Tuyển Chọn, Chi Trả Thù Lao, Giám Sát Và Trong Trường Hợp Cần Thiết Thay Thế Các Chức Danh Quản Lý Quan Trọng Và Giám Sát Việc Thực Hiện Kế Hoạch Sau Đó.


3. Tuyển chọn, chi trả thù lao, giám sát và trong trường hợp cần thiết thay thế các chức danh quản lý quan trọng và giám sát việc thực hiện kế hoạch sau đó.

4. Xây dựng chế độ lương thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý quan trọng khác phù hợp với lợi ích dài hạn của công ty và cổ đông.

5. Đảm bảo quy trình đề cử và bầu chọn thành viên Hội đồng quản trị một cách nghiêm túc và minh bạch.

6. Giám sát và quản lý các xung đột về lợi ích tiềm tàng trong quản lý, điều hành của thành viên Hội đồng quản trị và các cổ đông, bao gồm cả việc sử dụng sai mục đích các tài sản của công ty, cũng như lạm dụng các giao dịch với bên có liên quan.

7. Đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo tài chính và kế toán của công ty như, kiểm toán độc lập và đảm bảo rằng hệ thống giám sát phù hợp, đặc biệt là hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và hoạt động kinh doanh tuân theo những chuẩn mực cần thiết và pháp luật.

8 Giám sát việc công khai hoá thông tin


Để đảm bảo thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, các thành viên Hội đồng quản trị cần phải được cung cấp các thông tin cần thiết một cách chính xác và kịp thời.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Chương 2

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP

Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 7


2.1 Đánh giá chung về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam


Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vấn đề quản trị công ty nói chung và quản trị công ty cổ phần nói riêng ngày càng trở thành vấn đề thời sự của hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp và nền kinh tế. Theo nghiên cứu mới nhất của Mckinsey&Company, Credit Lyonnais Security Asia và Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy sự tương quan chặt chẽ giữa việc thực hiện quản trị công ty với giá cổ phiếu và kết quản hoạt động của công ty nói chung. Theo đó, quản trị công ty công ty tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích cho các thành viên khác trong công ty. Kết quả là các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho cổ phiếu của những công ty được quản trị tốt, bởi rủi ro ở những công ty này thấp hơn [64,tr.3]. Ngược lại quản trị công ty không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí phá sản công ty [61].

Ở Việt Nam, khái niệm về “Quản trị công ty” vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. Tại Hội nghị quốc tế về Quản trị doanh nghiệp do Ngân hàng thế giới (WB) và Bộ Tài chính phối hợp tổ chức năm 2004, đã công bố nghiên cứu của Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (IFC) về thực tiễn về quản trị công ty ở Việt Nam. Qua khảo sát hơn 70 doanh nghiệp lớn cho thấy nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa “quản trị công ty” và “quản lý tác nghiệp”, chỉ 26% những người trả lời phỏng vấn cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã hiểu khái niệm và các nguyên tắc của “quản trị công ty” [63].


Không giống như các nước có nền kinh tế thị trường phát triển khác, công ty cổ phần – một mô hình công ty được đánh giá là ưu việt trong việc huy động vốn của xã hội để kinh doanh mới được du nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian hơn 10 năm trở lại đây. Chính vì vậy khi cách thức quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam có phần nào đó khác với cách thức quản trị công ty cổ phần ở các nước khác, xuất phát từ đặc điểm riêng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thông thường có hai con đường hình thành các công ty cổ phần ở Việt Nam: (1) Công ty cổ phần tư nhân được thành lập theo quy định của Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp 1999, Luật doanh nghiệp 2005; (2) các công ty cổ phần được hình thành từ chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của nhà nước Việt Nam.

* Cách thức quản trị đối với công ty cổ phần tư nhân: Trong những năm đổi mới vừa qua, đồng thời với việc hiến pháp hoá chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, công nhận, bảo hộ chế độ đa sở hữu trong đó có sở hữu tư nhân, Đảng và nhà nước ta đã từng bước xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Tại Đại hội Đảng IX đã khẳng định các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, doanh nghiệp tư nhân (các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân) không thể là quan trọng nhất bởi vì kinh tế nhà nước phải là chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế hợp tác phải từng bước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Giới doanh nhân hiểu rằng hoạt động kinh doanh của họ là cần thiết, là hữu ích và chỉ được ủng hộ trong phạm vi và quy mô chưa ảnh hưởng đến “sự chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước”, vì vậy, một bộ phận doanh nhân kinh doanh trong tâm trạng “vừa làm vừa lo”, không để cho hoạt động kinh doanh của mình được coi là lớn; nếu đã lớn thì chia ra để thành nhỏ [11,tr.9]. Tương tự


như vậy, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, phần lớn lý do thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không liên quan đến việc tìm kiếm một cơ chế tổ chức kinh doanh hiệu quả, việc thành lập công ty dường như chỉ nhằm mục đích nâng cao vị thế trong kinh doanh. Khi các doanh nghiệp trên bình diện tổng thể vẫn còn có quy mô nhỏ, rất ít có sự phân biệt giữa các chủ sở hữu và người điều hành [10, tr.64]. Do vậy, các công ty tư nhân ở Việt Nam nói chung và công ty cổ phần tư nhân nói riêng thường có quy mô không lớn. Dựa vào kết quả khảo sát về quản trị công ty năm 2004 của MPDF và IFC thì số công ty có dưới 20 cổ đông chiếm 57,69%. Cách thức quản trị các công ty cổ phần tư nhân này đều mang đặc điểm của quản trị gia đình.

Đối với những công ty cổ phần tư nhân, do chưa có sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lý-điều hành, chủ sở hữu công ty (cổ đông) đồng thời cũng nắm giữ các chức danh quản lý của công ty chính vì vậy chi phí giám sát điều hành trong doanh nghiệp thường thấp và cách thức quản trị nội bộ vì thế cũng có sắc thái riêng biệt. Trong các công ty cổ phần tư nhân, lợi ích của cổ đông, của người quản lý và của doanh nghiệp là tương đối đồng nhất, do đó nếu như quản trị công ty thông thường tập trung vào việc thiết lập ranh giới và xác định phân chia quyền ra quyết định giữa chủ sở hữu, cơ quan quản lý và gắn liền với nó là sự vận hành của một hệ thống kiểm soát và cân bằng tốn kém thì quản trị nội bộ đối với những công ty cổ phần tư nhân này tập trung vào việc hình thành mối liên kết về thủ tục và hiệu quả trong toàn hệ thống.

Đặc trưng của cách quản trị theo kiểu gia đình là người quản trị thâu tóm tất cả thông tin và chỉ tiết lộ chúng một cách nhỏ giọt cho người dưới quyền. Lối quản trị bằng thông tin này làm cho người dưới quyền bị động, luôn chờ đợi người quản trị cho hướng dẫn để họ thực thi nhiệm vụ điều này làm cho người dưới quyền hoàn toàn phụ thuộc vào người quản trị để ra quyết định. Thêm nữa, trong các công ty cổ phần tư nhân thì chủ sở hữu đến các nhà quản


lý trung gian thường là thành viên trong một gia đình hoặc có quan hệ rất thân thiết đối với nhau, nên nếu là người ngoài gia đình thì người quản lý cũng chỉ có nghĩa vụ thực hiện mà không thể tham gia vào quá trình ra quyết định. Thông thường cách quản trị gia đình chỉ phù hợp với công ty cổ phần có quy mô nhỏ và không phát hành cổ phiếu rộng rãi để huy động vốn từ công chúng.

* Cách thức quản trị công ty cổ phần được hình thành từ việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh các công ty cổ phần tư nhân nêu trên, thì các công ty cổ phần của Việt Nam còn được hình thành từ chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, do vậy quản trị trong những công ty cổ phần này mang những dấu ấn đậm nét từ quản trị DNNN thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất: do nhà nước luôn giữ một tỷ lệ cổ phần cao trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá (năm 2003 nhà nước nắm giữ tổng số 55,4% tổng số cổ phần phát hành; năm 2004 tỷ lệ này là 50%) điều này đã gây khó khăn cho hoạt động quản lý điều hành công ty. Cụ thể, chưa có sự rạch ròi giữa quản lý nhà nước và quyền sở hữu vì nhà nước vừa là người ban hành các quy định, vừa là cổ đông lớn. Khi sở hữu đa số cổ phần, nên không hiếm trường hợp nhà nước can thiệp một cách duy ý chí vào hoạt động quản trị của công ty cổ phần.

Thứ hai: với khả năng và nguồn lực của cơ quan quản lý vốn nhà nước rất hạn chế trong khi cơ quan này phải giám sát cùng một lúc rất nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá nên hệ quả là cho dù có trở thành cổ đông lớn trong công ty cổ phần thì nhà nước cũng không thể sử dụng quyền điều hành giám, sát một cách đúng đắn, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền lực của tập thể để phục vụ cho lợi ích cá nhân, đây cũng chính là nguyên nhân tình


trạng giao dịch tư lợi, giao dịch nội gián xảy ra khá thường xuyên trong các doanh nghiệp này.

Thứ ba: Cổ phần hoá ở Việt Nam có tính khép kín và nội bộ cao, nhà nước và nội bộ doanh nghiệp nắm giữ đa số cổ phần chỉ khoảng 15% bán ra bên ngoài. Trong số 2224 doanh nghiệp được cổ phần thì trong đó có 860 doanh nghiệp chưa bán cổ phần ra bên ngoài [7,tr.11]. Theo điều tra của CIEM thực hiện năm 2002 tại 261 doanh nghiệp được cổ phần hoá cho thấy 90% Ban giám đốc cũ được duy trì như cũ trong 90% doanh nghiệp nhà nước trong thời gian cổ phần hoá và hơn 80% doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá điều này làm cho tính chất quản trị công ty sau cổ phần hoá dường như vẫn giữ nguyên. Mặt khác, chính cổ phần hoá khép kín là một rào cản cho các nhà đầu tư từ bên ngoài, các nhà đầu tư chiến lược tham gia góp vốn vào công ty làm cho chất lượng quản trị công ty trong doanh nghiệp sau cổ phần hoá khó có thể cải thiện được bởi chính các nhà đầu tư này với số lượng cổ phần đủ lớn mới có thể gây sức ép lên nhà quản lý, làm thay đổi quyết sách và mô hình quản trị công ty.

Thứ tư: lợi ích của cổ đông là nhà nước không đồng hành với lợi ích của cổ đông khác. Nhiều khi cổ đông là nhà nươc sử dụng tỷ lệ cổ phần khống chế để đạt được các mục tiêu khác (chính trị, xã hội) chứ không phải là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận như các cổ đông thông thường khác. Ngoài ra, với tỷ lệ cổ phần khống chế nói trên thì dường như các quyết định trong công ty đều do nhà nước quyết định, quyền của cổ đông khác trong công ty (có thể chiếm đến 49%) dường như cũng bị bỏ qua. Mặt khác, khi có tranh chấp với cổ đông khác, cổ đông nhà nước cũng có cách hành xử riêng, thay vì kiện ra Toà án, cổ đông nhà nước sử dụng ảnh hưởng của mình đối với bộ máy nhà nước để giải quyết (kiến nghị cơ quan nhà nước thanh tra doanh nghiệp; kiến nghị Sở


kế hoạch đầu tư không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi đại diện phần vốn nhà nước không được bầu vào HĐQT ).

Tóm lại: Với những đặc điểm nêu trên có thể thấy những hạn chế của quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng không có một mô hình quản trị nào là phù hợp đối với tất cả công ty cổ phần mà tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia để thiết lập một mô hình quản trị phù hợp. Do đó, việc nghiên cứu chế định pháp lý quản trị công ty cổ phần trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam là cần thiết, nhằm góp phần hoàn thiện chế định pháp lý về quản trị công ty cổ phần nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung tại Việt Nam.

2.2 Những hạn chế của chế định quản trị công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp năm 1999 và điểm mới trong Luật Doanh nghiệp 2005

Với sự đời của Luật doanh nghiệp năm 1999 đã đánh dấu một bước tiến trong việc hình thành mô hình quản trị công ty của nền kinh tế thị trường. So với một số chuẩn mực về quản trị công ty của OECD, đặc biệt là công ty cổ phần cho thấy các quy định của Luật doanh nghiệp 1999 đã tiếp cận khá gần với các thông lệ chung về quản trị công ty của thế giới. Cụ thể các chế định về quản trị công ty cổ phần được quy định trong Luật doanh nghiệp 1999 như sau:

* Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cổ đông: Luật doanh nghiệp 1999 đã ghi nhận quyền của cổ đông bao gồm các quyền liên quan đến sở hữu, quyền tham gia vào hoạt động quản lý, quyền được thông tin đồng thời đưa ra quyền tự vệ của cổ đông (quyền khởi kiện). Không những vậy, LDN 1999 còn đưa ra những ràng buộc nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu công ty thực thi các quyền cơ bản của mình trên thực tế. Chẳng hạn như quy định về quyền được cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác về thời gian, địa điểm về


thời gian, địa điểm và chương trình họp ĐHĐCĐ (điều 74); điều kiện và thể thức tiến hành, thông qua quyết định của ĐHĐCĐ (điều 76, 77); thể thức thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ (điều 75). Ngoài ra LDN 1999 đưa ra những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, giúp cho cổ đông thiểu số có thể giám sát và tự bảo vệ quyền lợi của mình như: Quyền được biết nội dung báo cáo tài chính (điều 93); quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần (điều 64); đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục sáu tháng hoặc tỷ lệ nhỏ hơn theo Điều lệ công ty có quyền được nhận bản sao trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ; đề cử người vào HĐQT, BKS; yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ.

* Đảm bảo đối xử công bằng đối với cổ đông: Bất kỳ cổ đông nào sở hữu cùng một loại cổ phần sẽ được hưởng những quyền và lợi ích như nhau. Ngoài ra Luật cũng đưa ra các quy định nhằm hạn chế các hành động lạm dụng hoặc vụ lợi của các cấp quản lý hoặc của cổ đông kiểm soát (quyền triệu tập Đại hội đồng của cổ đông thiểu số, quy định về hạn chế giao dịch tư lợi…)

*Công khai và minh bạch thông tin: Luật doanh nghiệp 1999 ghi nhận quyền được nhận và cung cấp thông tin của cổ đông liên quan đến các hoạt động của công ty như: quyền nhận và cung cấp thông tin về danh sách cổ đông có quyền dự họp; Báo cáo tài chính hằng năm; các giấy tờ tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý. Ngoài ra, theo quy định của Luật doanh nghiệp công ty có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của cổ đông, gửi báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý nhà nước.

*Trách nhiệm của Hội đồng quản trị: trong khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo Hội đồng quản trị có vai trò chiến lược trong công ty và giám sát có hiệu quả đối với công tác quản lý; đảm bảo Hội đồng quản trị hoàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023