các công ty lớn thành phần không kiêm nhiệm vượt trội thành viên kiêm nhiệm. Thành viên độc lập, không kiêm nhiệm đó được sử dụng nhằm kiềm chế quyền lực của Ban giám đốc, bảo vệ quyền lợi của cổ đông và công ty.

Hội đồng hai tầng: Các công ty cổ phần ở Đức có loại hình này. HĐQT có hai phần, ở trên gọi là Hội đồng giám sát; ở dưới gọi là Hội đồng điều hành, hội đồng này đề bạt giám đốc. Hội đồng giám sát cấp trên yêu cầu Hội đồng điều hành đệ trình các kế hoạch và đề nghị xem xét, chấp thuận sau đó kiểm tra và đánh gía kết quản thực hiện. Trong Hội đồng giám sát có cả thành viên đại diện cho cổ đông và cả thành viên đại diện cho người lao động. Việc kiêm nhiệm ở cả hai hội đồng không được chấp nhận.

Như vậy, theo pháp luật của các nước thì thành viên HĐQT có thể là cổ đông hoặc không phải là cổ đông. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, sau sự khủng hoảng của một số các công ty cổ phần phát hành ra công chúng (Enron, Worldcom), vấn đề quản trị công ty tốt lại được đặt nên hàng đầu trong đó nhấn mạnh đến vai trò của thành viên HĐQT độc lập, không điều hành trong HĐQT. Ở Mỹ và một số nước khác (Singapo, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc), mặc dù luật pháp và yêu cầu niêm yết không bắt buộc, nhưng các công ty niêm yết ở những nước này được khuyến khích sử dụng các thành viên độc lập, không kiêm nhiệm tham gia vào HĐQT. Đặc điểm này của họ xuất phát từ sự tách bạch giữa sở hữu và quản lý, xem HĐQT là trung tâm quyền lực trong công ty. Đây cũng chính là xu hướng của các công ty cổ phần ở những nước phát triển hiện nay.

Ở Việt Nam, mặc dù việc vấn đề này chưa được quy định trong LDN 1999, nhưng đã được đề cập tới trong Bản điều lệ mẫu cho các công ty niêm


yết được ban hành kèm theo quyết định số 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/11/2002 của Văn phòng Chính phủ. Theo Bản điều lệ mẫu, đối với các công ty niêm yết phải có ít nhất 1/3 số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập không điều hành, thành viên HĐQT không nhất thiết phải là người nắm giữ cổ phần trong công ty. Tuy nhiên vấn đề này chỉ áp dụng đối với công ty niêm yết hơn nữa hiệu lực pháp lý của Bản điều lệ mẫu này chỉ tồn tại với tư cách là văn bản hướng dẫn.

Với tư tưởng thông thoáng hơn, nhằm giải quyết vấn đề này, LDN 2005 quy định “ Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của công ty” Điểm 4 điều 109 LDN 2005. Quy định này tạo ra những cơ sở pháp lý để cổ đông có thể lựa chọn đề cử thành viên độc lập tham gia vào HĐQT nhằm giám sát hoạt động quản lý công ty, bảo vệ quyền lợi cổ đông, nâng cao trách nhiệm giải trình của nhà quản lý, tính minh bạch, công khai đối với các hoạt động của công ty.

*Tiêu chuẩn, số lượng thành viên Hội đồng quản trị


Về tiêu chuẩn về thành viên HĐQT, trong LDN 1999 không đề cập cụ thể mà do Điều lệ công ty quy định. Quy định này tạo linh hoạt cho các nhà đầu tư quyết định phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của họ. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư tư nhân trong nước rất đa dạng về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, lứa tuổi, và thông thường các cổ đông lớn đều là thành viên HĐQT. Tuy nhiên, quy định này có thể không phù hợp với các trường hợp khi thành viên HĐQT là những người được uỷ quyền. Đối với trường hợp này thì tiêu chuẩn được quy định phải có là điều cần thiết để các thành viên HĐQT được chọn hoàn thành trách nhiệm của họ; đồng thời giám sát và ngăn chặn nguy cơ lạm dụng quyền lực của nhóm người được uỷ quyền hành động riêng vì lợi ích của họ. Chính vì vậy, tại điều 110 LDN 2005 đã


đưa ra các tiêu chuẩn về thành viên HĐQT nhằm đảm bảo rằng các thành viên HĐQT sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Về số lượng thành viên HĐQT. Trong LDN 1999 mới chỉ quy định số lượng thành viên HĐQT không quá 11 thành viên, số lượng cụ thể do điều lệ công ty quy định. Như vậy, Luật chỉ giới hạn số thành viên tối đa, còn số lượng thành viên tối thiểu không quy định mà tuỳ thuộc vào sự quyết định của mỗi công ty. Như vậy, nếu như trong HĐQT của một công ty mà có hai thành viên thì cũng không vi phạm LDN, tuy nhiên trong trường hợp này hoạt động của HĐQT sẽ không còn ý nghĩa gì vì khi biểu quyết nếu có ý kiến khác nhau thì quyết định đó sẽ được thông qua bởi Chủ tịch HĐQT, hay nói một cách khác việc thực hiện quyền hạn của HĐQT chỉ do một người duy nhất quyết định đó là Chủ tịch HĐQT. Vấn đề này, đã được giải quyết đối với công ty niêm yết trong Bản điều lệ mẫu cho các công ty niêm yết được ban hành kèm theo quyết định số 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/11/2002 của Văn phòng Chính phủ. Còn đối với các công ty không niêm yết thì chỉ đến khi LDN 2005 được ban hành và có hiệu lực mới có thể giải quyết được. Theo quy định tại khoản 1 điều 109 LDN 2005 “số lượng thành viên HĐQT không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên” đây là một điểm mới của LDN 2005.

* Việc thực thi trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng quản trị:


Trên cơ sở quy định về thẩm quyền của HĐQT trong LDN 1999, LDN 2005 kế thừa và hoàn thiện hơn chế định về thẩm quyền của HĐQT tại điều

108. So với quyền hạn trách nhiệm của HĐQT xác định trong Bộ các nguyên tắc quản trị tốt nhất của OECD, thì vai trò chức năng và nhiệm vụ của HĐQT được quy định trong LDN 2005 có điểm khác. Vai trò của HĐQT trong Luật


Doanh nghiệp có thiên hướng nghiêng về trực tiếp quản lý, trong khi đó vai trò của HĐQT trong Bộ thông lệ OECD nghiêng về giám sát, định hướng đối với phát triển cũng như quản trị công ty. Vì vậy, trách nhiệm của HĐQT trong LDN tương đối cụ thể, trong đó ở Bộ thông lệ của OECD thì có tính bao quát và định tính. Ví dụ như LDN quy định HĐQT có quyền quyết định các phương án đầu tư, nhưng HĐQT tron Bộ thông lệ OECD thì giám sát các chi phí đầu tư chủ yếu, mua và bán lại các hoạt động đầu tư chủ yếu. Tuy nhiên, trong điều kiện của nước ta hiện nay, số lượng các công ty cổ phần đại chúng chưa nhiều, chủ yếu là các công ty cổ phần có quy mô vừa và nhỏ, cách thức quản trị theo kiểu doanh nghiệp gia đình; “xã hội cổ đông” chưa được hình thành, nhiều công ty cổ phần có cổ đông chi phối, các cổ đông này thường tham gia vào HĐQT. Vì vậy, quy định về thẩm quyền HĐQT trong luật doanh nghiệp vẫn còn phù hợp với các công ty cổ phần ở Việt Nam.

Ngoài ra, nếu LDN 1999 không quy định rõ việc trao quyền tiếp tục quản lý công ty cho HĐQT cũ khi họ hết nhiệm kỳ mà HĐQT của nhiệm kỳ mới chưa được bầu ra hoặc chưa thể tiếp quản công việc, điều này có thể gây nên sự bất ổn, đảo lộn hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp về “khoảng trống quyền lực” ở giữa thời kỳ HĐQT cũ hết nhiệm kỳ mà HĐQT của nhiệm kỳ mới chưa được bầu ra hoặc chưa thể tiếp quản công việc. LDN 2005 đã cơ bản giải quyết được vấn đề này khi quy định “ Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng quản trị mới được bầu và tiếp quản công việc” (điểm 2 điều 109).

* Thủ tục triệu tập và cuộc họp HĐQT


Theo quy định của LDN 1999 thì Chủ tịch HĐQT là người triệu tập cuộc họp HĐQT. Tại khoản 3 điều 81 LDN 1999 quy định trong trường hợp Chủ


tịch HĐQT vắng mặt hoặc mất khả năng làm việc thì Chủ tịch HĐQT chỉ định một thành viên thay thế; và nếu không có người được uỷ quyền thì các thành viên HĐQT chọn một người trong số họ tạm thời giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Xét về nội dung thì đây là một quy định khá chặt chẽ và hợp lý. Tuy nhiên quy định này chưa dự liệu hết một số tình huống có thể xảy ra. Chủ tịch HĐQT thường là người đại diện theo pháp luật của công ty và khi thay thế người đại diện theo pháp luật của công ty thì đòi hỏi phải đăng ký mới có hiệu lực thi hành, trong trường hợp này người tạm thời thay thế Chủ tịch HĐQT không thể hoàn thành một số nhiệm vụ của mình nếu thiếu người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ngoài ra, theo quy định của LDN 1999 chỉ có Chủ tịch HĐQT được quyền triệu tập họp HĐQT (ngoài Chủ tịch HĐQT ra thì không có ai khác có quyền này); còn thủ tục triệu tập và tổ chức họp lại do Điều lệ công ty quy định. Thực tế cho thấy Điều lệ của nhiều công ty cổ phần đều không quy định thủ tục triệu tập họp. Điều này dẫn đến nhiều công ty không thể thay thế được Chủ tịch HĐQT (nhất là trong trường hợp Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật). Chủ tịch HĐQT đã trì hoãn, thậm chí từ chối triệu tập họp HĐQT của các người có quyền yêu cầu triệu tập họp. Chính vì thiếu các quy định cụ thể về thủ tục triệu tập cuộc họp sẽ tạo thêm cơ hội cho Chủ tịch HĐQT “loại bỏ” sự tham gia ý kiến của các thành viên bất đồng ý kiến đối với việc ra quyết định của Chủ tịch HĐQT. Vì thế, số thành viên này khó có thể hoàn thành được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo Luật định.

Tương tự như vậy, đối với các cuộc họp bất thường của HĐQT, LDN 1999 cũng không xác định cụ thể chủ thể có quyền yêu cầu triệu tập, điều kiện để triệu tập, cách thức và trình tự triệu tập như thế nào. Điều này phần nào đã hạn chế quyền của các thành viên khác trong HĐQT.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí