người gồm hàng loạt các giao dịch với rất nhiều chủ thể pháp lý khác nhau, một số các giao dịch nói trên có thể chứa đựng các xung đột về quyền lợi.
Các giao dịch xảy ra xung đột về quyền lợi gồm: (i) Giao dịch giữa Công ty và người quản lý Công ty;(ii) Giao dịch giữa Công ty và bố mẹ, anh chị em ruột của người quản lý Công ty; giao dịch giữa Công ty và cổ đông lớn của Công ty; (iii) giao dịch các Công ty con của cùng một Công ty mẹ; (iv) Giao dịch giữa các Công ty và Công ty khác, trong đó người quản lý Công ty là cổ đông đa số, hoặc bố mẹ, anh chị em ruột của họ là thành viên đa số.
Các giao dịch trên đây được coi như là giao dịch tư lợi (hoặc giao dịch khả nghi) vì những người trực tiếp quyết định hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định đều có thể trực tiếp hay gián tiếp thu được lợi từ các giao dịch nói trên. Vì vậy, xác xuất xảy ra thiệt hại cho Công ty, cho chủ nợ và cho cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số trong việc thực hiện các giao dịch trên là rất lớn.
Việc thu thập thông tin từ các giao dịch tư lợi là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, và không dễ. Tuy vậy, qua tìm hiểu một số hoạt động kinh doanh hiện nay, có thể nói hầu hết các giao dịch tư lợi nói trên đã được thực hiện ở nước ta. Ví dụ như: (i) Giám đốc vay tiền của Công ty với lãi xuất thấp, hoặc cho bố mẹ, anh chị em vay, thậm chí cho bạn bè vay với lãi xuất thấp; (ii) Giám đốc Công ty quyết định bán hàng với giá rẻ hơn cho Công ty khác trong đó bản thân giám đốc hoặc bố mẹ, anh chị em là cổ đông hoặc thành viên đa số, hoặc mua từ Công ty khác với giá cao hơn giá thị trường cùng loại; (iii) Giám đốc Công ty sau khi tìm hiểu thị trường và đàm phán đã nhượng lại thị trường, hợp đồng kinh tế, tiết lộ kết quả bỏ thầu của Công ty mình cho Công ty khác trong đó bản thân giám đốc hoặc bố mẹ, anh chị em ruột là cổ đông hoặc
thành viên đa số; (iv) cổ đông đa số vay tiền của Công ty với lãi xuất thấp hoặc với điều kiện tín dụng dễ dàng hơn so với các con nợ khác, v.v..
Có hai cách tiếp cận để xử lý các giao dịch tư lợi: Một là, quy định cấm những người có liên quan của các Công ty thiết lập giao dịch với Công ty, và cấm Công ty giao dịch với những Công ty khác mà ở đó cổ đông hoặc người quản lý Công ty có lợi ích gián tiếp hoặc trực tiếp. Hai là, các giao dịch nói trên được phép thực hiện, nhưng trong quá trình ra quyết định về các giao dịch đó phải được công khai hoá và những người có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp không có quyền biểu quyết về giao dịch mà họ có lợi ích liên quan. Luật Doanh nghiệp 1999 cũng đi theo hướng lựa chọn giải pháp thứ hai này.
Kinh nghiệm các nước cũng cho thấy, người ta ưa chuộng thực hiện giải pháp thứ hai. Một nguyên lý phổ biến trong cơ chế thị trường là càng cấm, càng kiểm soát bao nhiêu thì các chủ thể thị trường càng có khuynh hướng hoạt động ngầm và luồn lách bấy nhiêu. Từ đó, không những kiểm soát không hiệu quả mà thiệt hại cho hoạt động như thế có thể còn lớn hơn. Hơn nữa, những giao dịch tư lợi cũng có thể mang lại lợi nhuận cho Công ty, nếu nó được thực hiện công bằng và vô tư. Do đó, cấm thực hiện các giao dịch tư lợi này có nghĩa là loại bỏ một khả năng thu lợi hợp pháp cho Công ty cũng như những người có liên quan. Một trong những điều kiện thực hiện công khai hoá và giám sát giao dịch tư lợi là công khai hoá lợi ích liên quan. Lợi ích liên quan ở đây được hiểu là quyền sở hữu cổ đông đa số; của những người quản lý và những người có liên quan của họ với Công ty khác. Khi Công ty “khác” đó trở thành đối tác của Công ty thì các giao dịch được thiết lập trở thành giao dịch tư lợi. Cụ thể Luật Doanh nghiệp 1999 giải quyết vấn đề công khai hoá giao dịch tư lợi và lợi ích liên quan như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 10
- Đảm Bảo Thực Hiện Quyền Của Cổ Đông
- Công Ty Phải Mua Lại Cổ Phần Theo Yêu Cầu Của Cổ Đông Quy Định Tại Khoản 1 Điều Này Với Giá Thị Trường Hoặc Giá Được Tính Theo Nguyên Tắc Quy
- Một Số Kiến Nghị Hoàn Thiện Chế Định Quản Trị Công Ty Cổ Phần
- Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 15
- Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 16
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
*Xác định rõ “người quản lý Công ty” là thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc), các chức danh quản lý trọng khác do Điều lệ Công ty quy định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần:
*Xác định rõ “người có liên quan” là những người có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau: (1) Doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con; (2) Doanh nghiệp và người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp; (3) Doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp; (4) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp việc ra quyết định của Công ty; (5) Vợ chồng, bố mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột của người quản lý doanh nghiệp, thành viên công ty, cổ đông có cổ phần chi phối.
*Công khai hoá các giao dịch tư lợi, lợi ích liên quan khi thực hiện các giao dịch, hợp đồng; Giám sát việc thực hiện các giao dịch này bằng việc thông qua của HĐQT hoặc ĐHĐCĐ trước khi ký kết hoặc thực hiện.
*Quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của những người quản lý công ty
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi LDN 1999, việc ngăn chặn các giao dịch có yếu tố tư lợi nói trên vẫn chưa mang lại những kết quả như mong muốn, vẫn còn những hạn chế nhất định trong cơ chế thực thi. Trên cơ sở kế thừa có phát triển các chế định về công khai và giám sát các giao dịch có khả năng tư lợi và lợi ích liên quan LDN 2005 đã phần nào đó khắc phục được những hạn chế trong LDN 1999 về vấn đề này. Cụ thể:
Thứ nhất: Lần đầu tiên khái niệm “người có liên quan” được xác định tại điểm 14 điều 4 LDN 1999. Mục đích của việc xác lập này như đã trình bày ở trên là nhằm ngăn ngừa và giám sát các giao dịch có nguy cơ tư lợi, đảm bảo các giao dịch đó được thực hiện công bằng, không gây tổn hại đến lợi ích
của công ty và của cổ đông. Tuy nhiên, khái niệm “người có liên quan” trong LDN 1999 chưa bao quát hết các trường hợp người có liên quan (ví dụ như người đại diện của cổ đông đa số hoặc cổ đông sở hữu một số lượng cổ phần có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của công ty…), làm cho nhóm người chưa được quy định này dễ dàng che dấu, thực hiện các giao dịch tư lợi vun vén cho lợi ích của riêng họ. Khắc phục điều này, tại điểm 17 Điều 4 LDN 2005 đã đưa ra khái niệm “người có liên quan” một cách đầy đủ, toàn diện hơn nhằm ngăn ngừa và kiểm soát một cách có hiệu quả những giao dịch có khả năng tư lợi trong doanh nghiệp.
Thứ hai: LND 1999 không bắt buộc thành viên HĐQT, thành viên Ban giám đốc, thành viên Ban kiểm soát, người quản lý khác và các cổ đông có quyền kiểm soát phải công khai các lợi ích có liên quan khác, mà lợi ích này có thể ảnh hưởng đến ý kiến của họ về bất kỳ hợp đồng hoặc giao dịch nào của công ty mà họ sẽ tham gia biểu quyết. Ví dụ như hợp đồng của công ty với bên có lợi ích của nhóm người nói trên -công ty mua nguyên vật liệu hoặc thuê các dịch vụ từ các bên đó hoặc bán thành phẩm cho bên có lợi ích của người quản lý hoặc cổ đông với giá có lợi cho bên có liên quan. Thực chất của việc này thường dẫn đến “chuyển nhượng gía” trong đó lợi nhuận của công ty sẽ được chuyển nhượng sang cho bên liên quan gây thiệt hại cho công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, LDN 2005 đã yêu cầu thành viên HĐQT, thành viên BKS, Giám đốc (TGĐ), người quản lý khác phải kê khai, thông báo đầy đủ, kịp thời, chính xác về thông tin về lợi ích có liên quan của họ (điều 118; điểm d điều 119 LDN 2005).
Thứ ba: Công khai hoá các nguyên tắc xác định tiền lương, mức thu nhập cụ thể hằng năng của người quản lý là một trong những nội dung của bộ các nguyên tắc quản trị tốt nhất. Quy định cụ thể nguyên tắc xác định hợp lý
tiền lương và lợi ích khác mà người quản lý được hưởng sẽ là động lực mạnh mẽ tạo điều kiện để họ có thể toàn tâm toàn ý trong việc thực hiện công việc quản lý công ty. Điều này kết hợp với việc công khai hoá tiền lương và thu nhập hằng năm sẽ là công cụ giám sát hiệu quả hoạt động của họ, ngăn việc nhà quản lý lạm dụng quyền lực vun vén cho lợi ích cá nhân.
LDN 1999 mới chỉ quy định thẩm quyền quyết định lương, thù lao cho thành viên HĐQT, thành viên BKS và Giám đôc (TGĐ). Luật hoàn toàn chưa quy định nguyên tắc hay căn cứ xác định lương và các lợi ích khác; chưa yêu cầu công khai hóa tiền lương và thu nhập của người quản lý nêu trên. Điều này đã được khắc phục trong LDN 2005. Tại điều 117, điều 125 LDN 2005 đã quy định nguyên tắc, căn cứ để xác định thù lao, lương, lợi ích khác của thành viên HĐQT, BKS, Giám đốc và người quản lý khác; đồng thời yêu cầu các khoản thù lao, lương, lợi ích của những người này phải được thể hiện thành một mục riêng trong Báo cáo tài chính hằng năm của công ty để cổ đông có thể giám sát.
Như vậy, việc công khai hoá các trường hợp nói trên là cần thiết để xác định các giao dịch tư lợi, đồng thời làm cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước và các ngành có liên quan theo dõi các giao dịch của Công ty và các Công ty khác mà trong đó cổ đông lớn hoặc người quản lý Công ty có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp. Cách làm đó có thể ngăn ngừa, hạn chế cổ đông lớn, người quản lý lạm dụng vị thế, quyền lực của họ trong việc quyết định và thực hiện các giao dịch nội bộ, làm thiệt hại đến lợi ích Công ty, chủ nợ và các cổ đông thiểu số. Việc đưa vấn đề công khai hoá giao dịch và lợi ích liên quan vào Luật Doanh nghiệp 1999 và hoàn thiện quy định này trong Luật doanh nghiệp 2005 đã góp phần cho quá trình ra quyết định ở Công ty nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, phù hợp với yêu cầu quản trị công ty theo thông lệ quốc tế.
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
3.1 Một số quan điểm định hướng hoàn thiện.
Như đã trình bày chế độ pháp lý về quản trị công ty (nghĩa hẹp) là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ tổ chức quản lý nội bộ của công ty được giới hạn trong Luật công ty (hay Luật doanh nghiệp). Vì vậy, vấn đề hoàn thiện chế định quản trị công ty cổ phần luôn gắn liền với sự hoàn thiện pháp luật về tổ chức kinh doanh hay pháp luật về doanh nghiệp. Về phương diện lí luận, sự hoàn thiện của pháp luật về doanh nghiệp luôn có tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, sự hoàn thiện chế định pháp lý quản trị công ty cổ phần một mặt phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, thiết lập một cơ chế hữu hiệu bảo vệ họ, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, điều hành trong nội bộ doanh nghiệp, mặt khác các chế định này cũng không được quá cứng nhắc, đặc biệt hạn chế những áp đặt từ các cơ quan nhà nước đảm bảo tính thích ứng, linh hoạt của nó đối với đời sống kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. Với cách tiếp cận như vậy, từ những cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp nói chung và hoàn thiện chế định pháp lý về quản trị công ty cổ phần cần được thực hiện trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc yêu cầu sau:
* Hoàn thiện nội dung của chế định quản trị công ty cổ phần phải căn cứ vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam
Việc đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần cần phải dựa trên những đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế
mới chuyển đổi của Việt Nam hiện nay. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh nghiệm tổ chức vận hành doanh nghiệp ở Việt Nam còn thiếu cả về lí luận và thực tiễn; nhận thức về doanh nghiệp và pháp luật doanh nghiệp của các nhà đầu tư còn nhiều hạn chế. Vì vậy, yêu cầu đặt ra khi xây dựng pháp luật về doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng phải thay đổi căn bản và triệt để tư duy pháp lí từ phương pháp điều chỉnh mang nặng tính mệnh lệnh, quyền uy, ban phát, sang phương pháp điều chỉnh bình đẳng, đảm bảo quyền tự do, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, kích thích tính năng động, sáng tạo họ. Nội dung của pháp luật về doanh nghiệp về quản trị công ty phải phù hợp với các quy luật khách quan của cơ chế kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước.
*Pháp luật về quản trị công ty phải phù hợp với đặc điểm văn hóa kinh doanh của người Việt Nam
Với tính chất là các bộ phận cấu thành của kiến trúc thượng tầng, văn hóa kinh doanh và pháp luật về doanh nghiệp có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Truyền thống và văn hóa kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển và phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh Việt Nam chi phối "kiểu" và phương thức kinh doanh của người Việt Nam. Nói chung, Người Việt Nam (ở cấp độ quốc gia, dân tộc) nhìn chung có truyền thống ưa thích kinh doanh ổn định, ngại mạo hiểm, "điều nổi bật là tâm lí của người Việt Nam, một tâm thế ưa ổn định, ưa sự hài hòa, ngại mạo hiểm, coi trọng tình cảm hơn tài năng, coi uy tín hơn tất cả những cái còn lại trong kinh doanh, tin tưởng rất nhiều vào Nhà nước”. Có lẽ vì vậy mà ở Việt Nam, sự tồn các hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất gia đình, huyết thống và cộng đồng, làng xã là rất phổ biến. Nếu không xuất phát từ góc độ truyền thống văn hóa, khó có thể lý giải được tại sao ở Việt Nam tồn tại hình thức kinh doanh là tổ hợp tác, hộ gia đình, trong khi ở nhiều nước
trên thế giới không có những hình thức kinh doanh này. Với truyền thống văn hóa kinh doanh như vậy, có lẽ các nhà lập pháp Việt Nam cần coi trọng việc xây dựng quy chế pháp lý cho những mô hình kinh doanh nhỏ, có tính chất gia đình, huyết thống trước khi nghĩ đến những mô hình kinh doanh hiện đại kiểu phương Tây. Như vậy, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật và yếu tố truyền thống văn hoá, nội dung của pháp luật về doanh nghiệp, về quản trị công phải được hoàn thiện với những mục đích quan trọng như: loại hình doanh nghiệp cần được ghi nhận một cách đa dạng, đặc biệt là các hình thức doanh nghiệp có tính chất đối nhân và chế độ trách nhiệm tài sản an toàn trong kinh doanh; đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng; đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch; đảm bảo tính ổn định của các quy định; đảm bảo sự an toàn về vốn cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó pháp luật về doanh nghiệp cần được được thể hiện với cấu trúc và nội dung đơn giản, dễ hiểu, nhưng phải chặt chẽ nhằm tạo được sự yên tâm, tin cậy, đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp.
* Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về quản trị công ty
Việc hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của pháp luật. Về lí luận, pháp luật nói chung và pháp luật về quản trị công ty nói riêng luôn đòi hỏi sự thống nhất. Tính thống nhất của pháp luật về quản trị công ty thể hiện ở chỗ pháp luật về quản trị công ty là một chỉnh thể, được cấu thành bởi các quy phạm, các chế định có nội dung tương thích, không mâu thuẫn, không chồng chéo lên nhau và có liên quan đến các chế định khác
* Pháp luật về quản trị doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế