Công Ty Phải Mua Lại Cổ Phần Theo Yêu Cầu Của Cổ Đông Quy Định Tại Khoản 1 Điều Này Với Giá Thị Trường Hoặc Giá Được Tính Theo Nguyên Tắc Quy


phục những hạn chế này bằng quy định tại điểm 5 Điều 85 “cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”. Điểm mới này đảm bảo quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông trên thực tế. Tuy nhiên trong Luật doanh nghiệp 2005 cũng chưa quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý khi họ từ chối việc đăng ký cổ đông vào Sổ đăng ký cổ đông. Điều này trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần có quy định thêm nhằm bảo vệ quyền lợi cho cổ đông.

Đối với quyền được chia cổ tức: Theo quy định tại điều 67 LDN 1999 “Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định thời hạn trả và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi đến tất cả các cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức”. Tuy nhiên do LDN 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về cách thức, thời điểm trả cổ tức, dẫn tới tình trạng cổ đông không biết thông báo của công ty về cách trả cổ tức, thời hạn trả cũng như phương thức trả. Những cổ đông ở xa công ty thì việc nhận cổ tức hết sức phức tạp, phải đến tận công ty hoặc phải gửi giấy đề nghị có xác nhận của cơ quan nơi công tác đến công ty mới được trả cổ tức. Do vậy, đến LDN 2005 để đảm bảo quyền của cổ đông thì thời hạn trả cổ tức, phương thức, cách thức trả được xác định một cách rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho cổ đông thực hiện quyền này. Theo đó Luật quy định, cách thức trả có thể bằng tiền hoặc tài sản khác; phương thức thanh toán trực tiếp hoặc lệnh gửi tiền hoặc chuyển khoản; thời hạn trả do Hội đồng quản trị quyết định và được thông báo bằng hình thức thư bảo đảm đến các cổ đông.

Quyền được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp: Luật doanh nghiệp 1999 quy định trong những trường hợp nhất định thì cổ đông có quyền yêu


cầu công ty mua lại phần vốn góp. Trong quá trình xây dựng Luật Doanh nghiệp 2005 có ý kiến cho rằng quy định buộc công ty mua lại cổ phần như vậy là có thể tạo ra nguy cơ buộc công ty phải dùng những khoản tiền mặt hiện có để mua lại cổ phần và điều đó làm cho công ty có thể gặp khó khăn về tài chính khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, làm tăng rủi ro cho cổ đông, thậm chí làm công ty phá sản và vì lý do đó những người bảo vệ ý kiến này bãi bỏ quy định này. Tuy nhiên, nếu xem xét dưới góc độ quyền lợi công ty thì quan điểm trên hoàn toàn thuyết phục, nhưng nếu xét dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là những cổ đông thiểu số khi bị cổ đông đa số chèn ép mà không có bất kỳ công cụ nào để rút vốn nên đành chấp nhận để lợi ích của mình bị xâm hại. Điều này khiến cho bản chất thoả thuận trong công ty bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy một giải pháp thoả hiệp là phù hợp hơn cả, cổ đông vẫn có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần nhưng điều kiện, cách thức và trình tự mua lại được xác định chặt chẽ hơn. Trên cơ sở quy định về yêu cầu công ty mua lại cổ phần trong LDN 1999, tại điều 90 Luật doanh nghiệp 2005 quy định cách thức, trình tự mua lại cổ phần rõ ràng và chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên.

“1. Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng lợi, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này.

2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu


cầu. Trường hơp không thoả thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phàn cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và đó là quyết định cuối cùng.”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

* Quyền tham gia vào hoạt động quản lý của công ty:


Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 12

Là chủ sở hữu của công ty, cổ đông có quyền tham gia vào các hoạt động quản lý để thực hiện việc giám sát và bảo vệ quyền lợi của mình. Các cổ đông có thể trực tiếp tham gia vào hoạt động hoạt động giám sát thông qua việc thực thi các quyền (quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông; quyền đề xuất những nội dung, chương trình họp Đại hội đồng; quyền triệu tập) hoặc có thể tham gia giám sát gián tiếp thông quan quyền đề cử người vào cơ quan quản lý để người này thay mặt cổ đông thực hiện quản lý và giám sát hoạt động của công ty. Trên cơ sở những quy định của Luật doanh nghiệp 1999 về quyền tham gia vào hoạt động quản lý công ty của cổ đông, Luật doanh nghiệp 2005 đã kế thừa và phát triển các quy định này nhằm đảm bảo hơn nữa khả năng giám sát của cổ đông đối với hoạt động của công ty.

Trong thực tế thi hành Luật doanh nghiệp 1999, có tình trạng có Điều lệ của một số công ty cổ phần quy định tiêu chuẩn cho người tham dự Đại hội đồng cổ đông của công ty phải có đủ một số lượng cổ phần nhất định mới được quyền tham dự (sở hữu ít nhất 1% cổ phần hoặc có một lượng giá trị tuyệt đối cổ phần 100 triệu, 500 triệu). Việc đặt ra quy định này được lý giải là để Đại hội đồng cổ đông được tập trung, dân chủ và tiết kiệm được chi phí. Cách quy định như vậy là hoàn toàn trái với Luật doanh nghiệp, điều đó một phần xuất phát từ ý chí chủ quan của người quản lý, một phần xuất phát từ những quy định không rõ ràng trong Luật doanh nghiệp 1999 về quyền tham


dự và biểu quyết của cổ đông. Nhằm khắc phục những hạn chế đó, Luật doanh nghiệp 2005 đã đưa ra cơ chế, cách thức nhằm đảm bảo cho các cổ đông có thể thực hiện trên thực tế quyền tham dự và biểu quyết của mình như: Phương thức gửi thông báo mời họp, vấn đề uỷ quyền dự họp (Điều 100; điều 101 Luật doanh nghiệp); cách thức biểu quyết (điều 104, điều 105 Luật doanh nghiệp). Theo đó, để đảm bảo cho cổ đông thực hiện quyền dự họp của mình thì người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải gửi thông báo đến tất cả các cổ đông có quyền dự họp, thông báo phải được gửi bằng phương thức đảm bảo đến địa chỉ thường trú của cổ đông. Nếu công ty có trang thông tin điện tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm theo phải được công bố trên trang thông tin điện tử đó đồng thời với việc gửi thông báo cho cổ đông. Cổ đông là cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền quyền cho người khác dự họp ĐHĐCĐ. Hình thức uỷ quyền, quyền nghĩa vụ của người được uỷ quyền được quy định cụ thể tại điều 101 LDN 2005. Để thông qua quyết định, ĐHĐCĐ có thể biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Theo quy định tại điều 104, 105 LDN 2005, trong trường hợp nếu như điều lệ không có quy định khác thì các vấn đề tại khoản 2 điều 104 (sửa đổi, bổ sung điều lệ; Bầu bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT, BKS…) phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp. Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT. HĐQT phải chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo quyết định của ĐHĐCĐ và các tài liệu giải trình dự thảo quyết định. Các tài liệu này phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ của từng cổ đông. HĐQT kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến của BKS hoặc của cổ đông không nắm giữ chức vụ quản lý công ty. Thành viên HĐQT phải liên đới chịu trách nhiệm về việc kiểm phiếu, liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không trung thực, không chính xác. Các


quyết định của ĐHĐCĐ phải được thông báo đến các cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định được thông qua; Biên bản kết quả kiểm phiếu (trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản) phải được gửi đến cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu.

Ngoài việc thực hiện những quyền nhằm thực hiện hoạt động giám sát trực tiếp nêu trên thì, quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (giám sát gián tiếp) là tạo điều kiện để cổ đông có đại diện trong các cơ quan quản lý công ty. Tuy nhiên, cách thức thực hiện quyền này của cổ đông trong Luật doanh nghiệp 1999 cũng còn một số hạn chế. Theo quy định tại khoản 2 điều 53 Luật doanh nghiệp 1999 thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu 10% cổ phần phổ thông được quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, nhưng Luật lại chưa quy định nguyên tắc xác định số lượng mà cổ đông hoặc nhóm cổ đông này được quyền đề cử, còn ai khác được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, liệu có thứ tự ưu tiên trong lựa chọn danh sách cuối cùng các ứng cử viên trước khi ra bầu cử? Ngoài ra, theo quy định tại điểm 4 điều 72 LDN 1999 chỉ những cổ đông sở hữu một lượng cổ phần trên 10% mới được xem cả danh sách cổ đông có quyền dự họp. Như vậy, một mặt LDN 1999 đưa ra những quy định nhằm đảm bảo cho cổ đông thiểu số có thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc đề cử người vào cơ quan quản lý, nhưng mặt khác lại xây dựng những chế định ngăn chặn họ thực hiện quyền này. Bởi vì, quyền triệu tập và đề cử người vào cơ quan quản lý của cổ đông thiểu số chỉ có ý nghĩa khi các cổ đông này có thể tập hợp lại với nhau thông qua việc xem Danh sách cổ đông có quyền dự họp (Các tồn tại nói trên là một trong số các nguyên nhân tạo ra cách hiểu khác nhau về hiệu lực pháp lý của HĐQT và BKS nhiệm kỳ II công ty cổ phần khách sạn Phan Thiết). Để giải quyết những bất cập đó, điểm b khoản 4 điều 79 Luật doanh nghiệp 2005 quy định “ Căn cứ vào số lượng thành viên Hội


đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử”. Đồng thời để đảm bảo cơ chế cho cổ đông có thể tập hợp lại thành nhóm cổ đông đủ điều kiện đề cử, LDN 2005 quy định cho phép cổ đông có quyền tiếp cận được các thông tin cần thiết (sổ đăng ký cổ đông, Danh sách cổ đông có quyền dự họp tại điều 86 LDN).

Bên cạnh đó, trong LDN 1999 chưa quy định cụ thể trường hợp cổ đông có thể yêu cầu HĐQT chấm dứt việc thực hiện các quyết định của HĐQT trong trường hợp quyết định của HĐQT được thông qua trái với quy định của pháp luật, hoặc của điều lệ gây thiệt hại cho lợi ích của cổ đông. Trong trường hợp này cổ đông chỉ có thể hoặc là triệu tập ĐHĐCĐ để xem xét trách nhiệm của HĐQT hoặc yêu cầu BKS kiểm tra và nếu có vi phạm thì BKS chỉ có thể xử lý bằng việc triệu tập ĐHĐCĐ để xem xét giải quyết, tuy nhiên từ khi triệu tập đến khi ĐHĐCĐ thông qua được quyết định nhiều khi là quá muộn. Khắc phục nhược điểm này, LDN 2005 cho phép “ Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu HĐQT đình chỉ việc thực hiện các quyết định nói trên” (điểm 4 Điều 108). Đồng thời, luật cũng quy định rõ trách nhiệm cá nhân của các thành viên HĐQT khi thông qua các quyết định trái luật, Điều lệ gây thiệt hại cho công ty.

* Quyền được cung cấp thông tin:


Đây là là một quyền quan trọng nhằm giúp cổ đông bảo vệ được lợi ích của mình thông qua việc được nhận các thông tin có liên quan đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên trong Luật doanh nghiệp 1999, quyền được cung cấp thông tin của cổ đông còn nhiều hạn chế, các cổ đông không được cung cấp và, không có quyền tiếp cận đến tất cả thông tin, hồ sơ tài liệu của công ty. Các cổ đông không được đảm bảo quyền xem sổ sách kế toán, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và những thông tin khác để là cơ sở quyết định đầu tư.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 72 Luật doanh nghiệp 1999, cổ đông chỉ được tiếp cận những thông tin về mình trong Sổ đăng ký cổ đông và Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng. Chỉ có cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục sáu tháng mới được quyền xem và nhận bản sao hoặc trích lục Danh sách cổ đông có quyền dự họp. Quy định như vậy là chưa công bằng, chính quy định này đã ngăn chặn các cổ đông nhỏ, thiểu số bàn bạc trao đổi, tập hợp thành nhóm để biểu quyết, đề cử người vào cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Bên cạnh đó, theo điều 77 Luật Doanh nghiệp 1999 thì Quyết định của Đại hội đồng cổ đông chỉ được thông báo đến các cổ đông có quyền dự họp (cổ đông có quyền biểu quyết) quy định này cũng không đảm bảo sự công bằng giữa các cổ đông, đặc biệt là hạn chế khả năng thực thi quyền giám sát của cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại mặc dù họ cũng sở hữu một phần công ty.

Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định tương đối đầy đủ đối tượng của quyền được cung cấp và tiếp cận thông tin cổ đông phổ thông đối với các hoạt động của công ty: quyền được xem xét, tra cứu và tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; quyền xem xét, tra cứu trích lục hoặc sao chép điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết


của Đại hội đồng cổ đông, Sổ đăng ký cổ đông của công ty; Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn 6 tháng có quyền xem xét, trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, các báo cáo của Ban kiểm sát ( khoản 1,2 điều 79; khoản 3 điều 86; điều 128 Luật doanh nghiệp 2005). Ngoài ra, Luật doanh nghiệp 2005 cũng mở rộng quyền được tiếp cận thông tin đối với những cổ đông ưu đãi khác không được quyền tham gia vào hoạt động quản lý công ty ( khoản 3 điều 98; khoản 6 điều 105; khoản 3 điều 106 Luật doanh nghiệp 2005). Đây được xem là một trong những tiến bộ rõ rệt của Luật doanh nghiệp 2005 trong việc đảm bảo quyền thông tin của cổ đông.

* Quyền yêu cầu trọng tài hoặc toà án bảo vệ quyền lợi:


Theo quy định của LDN 2005, cổ đông có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài bảo vệ quyền lợi của mình.

- Cổ đông có quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

- Yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Các tranh chấp có liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

2.3.3 Công khai hoá và giám sát các giao dịch tư lợi và lợi ích liên quan

Việc công khai hoá và giám sát các giao dịch có khả năng tư lợi là một trong những điểm mới của LDN 1999, mà Luật công ty 1990 không quy định. Như ta biết, hoạt động của một công ty giống như cuộc sống của một con

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023