Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Miễn Trách Nhiệm Hình Sự

(miễn trách nhiệm hình sự) là gì; b) Hình thức thể hiện của nó như thế nào; c) Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào áp dụng; d) Đối tượng bị áp dụng là ai; và đ) Phải đáp ứng căn cứ pháp lý và những điều kiện cụ thể nào.

Tóm lại, trên cơ sở tổng kết các quan điểm khoa học đã nêu, kết hợp với việc phân tích các quy định của pháp luật hình sự có liên quan, dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo chúng tôi khái niệm miễn trách nhiệm hình sự có thể được định nghĩa như sau: Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam và được thể hiện bằng văn bản với nội dung hủy bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó, do các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng áp dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện luật định.

1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự

Xuất phát từ khái niệm nêu trên và trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự hiện hành có liên quan đến miễn trách nhiệm hình sự, chúng tôi có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của nó như sau:

Thứ nhất, miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng. Nói một cách khác, miễn trách nhiệm hình sự là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước để thực hiện chính sách phân hóa và thể hiện phương châm trong đường lối xử lý, đó là "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo".

Thứ hai, miễn trách nhiệm hình có nghĩa là không buộc người phạm tội phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội đó mà lẽ ra nếu không có đầy đủ căn cứ pháp lý những điều kiện do luật định để được miễn trách nhiệm hình sự, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Điều đó có nghĩa, trường hợp xét thấy không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh

phòng và chống tội phạm, có căn cứ chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng của người phạm tội, đồng thời đáp ứng những điều kiện nhất định thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho họ được miễn trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, miễn trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với người mà trong hành vi của họ thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể, nhưng đối với họ lại có căn cứ và những điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp mà pháp luật hình sự hiện hành quy định, cũng như tùy thuộc vào từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đó là tùy nghi (lựa chọn) hay bắt buộc. Nói một cách khác, không thể áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đối với người không có hành vi thỏa mãn dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự và đối với họ không có căn cứ và những điều kiện nhất định.

Thứ tư, miễn trách nhiệm hình sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phải được thể hiện bằng văn bản. Cụ thể, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, cơ quan Điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (bằng văn bản) khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự (Điều 164); Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án (bằng văn bản) khi có một trong các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự (Điều 169) hoặc rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án (Điều 181), Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo (điểm a khoản 1 Điều 249).

Thứ năm, phụ thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, miễn trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện bởi một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, đó là cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án (các điều 164, 169, 181 và Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Thứ sáu, người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện (như: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có tội). Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta, nhà làm luật chưa quy định ngoài ra họ có phải chịu một hay nhiều biện pháp cưỡng chế về hình sự khác hay không? Về vấn đề này, thực tiễn xét xử cho thấy, người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tương ứng khác. Cụ thể là: các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; buộc phải phục hồi lại tình trạng ban đầu, buộc bồi thường thiệt hại... theo quy định của pháp luật dân sự; phạt tiền, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc theo quy định của pháp luật hành chính; đình chỉ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc biện pháp kỷ luật... Để minh chứng điều này có thể dẫn ra văn bản hướng dẫn thống nhất có tính chất chỉ đạo của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự: "Khi đã miễn trách nhiệm hình sự thì Tòa án không được quyết định bất kỳ loại hình phạt nào nhưng vẫn có thể quyết định việc bồi thường cho người bị hại và giải quyết tang vật".

1.1.3. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt

Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam - 3

Trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành bên cạnh thuật ngữ "miễn trách nhiệm hình sự", tại một số điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự năm 1999 nhà làm luật nước ta còn sử dụng khái niệm "miễn hình phạt" (Điều 54 và khoản 3 Điều 314 - Tội không tố giác tội phạm), đồng thời giữa hai khái niệm này cũng có liên quan chặt chẽ mật thiết với nhau. Do đó, việc phân biệt sự giống và khác nhau giữa chúng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận - thực tiễn.

Hiện nay, trong Bộ luật hình sự năm 1999 nhà làm luật không ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm miễn hình phạt và trong khoa học luật hình sự cũng còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng tôi dưới góc độ khoa học luật hình sự miễn hình phạt có nghĩa là không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện. Về biện pháp này, Điều 54 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định "Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự". Theo đó, điều kiện để người phạm tội được miễn hình phạt khi: a) Có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999; b) Đáng được khoan hồng đặc biệt và; c) Người đó chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt có một số điểm giống nhau cơ bản dưới đây.

Thứ nhất, chúng đều thuộc hệ thống các biện pháp tha miễn trong luật hình sự nước ta, thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự nói chung và của luật hình sự Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người nào bị coi là có lỗi trong việc thực hiện chính tội phạm đó. Nói một cách khác, hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện bị pháp luật hình sự cấm (Bộ luật hình sự quy định là tội phạm).

Thứ ba, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ có thể áp dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện cụ thể do pháp luật hình sự quy định tương ứng trong từng trường hợp cụ thể.

Thứ tư, cũng như người được miễn trách nhiệm hình sự, người được miễn hình phạt không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc (và) của việc quyết định hình phạt - án tích.

Thứ năm, cũng như việc miễn trách nhiệm hình sự, bằng các quy phạm có tính chất nhân đạo của chế định miễn hình phạt, nhà làm luật không phải dùng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự và do đó, sẽ loại trừ được việc áp dụng hình phạt trong những trường hợp mặc dù hình phạt có được Tòa án quyết định đi chăng nữa nhưng trên thực tế là bất hợp lý vì các mục đích của nó không thể đạt được, đồng thời Nhà nước không cách ly khỏi xã hội những người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ sớm thích nghi với các yêu cầu của trật tự pháp luật để trở lại cuộc sống bình thường trong cộng đồng xã hội, phấn đấu làm người lương thiện, có ích cho gia đình và xã hội.

Ngoài ra, giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt cũng có một số điểm khác nhau cơ bản dưới đây.

Thứ nhất, nếu Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành của nước ta có quy định chín trường hợp miễn trách nhiệm hình sự (Điều 19; khoản 1, 2 và 3 Điều 25; khoản 2 Điều 69; khoản 3 Điều 80; khoản 6 Điều 289; khoản 6 Điều 290 và khoản 3 Điều 314), thì các trường hợp miễn hình phạt trong Bộ luật này chỉ được ghi nhận tại hai điều luật mà thôi (Điều 54 và khoản 3 Điều 314).

Thứ hai, trách nhiệm hình sự có thể được thực hiện bằng hình phạt (nếu người phạm tội không được miễn trách nhiệm hình sự, mà bị Tòa án áp dụng hình phạt), nhưng cũng có thể bằng biện pháp có tính cưỡng chế về hình sự khác (nếu người phạm tội được miễn hình phạt). Còn miễn trách nhiệm hình sự thì đương nhiên là không áp dụng hình phạt với người phạm tội, tức là không áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với họ, nhưng miễn hình phạt thì không có nghĩa là không có trách nhiệm hình sự. Nói một cách khác, người được miễn hình phạt khi họ chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự, còn người được miễn trách nhiệm hình sự lại đương nhiên được miễn hình phạt.

Thứ ba, khác với miễn trách nhiệm hình sự, điều kiện được miễn hình phạt áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể không được quy định rõ ràng như miễn trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự năm 1999 thì các điều kiện để miễn hình phạt không khắt khe (chặt chẽ) bằng các điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự. Do đó, dưới góc độ pháp luật hình sự thực định và và thực tiễn áp dụng nó, chúng ta có thể nhận thấy hành vi phạm tội và nhân thân người được miễn trách nhiệm hình sự thông thường đều ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội và nhân thân của người được miễn hình phạt.

Thứ tư, nếu hình phạt và việc áp dụng miễn hình phạt đối với người bị kết án chỉ có thể và phải do một cơ quan duy nhất áp dụng - Tòa án, thì trong khi đó miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, ngoài Tòa án có thẩm quyền áp dụng ra còn có thể do các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (cơ quan Điều tra với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát) áp dụng trước khi xét xử tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự cụ thể tương ứng.

thứ năm, nếu người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện (như: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có tội), nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tương ứng khác (như: pháp luật tố tụng hình sự; pháp luật dân sự; pháp luật hành chính; pháp luật lao động hoặc biện pháp kỷ luật....) và đã được ghi nhận tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (đã nêu). Trong khi đó, người được miễn hình phạt tuy đương nhiên được xóa án tích (khoản 1 Điều 64), nhưng họ vẫn có thể bị áp dụng các biện pháp tư pháp quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (các điều 41-43).

1.1.4. Ý nghĩa của việc quy định những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam

Hiện nay, việc nghiên cứu chế định miễn trách nhiệm hình sự là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, không những góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm, mà còn thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với những người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, qua đó nhằm khuyến khích, động viên người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Do đó, nó có ý nghĩa quan trọng thể hiện trên các bình diện sau.

Thứ nhất, dưới góc độ chính trị-xã hội, việc quy định những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự giúp cho các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền xác định được chính xác và đúng đắn trường hợp nào người phạm tội và hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, hoặc không cần thiết phải áp dụng trách nhiệm hình sự mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, hạn chế tới mức thấp nhất sự lạm dụng và tùy tiện khi áp dụng, qua đó tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc công bằng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Đặc biệt, ngoài việc ghi nhận trong pháp luật hình sự thực định thì việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn cũng chính là một trong những hình thức xã hội hóa giáo dục để quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức và gia đình người bị kết án tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội, giúp đỡ đưa họ trở lại con đường lương thiện, lao động chân chính và có ích cho xã hội. Điều đó có nghĩa, trường hợp xét thấy không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, có căn cứ chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng của người phạm tội, đồng thời đáp ứng những điều kiện nhất định thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho họ được miễn trách nhiệm hình sự. Cho nên, "ngoài ý nghĩa nhân đạo và nguyên tắc mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, thì việc càng có nhiều căn cứ, điều kiện pháp lý cho việc miễn trách

nhiệm hình sự càng làm tăng thêm các kênh để qua đó nhân dân có thể tham gia vào việc giáo dục người phạm tội" [78, tr. 54].

Thứ hai, dưới góc độ pháp lý, biện pháp miễn trách nhiệm hình sự chỉ có thể được đặt ra đối với người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định hành vi đó là tội phạm. Nói một cách khác, nó chỉ áp dụng (hoặc có thể được áp dụng) đối với người nào mà trong hành vi của họ thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể, nhưng đối với người đó lại có căn cứ pháp lý và những điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp tương ứng mà pháp luật hình sự hiện hành quy định, cũng như tùy thuộc vào từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đó có tính chất tùy nghi (lựa chọn) hay có tính chất bắt buộc.

Ngoài ra, cũng dưới góc độ pháp lý này, người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện như: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có tội. Tuy nhiên, họ vẫn có thể phải chịu một hay nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tương ứng khác (tố tụng hình sự, hành chính, dân sự, lao động...) tùy theo từng trường hợp tương ứng cụ thể. Vì vậy, việc cân nhắc những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự để áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chính là sự đảm bảo của nguyên tắc công bằng giữa các công dân nói chung, giữa những người phạm tội nói riêng trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Thứ ba, dưới góc độ nhân đạo bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định phản ánh rõ nét nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam. Miễn trách nhiệm hình sự là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước để thực hiện chính sách phân hóa và thể hiện phương châm trong đường lối xử lý, đó là "nghiêm trị kết hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022