Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp Luật lao động Việt Nam - Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN VIỆT HOÀI


CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP


LUẬN VĂN THẠC SỸ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Người hướng dẫn: PGS. Nguyễn Hữu Viện


Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp Luật lao động Việt Nam - Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp - 1

Hà nội - 2005

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 8

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 8

1.1.1. Khái niệm kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất 8

1.1.2. Vai trò của kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong việc ổn định quan hệ lao động 25

1.1.3. Sự hình thành và phát triển của chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong pháp luật lao động Việt nam 27

1.2. NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG HIỆN HÀNH 31 1.2.1. Chế độ kỷ luật lao động 31

1.2.2. Chế độ trách nhiệm vật chất 46

1.2.3. Giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất 47

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TẠI DOANH NGHIỆP 56

2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN TỐT TẠI DOANH NGHIỆP 56

2.1.1. Thực hiện quy định về xây dựng nội quy lao động 56

2.1.2. Thực hiện các quy định về trách nhiệm kỷ luật 63

2.1.3. Thực hiện các quy định về trách nhiệm vật chất 66

2.2. NHỮNG VI PHẠM CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP 67

2.2.1. Những vi phạm từ phía người sử dụng lao động 67

2.2.2. Những hành vi vi phạm kỷ luật lao động thường gặp từ phía người lao động 75

2.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA CÁC VI PHẠM CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 76

2.3.1. Do ý thức pháp luật của các chủ thể trong quan hệ lao động 76

2.3.2. Một số quy định của pháp luật lao động chưa phù hợp 80

2.3.3. Các nguyên nhân khác 87

Chương 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 90

3.1. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 90

3.1.1. Về xây dựng và đăng ký nội quy lao động 90

3.1.2. Về hình thức kỷ luật lao động 91

3.1.3. Về thẩm quyền, thủ tục xử lý kỷ luật lao động 91

3.1.4. Bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất 93

3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TẠI DOANH NGHIỆP 93

3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật 93

3.2.2. Tăng cường các biện pháp bảo đảm kỷ luật lao động trong doanh nghiệp 95

3.2.3. Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở 96

3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý lao động giữa các doanh nghiệp 97

3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lao động 98

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi đất nước ta thực hiện đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đã có những bước phát triển quan trọng. Chỉ tiêu tăng trưởng luôn được duy trì, trung bình năm khoảng 7%; các chỉ báo xã hội như xoá đói, giảm nghèo, phát triển con người, bình đẳng giới đều có những bước tiến đáng kể. Với mục đích đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước nhằm đạt được những kết quả cao hơn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định đường lối phát triển kinh tế là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới việc thúc đẩy và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Bởi vì, trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực giữ vai trò cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Lực lượng lao động của đất nước khoảng 40 triệu người là một tiềm năng rất to lớn để phát triển đất nước. Phát huy tiềm năng này để phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta.

Để khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực lao động phục vụ phát triển đất nước, cần phải không ngừng nâng cao ý thức, thái độ tuân thủ pháp luật lao động và kỷ luật lao động của đội ngũ lao động, đồng thời xây dựng một môi trường lao động mà ở đó người lao động có thể phát huy tối đa khả năng và sức sáng tạo của mình. Hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất là một công cụ hữu hiệu để xây dựng và tạo lập lực lượng lao động chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp hiện đại, ý thức kỷ luật cao đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Khi kỷ luật lao động được pháp luật quy định rõ ràng, minh bạch, và được áp dụng một cách phù hợp tại doanh nghiệp, thì kết quả thu được sẽ là sự ổn định và trật tự trong lao động. Người lao động sẽ có được thái độ, tác phong lao động nề nếp, mối quan hệ giữa con người với con người trong quan hệ lao

động được đảm bảo ổn định, và hoạt động lao động sản xuất của tập thể người đạt được mục tiêu chung đề ra.

Chế độ kỷ luật lao động rõ ràng và phù hợp được thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong nước. Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp ra đời. Doanh nghiệp tồn tại và phát triển tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó con người là yếu tố quan trọng nhất. Trong điều kiện lao động nước ta hiện nay, thì vấn đề tuân thủ kỷ luật lao động của cả người sử dụng lao động và người lao động được đặt ra như một thách thức. Tình trạng người lao động coi thường kỷ luật lao động, thái độ làm việc mang nặng tính chất của một nền sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, không ít người sử dụng lao động còn chưa nhận thức được vai trò ý nghĩa của kỷ luật lao động. Họ có thể coi nhẹ hoặc coi kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất chỉ là một công cụ để trừng phạt người lao động. Thực trạng này đòi hỏi phải được giải quyết tận gốc, kịp thời để tránh những tác động tiêu cực tới sự phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta. Hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động nói chung và các quy định về kỷ luật lao động nói riêng cùng với việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy định này là một trong những giải pháp cho vấn đề.

Hoàn thiện quy định của pháp luật lao động về kỷ luật lao động, nâng cao kiến thức pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động sẽ góp phần ổn định quan hệ lao động và hạn chế những tranh chấp lao động. Hiện nay khá nhiều tranh chấp lao động xảy ra tại các các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số các tranh chấp này, không ít các tranh chấp về kỷ luật lao động. Theo số liệu của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2004, toàn tỉnh đã xảy ra 52 vụ tranh chấp lao động, trong đó có 19 vụ dẫn đến đình công, lãn công với gần 5.000 công nhân tham gia. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tranh chấp là tăng ca không bảo đảm sự thỏa thuận và vượt quá mức quy định, đòi tăng lương, không tham gia bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng lao động, điều kiện làm việc

không thuận lợi, trả lương chậm, sa thải ngườ i lao động không đúng pháp luật1. Khi các quy định của pháp luật lao động nói chung và các quy định về

kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất nói riêng, trở nên rõ ràng, phù hợp với những điều kiện thực tiễn, thì các chủ thể tham gia quan hệ lao động sẽ tích cực thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình. Điều này sẽ góp phần giảm đáng kể các tranh chấp lao động.

Nâng cao ý thức tuân thủ kỷ luật lao động của người lao động còn có tác động tích cực tới hình ảnh và uy tín của lao động Việt nam trên thị trường lao động quốc tế. Không chỉ các doanh nghiệp trong nước mong muốn có nguồn lao động có trình độ, có ý thức kỷ luật cao, mà cả các doanh nghiệp ở các nước trên thế giới cũng vậy. Lao động Việt Nam có một số ưu điểm như cần cù, nhanh trí, nhất là không có những khác biệt hay kỳ thị về tôn giáo, chính trị. Những năm gần đây, tình hình xuất khẩu lao động của nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Quý I/2005, cả nước đã có 16.314 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 5 ngàn người so với cùng kỳ năm ngoài, và mục tiêu năm 2005 là xuất khẩu 70.000 lao động2. Để đạt được mục tiêu này, việc nâng cao ý thức tuân thủ kỷ luật lao động cho người lao động là một nội dung cốt yếu, bởi một thực tế đáng buồn đã và đang sảy ra là lao động Việt Nam tự ý bỏ việc, sống tự do hoặc đi làm “chui” ở nơi khác; người lao động lôi kéo nhau phá hợp đồng, cố ý ở lại sau khi đã hết hợp đồng diễn ra ở hầu khắp thị trường, trong đó cao nhất là ở Đài Loan với tỷ lệ từ 8% đến 9%. Thực trạng này nếu không được giải quyết có thể sẽ dẫn đến hậu quả là các nước đóng cửa đối với lao động Việt Nam.

Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu trên, tôi đã chọn đề tài "Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo Pháp luật lao động Việt nam - Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp" làm đề tài luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Các công trình nghiên cứu về các chế định của pháp luật lao động Việt Nam như hợp đồng lao động, tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động, đình công, tiền lương… đã được thực hiện khá nhiều. Tuy nhiên, những nghiên cứu đi sâu vào vấn đề kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất thì không nhiều. Ngoài một số bài viết về các khía cạnh riêng rẽ của vấn đề trên báo, tạp chí, đã có một luận văn thạc sỹ nghiên cứu vấn đề từ góc độ lý luận,

không đi sâu vào thực tiễn áp dụng chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tại doanh nghiệp.

3. Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Phạm vi nghiên cứu của luận văn trước hết tập trung chủ yếu vào các văn bản pháp luật hiện hành về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, và việc thực hiện những quy định này ở một số doanh nghiệp đại diện cho các loại hình doanh nghiệp.

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nội dung, ý nghĩa của chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong pháp luật lao động Việt Nam và việc áp dụng chế định pháp luật này tại doanh nghiệp.

Để thực hiện mục tiêu lớn này, nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau đây:

Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động.

Hai là, nghiên cứu một cách hệ thống các quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong pháp luật lao động Việt Nam.

Ba là, tìm hiểu thực tiễn của việc áp dụng chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta, từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng của pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất cũng như tình hình thực hiện chế độ này ở một số doanh nghiệp.

Bốn là, đề xuất những kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất và vấn đề thực hiện các quy định đó trong thực tế tại doanh nghiệp.

4. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; dựa trên quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt nam về quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.

Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu được sử dụng để làm sáng tỏ các vấn đề.

Kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia: Thực hiện các cuộc trao đổi với các giáo sư, tiến sỹ, các cán bộ nghiên cứu có uy tín… xác định, đánh giá vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp.

Phương pháp trò chuyện, trao đổi, toạ đàm: trực tiếp trao đổi với người lao động, người sử dụng lao động để thu thập ý kiến của những người trực tiếp chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động.

5. Kết cấu của luận văn

Luận văn về đề tài “Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo Pháp luật lao động Việt Nam- Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp” được kết cấu với 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và nội dung chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam

Chương 2: Thực tiễn áp dụng chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất tại doanh nghiệp

Chương 3: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

6. Điểm mới của luận văn

Luận văn nghiên cứu về chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất từ góc độ của những người thường xuyên áp dụng các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Thông qua các trường hợp, tình huống thực sự đã xảy ra tại doanh nghiệp để xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của các quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất khi áp dụng trong thực tiễn. Qua đó luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí