Số Lượng Các Công Ty Cổ Phần Niêm Yết Trên Ttck Việt Nam


Hình 2 1 Số lượng các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam Nguồn 1

Hình 2.1: Số lượng các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam

Nguồn: Stoxplus.com


2.1.2. Phân ngành các công ty cổ phần niêm yết

Hiện nay, Sở giao dịch giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và một vài đơn vị như Stoxplus đã đưa ra tiêu chuẩn phân ngành các công ty cổ phần niêm yết. Theo tiêu chuẩn phân ngành của HNX, các CTCP niêm yết được chia thành 11 ngành. HOSE đã chính thức áp dụng chuẩn phân ngành quốc tế GICS, cụ thể các CTCP niêm yết được chia thành 10 lĩnh vực. Stoxplus sử dụng cấu trúc phân ngành 4 cấp theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) để sắp xếp các doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sở giao dịch. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tiêu chuẩn phân ngành theo ICB cấp 1 của Stoxplus gồm 10 ngành như sau:

Bảng 2.2: Phân ngành và tỷ trọng các CTCP niêm yết tính đến cuối năm 2017


STT

Tên ngành

Số lượng

Tỷ trọng (%)

1

Công nghiệp

267

37,45

2

Tài chính (bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán)

102

14,31

3

Hàng Tiêu dùng

100

14,03

4

Nguyên vật liệu

97

13,60

5

Dịch vụ Tiêu dùng

57

7,99

6

Tiện ích Cộng đồng

31

4,35

7

Dược phẩm và Y tế

22

3,09

8

Công nghệ Thông tin

21

2,95

9

Ngân hàng

10

1,40

10

Dầu khí

6

0,84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nguồn: Tính toán từ Stoxplus.com



Từ số liệu bảng 2.2 cho thấy, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam, với 267 doanh nghiệp chiếm 37.45%, tiếp đến là lĩnh vực tài chính (gồm các công ty bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán) chiếm 14.31%. Các công ty trong ngành dầu khí chiếm tỷ trọng thấp nhất với 6 doanh nghiệp, chỉ chiếm 0.84%.


Hình 2 2 Tỷ trọng các ngành tính đến cuối năm 2017 Nguồn Tính toán từ 2

Hình 2.2: Tỷ trọng các ngành tính đến cuối năm 2017 (%)

Nguồn: Tính toán từ Stoxplus.com

2.2. Thực trạng cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2.1. Hình thức trả cổ tức

Hình thức trả cổ tức

Bảng 2.3: Số lượng và tỷ trọng các công ty niêm yết trả cổ tức giai đoạn 2008-2016



Năm

Tổng số công ty niêm yết

Cổ tức bằng tiền

Cổ tức bằng

cổ phiếu

Cổ tức bằng tiền và

bằng cổ phiếu

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

2008

342

228

66,67

62

18,13

38

11,11

2009

457

328

71,77

48

10,50

28

6,13

2010

647

435

67,23

101

15,61

66

10,20

2011

694

391

56,34

74

10,66

36

5,19

2012

702

363

51,71

47

6,70

27

3,85

2013

678

385

56,78

44

6,49

29

4,28

2014

679

403

59,35

63

9,28

34

5,01

2015

684

437

63,89

85

12,43

48

7,02

2016

696

438

62,93

109

15,66

61

8,76

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Stoxplus.com



Từ bảng 2.3 số lượng các công ty trả cổ tức trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016 cho thấy, trả cổ tức bằng tiền là hình thức được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất so với trả cổ tức bằng cổ phiếu. Năm 2010, 2015 và 2016 là những năm có số lượng công ty trả cổ tức bằng tiền cao nhất từ 435 đến 438 doanh nghiệp. Giai đoạn năm 2011-2013, số lượng các công ty trả cổ tức bằng tiền lại giảm so với năm 2010 (số doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền tương ứng là 391; 363; 385), do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên tình hình hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Từ năm 2014, số lượng các công ty niêm yết trên 2 sở HOSE và HNX trả cổ tức bằng tiền có xu hướng tăng lên. Lý giải về sự tăng lên này là do từ cuối năm 2013 sau những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và các giải pháp ổn định nền kinh tế của Chính phủ, cũng như sự hồi phục của nền kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, từ năm 2014 kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt, góp phần làm gia tăng số lượng công ty trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Các công ty duy trì trả cổ tức đều hàng năm cho cổ đông thường là những công ty có quy mô lớn, thời gian hoạt động lâu và đạt được mức tăng trưởng ổn định.

Hình 2 3 Tỷ trọng các công ty trả cổ tức bằng tiền và cổ tức bằng cổ 3

Hình 2.3: Tỷ trọng các công ty trả cổ tức bằng tiền và cổ tức bằng cổ phiếu giai đoạn 2008-2016

Nguồn: Tính toán của tác giả

Qua số liệu trên cho thấy hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu ít được các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam lựa chọn. Hình thức trả cổ tức này có số lượng và tỷ trọng



đều thấp hơn hình thức trả cổ tức bằng tiền trong giai đoạn 2008-2016, dao động trong khoảng 6,49% đến 18,13%. Năm 2012 và năm 2013 là năm có tỷ trọng các doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền thấp nhất và cũng là năm có số lượng các công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu thấp nhất giai đoạn 2008-2016. Từ năm 2014 đến nay, số lượng các công ty lựa chọn trả cổ tức bằng cổ phiếu có xu hướng gia tăng.

Số lượng doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền theo cơ cấu sở hữu

Một đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa là có nhiều doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoặc Nhà nước là một cổ đông của doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2017, trong tổng số 713 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX, có 352 doanh nghiệp có sở hữu của Nhà nước (SHNN), chiếm tỷ trọng 49,5%.

Bảng 2.4: Số lượng và tỷ trọng doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền theo cơ cấu sở hữu


Năm

Tổng số

DN có SHNN

DN SHTN

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Số lượng

Tỷ trọng (%)

2008

228

186

81,58

42

18,42

2009

328

243

74,09

85

25,91

2010

435

302

69,43

133

30,57

2011

391

278

71,10

113

28,90

2012

363

253

69,70

110

30,30

2013

385

254

65,97

131

34,03

2014

403

247

61,29

156

38,71

2015

437

244

55,84

193

44,16

2016

438

248

56,62

190

43,38

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Stoxplus.com

Năm 2008, tỷ trọng doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước trả cổ tức bằng tiền chiếm đến 81,58%, trong khi các doanh nghiệp do tư nhân sở hữu trả cổ tức bằng tiền chỉ có 18,42%. Năm 2010, số lượng các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước trả cổ tức bằng tiền đạt cao nhất 302 doanh nghiệp, nhưng tỷ trọng lại giảm so với năm trước. Số liệu bảng 2.4 cho thấy từ năm 2009 đến năm 2016, tỷ trọng hình thức trả cổ tức bằng tiền của các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước có xu hướng giảm, ngược lại tỷ trọng trả cổ tức bằng tiền của các doanh nghiệp sở hữu tư nhân có xu hướng tăng nhanh, nguyên nhân do tỷ trọng các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước giảm và tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân tăng.



Số lượng các công ty trả cổ tức bằng tiền theo ngành

Bảng 2.5: Số lượng các công ty trả cổ tức tiền mặt theo ngành giai đoạn 2008-2016


Ngành

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Công nghiệp

97

131

175

162

132

144

164

167

173

Hàng tiêu dùng

42

54

63

57

61

60

61

66

62

Nguyên vật liệu

29

41

51

44

44

48

52

61

58

Tài chính

13

29

51

35

33

33

33

42

42

Tiện ích cộng đồng

9

15

22

23

25

26

27

28

27

Dược phẩm, y tế

9

14

15

14

12

14

14

15

15

Công nghệ thông tin

7

10

16

9

11

12

8

10

11

Dầu khí

4

2

4

4

5

6

5

4

4

Ngân hàng

2

4

6

5

7

8

5

4

4

Dịch vụ tiêu dùng

16

28

32

38

33

34

34

40

42

Tổng

228

328

435

391

363

385

403

437

438

Nguồn: Tính toán của tác giả

Số liệu bảng 2.5 về số lượng các công ty trả cổ tức theo ngành giai đoạn 2008- 2016 cho thấy, nhóm ngành công nghiệp có số lượng công ty trả cổ tức tiền mặt lớn nhất, tiếp theo là ngành hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu. Theo số liệu bảng 2.2 về tỷ trọng các ngành niêm yết trên TTCK Việt Nam theo tiêu chuẩn ICB cấp 1 ở trên thì nhóm ngành công nghiệp cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, hàng tiêu dùng và vật liệu cơ bản đứng thứ 3 và thứ 4. Vì vậy, các ngành này có số lượng doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền nhiều hơn các ngành khác. Số lượng các doanh nghiệp lĩnh vực dầu khí và ngân hàng trả cổ tức bằng tiền rất thấp.

2.2.2. Mức cổ tức bằng tiền

Các mức cổ tức bằng tiền

Ở Việt Nam, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền được công bố dựa trên mệnh giá cổ phiếu (mệnh giá một cổ phiếu niêm yết theo quy định là 10.000 đồng), cách công bố này giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh cổ tức của các công ty với nhau. Số liệu từ bảng

2.6 cho thấy, mức cổ tức bằng tiền hàng năm của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008-2016 chủ yếu từ 1.000-2.000 đồng/cổ phiếu. Từ năm 2013 đến năm 2016 tỷ lệ các công ty trả cổ tức dưới 1.000 đồng/cổ phiếu tăng so với các năm trước đó.



Bảng 2.6: Mức cổ tức bằng tiền giai đoạn 2008-2016 (đơn vị: doanh nghiệp)


Năm

<1.000

1.000-

2.000

2.000-

3.000

3.000-

4.000

>4.000

Tổng

2008

46

125

38

12

7

228

2009

61

170

70

20

7

328

2010

80

210

97

31

17

435

2011

73

180

95

22

21

391

2012

81

171

68

23

20

363

2013

113

152

77

24

19

385

2014

104

179

74

26

20

403

2015

127

166

86

32

26

437

2016

133

170

79

27

29

438

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Stoxplus.com

Tuy nhiên, một số công ty vẫn duy trì mức cổ tức cao như Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (ABT) từ năm 2010-2015 luôn duy trì mức cổ tức tiền mặt từ 50% đến 60%, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) duy trì mức cổ tức tiền mặt từ 25% đến 50%, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng từ 30% đến 50%, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam liên tục trả cổ tức đều đặn từ 2009 đến 2016 với tỷ lệ từ 30% đến 60%. Một số cổ phiếu tăng trưởng đều qua các năm về tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận và duy trì cổ tức cao như: VNM, BMP, HPG, FPT... Đây đều là những doanh nghiệp đầu ngành, với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm. Trong top các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất hai sàn đến cuối năm 2016, một số doanh nghiệp duy trì được mức cổ tức cao bao gồm VNM, HPG, VJC, GAS, PLX, SAB (khoảng 30% bằng tiền). Các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không cũng duy trì cổ tức bằng tiền cao. CTCP dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MAS), mức chia cổ tức bằng tiền trong 4 năm 2013-2016 tương ứng là 67,5%, 115%, 120%, và 116%. CTCP dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCT) có mức chia cổ tức tiền mặt từ năm 2014-2016 tương ứng là 77, 1%; 110% và 100% cho năm 2016. CTCP Hàng không Vietjet (VJC) dù mới lên sàn nhưng đã có mức cổ tức tới 119% cho năm 2016 bao gồm 87% cổ phiếu và 32% tiền mặt. (Stoxplus.com).

Bên cạnh đó có nhiều công ty không trả cổ tức bằng tiền trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 như Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG), Công ty Cổ phần LICOGI 16 (LCG), Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình



Thuận (KSA), Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An (LAF)… (Stoxplus.com).


Hình 2 4 Mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt giai đoạn 2008 2016 Nguồn Tính 4

Hình 2.4: Mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt giai đoạn 2008-2016

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Stoxplus.com

Mức cổ tức bằng tiền bình quân

Từ số liệu bảng 2.7, mức cổ tức bằng tiền bình quân của các công ty trên TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016 đều lớn hơn 1.500 đồng (hay tỷ lệ cổ tức trên 15%). Năm 2011, mức cổ tức bình quân có giá trị cao nhất, đạt 1.709 đồng/cổ phiếu. Đối với doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước, năm 2011 mức cổ tức bằng tiền bình quân của doanh nghiệp có sở hữu nhà nước đạt cao nhất 1.676 đồng/cổ phiếu. Đối với doanh nghiệp sở hữu tư nhân, năm 2015 có mức cổ tức bình quân lớn nhất đạt 1.811 đồng/cổ phiếu. Bảng số liệu còn cho thấy, mức cổ tức bình quân của các doanh nghiệp tư nhân thường cao hơn so với doanh nghiệp có sở hữu nhà nước, đặc biệt là năm 2015 cao gấp 1,14 lần.

Bảng 2.7: Mức cổ tức bình quân giai đoạn 2008-2016



Năm

Mức cổ tức bình quân

Mức cổ tức của DN có SHNN

(đơn vị: đồng)

Mức cổ tức của DN SHTN

(đơn vị: đồng)

Mức CT DN

SHTN/DN có SHNN (lần)


2008

1.585

1.570

1.650

1,0510

2009

1.586

1.611

1.512

0,9383

2010

1.669

1.671

1.664

0,9959

2011

1.709

1.676

1.789

1,0676

2012

1.659

1.634

1.715

1,0494

2013

1.564

1.570

1.553

0,9889

2014

1.608

1.575

1.660

1,0537

2015

1.689

1.593

1.811

1,1371

2016

1.624

1.570

1.694

1,0792

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Stoxplus.com

Mức cổ tức bằng tiền bình quân theo ngành

Nhìn vào bảng 2.8 về mức cổ tức bình quân theo ngành giai đoạn 2008-2016 cho thấy, mức cổ tức bình quân của các ngành đều biến động. Ngân hàng là ngành có sự biến động cổ tức lớn nhất trong 10 nhóm ngành từ năm 2008-2016. Năm 2008, ngân hàng là ngành có cổ tức bình quân cao nhất đạt 2.290 đồng/cổ phiếu, nhưng sau đó cổ tức bình quân của ngành này bắt đầu giảm mạnh từ năm 2009. Từ năm 2012 đến năm 2016, ngành ngân hàng có mức cổ tức thấp nhất trong 10 ngành theo tiêu chuẩn phân ngành ICB cấp 1, dao động từ 700-980 đồng/cổ phiếu.

Ngành hàng tiêu dùng là ngành duy trì mức cổ tức cao và tương đối ổn định trong giai đoạn 2008-2016, đặc biệt giai đoạn 2014-2016 mức cổ tức bình quân của ngành này luôn đạt trên 2.000 đồng/cổ phiếu. Ngành dược phẩm và y tế cũng là ngành có mức cổ tức cao và tương đối ổn định, từ năm 2010 đến 2016 cổ tức ngành này dao động từ 1.867 đồng đến 2.152 đồng/cổ phiếu. Các ngành còn lại đều duy trì mức cổ tức bình quân trên 1.000 đồng/cổ phiếu hàng năm.


Bảng 2.8: Mức cổ tức bình quân theo ngành giai đoạn 2008-2016

(đơn vị: đồng)


Ngành

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Ngân hàng

2.290

1.313

1.466

1.626

980

812.5

884

762.5

700

Hàng Tiêu dùng

1.714

1.710

2.042

2.179

1.822

1.887

2.003

2.428

2.073

Dịch vụ Tiêu dùng

1.638

1.113

1.474

1.562

1.844

1.774

1.832

1.814

1.771

Công nghiệp

1.624

1.657

1.660

1.585

1.583

1.433

1.526

1.570

1.601

Công nghệ thông tin

1.571

1.530

1.350

1.367

1.264

1.125

1.100

1.170

1.391

Dầu khí

1.550

1.600

1.625

2.062

916

1.352

1.340

1.525

1.456

Tài chính

1.508

1.656

1.459

1.241

1.167

1.138

1.222

1.138

1.122

Nguyên vật liệu

1.490

1.492

1.789

2.174

2.060

1.825

1.495

1.565

1.418

Dược phẩm và Y tế

1.278

1.735

1.895

1.914

2.133

2.046

2.152

2.094

1.867

Tiện ích Cộng đồng

1.053

1.489

1.300

1.444

1.645

1.559

1.671

1.699

1.858

Nguồn: Tính toán của tác giả

2.2.3. Nhận xét thực trạng chi trả cổ tức của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016

Qua phân tích thực trạng trả cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016, tác giả rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, Trả cổ tức bằng tiền luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Từ số liệu bảng 2.3 về số lượng các công ty trả cổ tức trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì tỷ lệ các công ty trả cổ tức bằng tiền luôn chiếm trên 50% số lượng các công ty niêm yết, trong khi đó tỷ lệ các công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ chiếm chưa đầy 20% toàn thị trường. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam thường lựa chọn cổ tức bằng tiền để phân phối lợi nhuận cho cổ đông. Đặc điểm này cũng giống với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới. Điều này được giải thích do các cổ đông thường muốn nhận một lượng tiền mặt ở hiện tại hơn kỳ vọng vào một lượng thu nhập không chắc chắn ở tương lai, nên các cổ đông sẽ thích nhận được cổ tức bằng tiền hơn là cổ tức bằng cổ phiếu. Do vậy, phần lớn cổ tức của các công ty được trả bằng tiền. Ưu điểm lớn của cổ tức bằng tiền là tính thanh khoản cao hơn so với trả cổ tức bằng cổ phiếu và bằng tài sản. Tuy nhiên, việc sử dụng một lượng tiền lớn chi trả cho cổ đông sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và giảm tài sản của công ty.



Thứ hai, Các công ty duy trì trả cổ tức đều hàng năm thường là những công ty có quy mô lớn, thời gian hoạt động dài và đạt được mức tăng trưởng ổn định.

Một số doanh nghiệp điển hình như: VNM, BMP, HPG, FPT, SAB... Đây đều là những doanh nghiệp đầu ngành, với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm. Những doanh nghiệp này cũng là doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức cao. Ví dụ như: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) liên tục trả cổ tức đều từ 2009 đến 2016 với tỷ lệ từ 30% - 60%/năm, Tổng Công ty cổ phần Khí Việt Nam (GAS) trả cổ tức đều giai đoạn 2012- 2016 với mức cổ tức rất cao từ 30%-42%...

Thứ ba, Ngành hàng tiêu dùng là ngành duy trì mức cổ tức cao và tương đối ổn định, ngân hàng là ngành có sự biến động cổ tức lớn nhất.

Từ năm 2014 đến năm 2016, mức cổ tức hàng năm của ngành hàng tiêu dùng luôn đạt trên 2.000 đồng/cổ phiếu. Ngành dược phẩm y tế cũng là ngành có mức cổ tức cao và ổn định, từ năm 2010 đến nay mức cổ tức của ngành này dao động từ 1.867 – 2.152 đồng/cổ phiếu. Ngành ngân hàng là ngành có sự biến động cổ tức lớn nhất. Năm 2008, ngân hàng là ngành có mức cổ tức cao nhất đạt 2.290 đồng/cổ phiếu, nhưng từ năm 2012 đến năm 2016 cổ tức của nhóm ngân hàng dao động từ 700-980 đồng/cổ phiếu.

Thứ tư, Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản thường lựa chọn hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG) từ năm 2013 đến năm 2016 hoàn toàn trả cổ tức bằng cổ phiếu, Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo cũng hoàn toàn trả cổ tức bằng cổ phiếu từ năm 2009 đến năm 2013. Công ty Cổ phần tập đoàn Vingroup (VIC) từ năm 2010 đến năm 2016 đều thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông (trừ năm 2013 trả cổ phiếu bằng tiền mặt).

2.3. Thực trạng lợi nhuận và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2017

2.3.1. Lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam

Lợi nhuận bình quân

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ 2008-2017 trải qua nhiều biến động. Năm 2008 là năm có lợi nhuận bình quân thấp nhất trong giai đoạn từ 2008-2017, đạt 64,9 tỷ đồng. Nguyên nhân được cho là do năm 2008 là năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam khi bị tác động của hai cú sốc liên tiếp - có chuyên gia gọi là hai cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng thứ nhất, khủng hoảng về lạm phát và nhập siêu. Khủng hoảng giá nhiên liệu,



giá lương thực, sắt thép... trên thế giới đã làm cho giá nguyên liệu, dầu mỏ và lương thực trong nước những tháng đầu năm 2008 tăng chóng mặt, cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa một cách quá mức của chính phủ trong những năm trước đây đã tạo là chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt ở mức cao nhất trong vòng 17 năm trước đó. CPI cả nước tăng 19,9% so với tháng 12/2007. Chỉ số giá trung bình tăng 22,97% so với năm 2007. Năm 2008, cũng là năm lãi suất ngân hàng tăng cao chưa từng có và ghi nhận những biến động chưa từng có của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đã có lúc lãi suất ngân hàng lên mức đỉnh 24 - 25%/năm, lãi suất huy động cũng đạt đỉnh 20%/năm, lãi suất cơ bản lên cao nhất ở mức 14%/năm vào đầu tháng 6/2008. Điều này làm cho doanh nghiệp vay vốn phải chịu lãi suất cao và khó tiếp cận vốn. Cuộc khủng hoảng thứ hai đến từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Việt Nam từ những tháng cuối năm 2008. Vào cuối năm 2008, kinh tế đất nước có dấu hiệu rơi vào giảm phát, hàng nghìn doanh nghiệp đối mặt khó khăn. Những yếu tố trên đã khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty niêm yết trên TTCK nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2008. Tuy nhiên, sau các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát và kích cầu của Chính phủ đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2009 và năm 2010, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện, lợi nhuận bình quân đã tăng so với năm 2008, tương ứng là 106 và 134 tỷ đồng.

Bảng 2.9: Lợi nhuận bình quân của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008-2017


Năm

Lợi nhuận bình quân (triệu đồng)

Tốc độ

tăng trưởng (%)

Lợi nhuận bình quân

DN có SHNN

(triệu đồng)

DN SHTN

(triệu đồng)

DN SHTN/ DN có SHNN

(lần)

2008

64.900

-

57.100

76.800

1,3450

2009

106.000

63,33

93.800

123.000

1,3113

2010

134.000

26,42

108.000

169.000

1,5648

2011

123.000

-8,21

118.000

130.000

1,1017

2012

120.000

-2,44

112.000

129.000

1,1518

2013

133.000

10,83

113.000

155.000

1,3717

2014

149.000

12,03

128.000

171.000

1,3359

2015

170.000

14,09

136.000

205.000

1,5074

2016

188.000

10,59

144.000

231.000

1,6042

2017

230.000

22,34

168.000

293.000

1,7440

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu Stoxplus



Năm 2011 và 2012, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam lại rơi vào khó khăn. Nguyên nhân do năm 2011, nền kinh tế Việt Nam xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, chỉ số lạm phát tăng 1,5 lần so với năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng tăng, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Năm 2012, kinh tế của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Năm 2013, Chính phủ đã trình Quốc hội và ban hành Nghị quyết số 31/2012/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Với các giải pháp trên của Chính phủ đã giúp ổn định kinh tế vĩ mô, giúp tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, từ năm 2013 đến năm 2017, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đã có nhiều biến chuyển, lợi nhuận tăng trở lại. Năm 2017, lợi nhuận bình quân cao nhất trong giai đoạn 2008- 2017, đạt 230 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2016.

Lợi nhuận theo cấu trúc sở hữu


(đơn vị: triệu đồng)


Hình 2 5 Lợi nhuận bình quân theo cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp Việt 5

Hình 2.5: Lợi nhuận bình quân theo cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008-2017

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của Stoxplus.com

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí