Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 9


được triệt để hơn. Theo điều 102, điều 104 LDN năm 2005 quy định: cuộc họp của ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ để thông qua các quyết định quan trọng là 75% tổng số lá phiếu biểu quyết, còn đối với các quyết định còn lại tỷ lệ này là 65%. Ngoài ra, nhằm hạn chế sự triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ lại một cách không cần thiết, tại khoản 4 điều 102 LDN 2005 quy định: đối với các quyết định được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện cho 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung, chương trình họp và thể thức họp không được thực hiện đúng như quy định.

Ngoài ra liên quan đến thể thức tiến hành họp ĐHĐCĐ, LDN 1999 chỉ quy định thẩm quyền chủ toạ cuộc họp ĐHĐCĐ cho Chủ tịch HĐQT hoặc những người thay thế Chủ tịch trong trường hợp người này vắng mặt hoặc mất khả năng nhiệm vụ này. Luật không quy định những người đứng ra triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ đứng ra triệu tập ĐHĐCĐ chủ trì cuộc họp. Điều này gây khó khăn cho các chủ thể có quyền triệu tập cuộc họp trong trường hợp HĐQT vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý bởi Chủ tịch HĐQT sẽ không đứng ra chủ toạ hoặc trì hoãn hoặc gây khó khăn cho việc tiến hành cuộc họp và gây bất lợi cho việc làm sáng tỏ những vi phạm của HĐQT.

Ví dụ: Ngày 15/05/2006 tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường của Công ty Đay Sài Gòn được tiến hành. Sau khi đọc báo cáo, công bố cổ tức tạm thời, Đại hội đã hoàn tất phần bãi nhiệm HDHQT cũ, bầu HĐQT mới. Đến phần kiểm phiếu và công bố phiếu bầu thì Chủ toạ Đại hội là ông Bùi Văn Hoàng Thêm đột ngột công bố ngừng và dời đại hội sang ngày khác. Tuyên bố ngừng đại hội và bỏ về của chủ toạ đã gây xôn xao cổ đông. Nhóm cổ đông còn lại (chiếm 51% cổ phần) không đồng ý và tiếp tục tiến hành đại hội và bầu ra


HĐQT và Ban kiểm soát mới. (Nguồn www.vnn.vn ngày 12/06/20060). Việc dừng đại hội này là căn nguyên dẫn đến những tranh chấp về tính tính hợp pháp và giá trị pháp lý các quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 15/5/2006 của Công ty Đay Sài Gòn sau này.

LDN 2005 đã tiến bộ hơn khi quy định cho phép người triệu tập đứng ra điều khiển để ĐHĐCĐ bầu người chủ toạ cuộc họp (điểm b, khoản 2 và khoản 9 Điều 103 LDN 2005). Theo đó,

Trong trường hợp Chủ tịch HĐQT vắng hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên còn lại bầu một người trong số họ làm Chủ toạ. Trong trường hợp không có người có thể thì thành viên HĐQT có chức vụ cao nhất điều kiển để ĐHĐCĐ bầu chủ toạ trong số người dự họp và người có số lá phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp

Trường hợp Chủ toạ hoãn hoặc tạm dừng cuộc họp ĐHĐCĐ trái với quy định tại khoản 8 điều 103, ĐHĐCĐ bầu một người khác trong số người dự họp để thay thế chủ toạ điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc và hiệu lực các biểu quyết tại cuộc họp đó không bị ảnh hưởng.

* Về hình thức thông qua quyết định: theo quy định của LDN 1999 thì ĐHĐCĐ thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ hoặc có thể thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Quy định này là để ĐHĐCĐ có thể thông qua được quyết định trong trường hợp không thể triệu tập họp ĐHĐCĐ kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty hoặc khi không cần thiết triệu tập họp ĐHĐCĐ để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, LDN 1999 không quy định cụ thể điều kiện hay hạn chế đối với việc thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, mà để cho HĐQT tuỳ ý quyết định. Vì vậy, trên thực tế có sự lạm dụng. Có công ty cổ phần không triệu tập ĐHĐCĐ trong nhiều năm (Công ty cổ phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


dịch vụ giải trí Hà Nội[26,tr.8], Công ty Cổ phần xây dựng cơ sở hạ tầng Tỉnh Đắc Lắc[Báo Tiền phong, 27/08/2006]), HĐQT đã lấy ý kiến của cổ đông bằng văn bản để quyết định tất cả các vấn đề, kể cả vấn đề quan trọng (tăng vốn điều lệ, sửa đổi Điều lệ, thông qua báo cáo tài chính hằng năm). Phần lớn các vấn đề nói trên thường đòi hỏi phải thông qua bằng quyết định đặc biệt của ĐHĐCĐ với tỷ lệ phiếu cao. Nhưng với tỷ lệ thông qua bằng văn bản là 51% tổng số phiếu biểu quyết để áp dụng thông qua tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ mà không có sự phân biệt loại quyết định, cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự lạm dụng của HĐQT nói trên. Sự lạm dụng này thực chất là việc các cổ đông đa số đã “lách luật hợp pháp” khi Luật yêu cầu phải có sự chấp thuận của đại đa số để thông qua các quyết định đặc biệt quan trọng. Điều này sẽ gây những bất lợi cho các cổ đông thiểu số ngay cả khi họ nắm giữ đến 49% số cổ phần của công ty. Vấn đề này đã được giải quyết trong LDN 2005. Theo đó LDN 2005 đã quy định các trường hợp phải triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ (khoản 2 điều 104); trách nhiệm của người triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ ( điều 97); tăng tỷ lệ biểu quyết để thông qua quyết định trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản (khoản 5 điều 104); thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến của cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ (điều 105).

Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 9

Ngoài ra, đối với hình thức biểu quyết tại cuộc họp thì thông thường cổ đông phải đích thân dự họp để biểu quyết hoặc uỷ quyền cho người khác dự họp biểu quyết, LDN 1999 chưa đề cập đến việc cổ đông được quyền gửi phiếu biểu quyết khi không thể dự họp được. Điều này chỉ phù hợp với những công ty cổ phần có quy mô nhỏ nhưng đối với những công ty cổ phần có phát hành chứng khoán thì việc đích thân cổ đông dự họp và biểu quyết sẽ không thể thực hiện được ( rất nhiều Điều lệ các công ty cổ phần ở Việt Nam có quy định cổ đông phải nắm giữ tối thiểu bao nhiêu cổ phần thì mới có quyền tham


dự và biểu quyết, và điều này hoàn toàn trái với các quy định về đảm bảo quyền cổ đông trong Luật). Khi tham khảo về tập tục về vấn đề này ở Mỹ, để đảm bảo quyền bỏ phiếu của cổ đông luật pháp của Mỹ đề ra chế độ uỷ quyền trong công ty ( Proxy), hình thức này cho phép cổ đông không trực tiếp tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ nhưng vẫn có thể biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và được tính là như có mặt tại cuộc họp thông qua “Giấy uỷ quyền biểu quyết” (proxy) cho phép người được uỷ quyền biểu quyết thay mình theo các thức đã lựa chọn được ghi trong Proxy. Công ty sẽ gửi một tờ uỷ quyền in sẵn đến các cổ đông có quyền dự họp và yêu cầu người này ký vào đó và gửi trả công ty và để người đại diện bỏ phiếu cho họ. Tại khoản 2 điều 100 LDN 2005 có quy định về việc gửi kèm theo thông báo mời họp là mẫu chỉ định đại diện uỷ quyền dự họp và phiếu biểu quyết, tuy nhiên lại không quy định rõ cách thức thực hiện và dường như đây không phải là loại “Giấy uỷ quyền biểu quyết” hay Proxy như đã nêu trên vì theo quy định tại khoản 3 điều 104 LDN 2005 thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% (tỷ lệ này là 75% đối với quyết định quan trọng) tổng số lá phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận. Vì vậy, để trong các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005 cần phải làm rõ vấn đề này để đảm bảo quyền dự họp và biểu quyết của cổ đông.

*Về điều kiện và thể thức bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS.

Như đã phân tích, số lượng cổ đông trong công ty cổ phần thường là đông và không tập trung, vì vậy để thực hiện việc giám sát của mình cũng như thực hiện quản lý công ty, các cổ đông bầu ra HĐQT và BKS nhằm giúp cổ đông – chủ sở hữu công ty có thể kiểm soát được công ty. Do vậy, thành viên HĐQT không chỉ là người quản lý công ty mà còn là người đại diện cho lợi


ích của cổ đông, hoạt động vì lợi ích của cổ đông và công ty. Chính vì thế việc đề cử, bầu thành viên HĐQT là một trong những quyền quan trọng của cổ đông. Để cho HĐQT có thể đại diện cho lợi ích của đại đa số cổ đông, đồng thời có thể điều hoà được lợi ích của cổ đông đa số và cổ đông thiểu số mà không vi phạm nguyên tắc đối vốn trong việc ra quyết định, Luật của một số nước cho phép áp dụng phương thức bầu dồn phiếu. Theo đó các cổ đông có thể gộp toàn bộ số phiếu của nhiều lần bầu vào một lần bầu duy nhất để bầu cho một người trong danh sách đề cử. Điều này tạo điều kiện cho cổ đông có ít vốn vẫn có cơ hội để có được ít ra là một người của mình trong HĐQT.

Trong LDN 1999 chỉ quy định về hình thức bỏ phiếu trực tiếp để bầu thành viên HĐQT (điều 77), lấy đa số (51%) để áp đặt việc lựa chọn tất cả các thành viên HĐQT và BKS. Đối với các Công ty cổ phần nếu có cổ đông nắm giữ trên 51% số cổ phần có quyền biểu quyết thì quyền quyết định về nhân sự trong các cơ quan quản lý của công ty sẽ hoàn toàn thuộc về họ, điều này dẫn tới một số cổ đông hoặc nhóm cổ đông mặc dù sở hữu đến 49% cổ phần của công ty nhưng vẫn không có thành viên đại diện trong HĐQT hoặc trong BKS.

Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số LDN 2005 đã đưa ra chế độ bầu dồn phiếu tại điểm 3 Điều 104. Theo đó, mỗi cổ đông khi bầu thành viên HĐQT hoặc thành viên BKS có số tổng số lá phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho 1 hoặc một số ứng viên. Với quy định này, lá phiếu của cổ đông nhỏ lẻ sẽ trở lên có giá trị hơn trước rất nhiều. Đây là một điểm tiến bộ của LDN 2005 trong việc đảm bảo sự nguyên tắc công bằng giữa các cổ đông.


Tuy nhiên một vấn đề cần bàn thêm ở đây, cả LDN 1999 và LDN 2005 chưa hướng tới việc cân bằng lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ đông đa số. Nói cách khác, Luật chưa thực sự tính đến tính hợp lý của thủ tục và tính hiệu quả của công ty, cụ thể chưa hướng tới giảm những chi phí và thủ tục không cần thiết cho công ty. LDN 1999 và LDN 2005 chưa đưa ra các phương thức mà theo đó cho phép thay thủ tục họp ĐHĐCĐ để bãi miễn, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS bằng một thủ tục nhanh chóng ít tốn kém hơn, nếu như cổ đông hoặc nhóm cổ đông yêu cầu bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS đồng thời đáp ứng được điều kiện để yêu cầu triệu tập và điều kiện để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ về việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đó. Sự thiếu vắng những quy định thay thế thành viên HĐQT của cổ đông, nhóm cổ đông đa số sẽ gây tổn thất trước hết là cho nhóm cổ đông này khi thành viên HĐQT có những việc làm sai trái hoặc không đảm bảo lợi ích của công ty phải lập tức bị thay thế để đảm bảo tính chất đối vốn của loại hình công ty này. Mặt khác, sự thiếu vắng những quy định này cũng gây thiệt hại cho công ty bởi phải thực hiện thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ theo đúng thủ tục, mặc dù việc triệu tập này là không cần thiết bởi triệu tập hay không thì quyết định đã được xác định rồi. Chính những quy định hiện hành của LDN đã không đủ mạnh để buộc thành viên HĐQT phải tôn trọng sự chỉ đạo của nhóm cổ đông đa số, mà chờ ĐHĐCĐ thì nhiều khi là quá muộn. Vì vậy cần tiếp tục hoàn thiện chế định này trong các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005.

Luật doanh nghiệp chưa thấm vào doanh nghiệp cổ phần hóa


VNECONOMY- 16/07/2005


“Một công ty cổ phần triệu tập Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường là một dấu hiệu không ổn và nếu công ty niêm yết trên thị trương chứng khoán thì giá cổ phiếu của công ty này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng”. Vì vậy Luật doanh nghiệp đã


có nhiều quy định về việc triệu tập ĐHĐCĐ bất thường. Lẽ ra Luật doanh nghiệp phải có quy định: thành viên của HĐQT phải bị thay thế bất kỳ lúc nào khi có yêu cầu của nhóm cổ đông chiếm 51% vốn điều lệ mà không cần họp ĐHĐCĐ vì có họp hay không thì với số biểu quyết 51%, quyết định vẫn được thông qua. Đó là các quy định tại Khoản 2 Điều 53, Điều 71 Luật doanh nghiệp và quy định tại Khoản 3 Điều 21b Nghị định 125/2004/NĐ-CP ngày 19/05/2004 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. Những quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. Khoản 2 Điều 53 Luật doanh nghiệp quy định nhóm cổ đông chiếm trên 10% vốn điều lệ trong thời gian liên tục ít nhất là 6 tháng hoặc tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền triệu tập ĐHĐCĐ bất thường khi Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ quản lý công ty quy định tại Điều 86 Luật doanh nghiệp. Công ty cổ phần là một công ty đối vốn, nhóm cổ đông sở hữu trên 51% vốn điều lệ của công ty có thể chi phối được công ty thông qua việc biểu quyết tại ĐHĐCĐ và cơ cấu đa số trong Hội đồng quản trị (HĐQT). Nếu thông báo triệu tập ĐHĐCĐ của nhóm cổ đông chiếm 52,41% vốn điều lệ là đúng thì xuất hiện một câu hỏi: tại sao nhóm cổ đông chiếm 52,41% vốn điều lệ lại không chi phối được công ty cổ phần mà phải triệu tập ĐHĐCĐ bất thường? Hiện tượng này khiến ta liên tưởng tới ý kiến của các chuyên gia nước ngoài đối với Luật doanh nghiệp là quá thiên vị bảo vệ nhóm cổ đông thiểu số, thiếu quy định bảo vệ lợi ích của nhóm cổ đông đa số. Sự kiện Công ty Cổ phần Hữu nghị Hà Nội, Công ty Cổ phần Nhiếp ảnh Hà Nội và đến nay là Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Bạch Đằng (Hải Phòng) đặt ra một câu hỏi là: Tại sao HĐQT không đếm xỉa gì đến yêu cầu của nhóm cổ đông đa số?

* Hiệu lực quyết định của Đại hội đồng cổ đông:


Điều 79 LDN 1999 giao thẩm quyền cho Toà án huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong hai trường hợp. Một là: trình tự và thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ không theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ. Hai là: nội dung


quyết định vi phạm quy định pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Cổ đông, thành viên HĐQT và BKS đều có quyền yêu cầu toà án huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ nếu xét thấy cần thiết. Thời hiệu để thực hiện quyền này là 90 ngày kể từ ngày ĐHĐCĐ thông qua quyết định nói trên.

Quy định này rõ ràng là cần thiết, tạo thêm cơ hội và công cụ cho cổ đông, thành viên HĐQT và BKS trong việc giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, nhất là của cổ đông đa số, ngăn ngừa họ lạm dụng quyền lực một cách bất hợp pháp. Đồng thời, quy định này cũng ngăn ngừa cổ đông thiểu số lợi dụng để “quấy rối” hoạt động của công ty. Tuy vậy, trên thực tế thi hành LDN trong mấy năm qua vẫn chưa đạt được hiệu quả chưa mong muốn bởi các quy định trong LDN 1999 vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng.

Một là: Luật chưa quy định rõ khả năng yêu cầu Toà án huỷ các quyết định của ĐHĐCĐ mà trình tự, thủ tục, điều kiện thông qua quyết định vi phạm LDN và Điều lệ. Trong trường hợp nếu có vi phạm một trong các trường hợp nêu trên thì có thể bị huỷ không ( ví dụ vi phạm về thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ).

Hai là: Không quy định cụ thể về hiệu lực và quyết định của ĐHĐCĐ trong thời gian Toà án xem xét giải quyết yêu cầu huỷ; hệ quả của quyết định Toà án đối với quyết định của ĐHĐCĐ và những vẫn đề có liên quan. Trên thực tế, trong một số trường hợp, quyết định thay thế thành viên HĐQT của ĐHĐCĐ đã không được thi hành vì lý do thành viên nhiệm kỳ cũ đã bị thay thế, không bàn giao ( sổ sách, giấy tờ, con dấu, cơ sở vật chất) cho HĐQT nhiệm kỳ mới vì lý do các bên còn đang tranh chấp và đợi phán quyết của Toà án về tính hợp pháp về trình tự, thủ tục cũng như quyết định của ĐHĐCĐ. Do vậy, trong thời gian tranh chấp thì trong công ty cổ phần đã xuất hiện những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023