Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 - 6

+ Người bị mất năng lực hành vi dân sự (khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhângia đình năm 2000)

Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người "do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình" (Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2005) nên Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.

Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định "Những người sau đây không được kết hôn: bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi" (Điều 10) và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định cấm kết hôn trong trường hợp "…đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức được hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu…" (Điều 7 khoản b). Nhưng đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì đã có sự thay đổi về thuật ngữ, thể hiện tính khái quát, bao hàm hơn và phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự về năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Đồng thời, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng không cấm kết hôn đối với những người đang mắc bệnh hoa liễu". Quy định này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay vì khoa học ngày càng phát triển, bệnh hoa liễu có thể chữa khỏi mà không để lại di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của gia đình.

Có thể thấy, quy định cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Bởi vì, người không nhận thức được hành vi thì không thể có khả năng thể hiện một cách đúng đắn ý chí của mình trong vấn đề kết hôn, cũng không thể nhận thức và thực hiện trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong gia đình. Khi bị mất năng lực hành vi dân sự, việc họ thể hiện ý chí tự nguyện - một nguyên tắc quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - cũng không thể xác định được bởi lẽ họ không có khả năng thể hiện ý chí của mình. Những người bị mất năng lực

hành vi dân sự không những mất điều kiện về sức khỏe, không có khả năng lo cho cuộc sống của bản thân lại còn cần có người giám hộ. Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện". Trong khi đó, quyền tự do kết hôn là một quyền nhân thân lại không cho phép có người đại diện. Hơn nữa, khoa học cũng đã chứng minh, những bệnh về tâm thần thường có yếu tố di truyền nên càng cần cấm những người bị bệnh này kết hôn nhằm đảm bảo cho thế hệ tương lai sinh ra được mạnh khỏe, đảm bảo hạnh phúc gia đình được bền vững.

Một người chỉ bị coi là bị mất năng lực hành vi dân sự khi họ bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình và bị tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Thực tế nhiều trường hợp dù bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác mà không có khả năng nhận thức được hành vi của mình nhưng không bị tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy họ vẫn có thể kết hôn. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ có yếu tố nước ngoài (Nghị định số 68/2002/NĐ-CP) quy định trong trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cả hai bên nam - nữ đều phải có "giấy tờ xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình" (điểm b khoản 1 Điều 13); Như vậy, nếu một bên mắc bệnh tâm thần mà chưa đến mức mất khả năng nhận thức hành vi của họ thì họ vẫn có quyền kết hôn.

+ Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (khoản 3 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).

Những người có cùng dòng máu về trực hệ là: cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội, cháu ngoại (khoản 12 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).

Những người có họ trong phạm vi ba đời là: đối với những người cùng một gốc sinh ra thì cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (khoản 13 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).

Để làm rõ hơn thuật ngữ "người có cùng dòng máu về trực hệ và những người có họ trong phạm vi ba đời", Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP tại Mục 1, điểm c hướng dẫn: "Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không quy định cấm kết hôn trong phạm vi mấy đời cụ thể mà chỉ quy định:

Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán [39, Điều 9].

Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 - 6

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 mở rộng phạm vi kết hôn giữa những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ (quan hệ thích thuộc về trực hệ là quan hệ giữa một bên vợ hoặc chồng với những người trong họ nhà vợ hay trong họ nhà chồng.

Những người trong họ nhà vợ hay trong họ nhà chồng đó phải là những người cùng dòng máu về trực hệ. Như vậy quan hệ thích thuộc về trực hệ là mối quan hệ giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể). Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 thu hẹp phạm vi cấm kết hôn là "ba đời". Nhiều quan điểm cũng cho rằng nên kết hôn phạm vi càng xa càng tốt. Tuy nhiên y học hiện đại đã chứng minh, những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ tư trở đi mà kết hôn với nhau thì con cái sinh ra vẫn đảm bảo sự phát triển bình thường, lành mạnh.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã cấm kết hôn trong phạm vi rộng nhưng thuật ngữ còn mang tính chung chung, không rõ ràng. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời nhưng chỉ rõ ràng cụ thế. Có thể nói, trong đời sống hôn nhân và gia đình thì đây còn thể hiện như một quy phạm đạo đức đã ăn sâu vào thói quen, cách ứng xử của người Việt Nam. Xét về mặt khoa học, việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ gần gũi nhau là nhằm đảm bảo sức khỏe, sự lành mạnh của nòi giống. Như vậy thì "phạm vi cấm kết hôn rộng càng tạo ra những điều kiện tốt hơn cho việc tổ hợp gen, tạo nên những cơ thể mới với những đặc điểm sinh học trội hơn, đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thế hệ mới" [31]. Các nhà khoa học thông qua nghiên cứu, khảo sát điều tra trên thực tế để đi đến kết luận rằng, càng những trường hợp kết hôn có quan hệ huyết thống gần với nhau, con cái của họ ra đời càng dễ mắc bệnh tật và dễ bị dị dạng thậm chí có thể bị tử vong ngay sau khi sinh. Xét về mặt đạo lý, với quan hệ huyết thống gần gũi, thân thiết mà cho phép kết hôn với nhau sẽ "làm đảo lộn trật tự trong gia đình, làm mất đi sự ổn định trong gia đình và điều quan trọng hơn, có ý nghĩa sâu sắc hơn là nó sẽ làm ảnh hưởng và phá vỡ sự lành mạnh trong quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam" [31].

Pháp luật hôn nhân và gia đình cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau nhằm bảo đảm cho con cái sinh ra được khỏe mạnh,

nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo lợi ích gia đình và xã hội. Đồng thời, quy định này còn nhằm làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình và phù hợp với đạo đức của người Việt Nam.

+ Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi và con nuôi của nhau, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng (khoản 4 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).

Quy định này có sự mở rộng phạm vi cấm kết hôn hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ quy định cấm kết hôn "giữa cha mẹ nuôi và con nuôi". Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cả những người "đã từng" là cha mẹ nuôi, con nuôi của nhau và mở rộng thêm một số đối tượng khác nữa. Xét về mặt huyết thống thì họ không có quan hệ huyết thống nhưng đã từng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Do vậy, pháp luật cấm những người này kết hôn với nhau. Điều này đảm bảo thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Hơn nữa, các nhà làm luật cũng thấy cần quy định nhằm ngăn chặn những trường hợp lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc để ép buộc đối phương phải kết hôn với mình. Luật cổ Việt Nam cũng đã từng có những quy định hết sức nghiêm khắc nhằm chống lại quan hệ hôn nhân trái đạo lý như Điều 319 và Điều 324 Quốc triều hình luật quy định: "người vô lại lấy cô, dì, chị em gái kế nữ, người thân thích đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội"; "là anh, là em, là học trò mà lấy vợ của anh, của em, của thầy học đã chết đều xử tội lưu".

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, việc vi phạm điều kiện kết hôn cũng sẽ bị xử lý một cách nghiêm khắc. Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "người nào vi phạm các điều kiện kết hônthì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường". Tuy nhiên, trong

Bộ luật hình sự năm 1999 lại không quy định trách nhiệm hình sự cụ thể, rõ ràng cho những hành vi vi phạm này, nên dĩ nhiên trong một số trường hợp người vi phạm sẽ không bị xử lý về hình sự. Chẳng hạn trường hợp kết hôn vi phạm khoản 4 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì khó có thể xử phạt theo Luật Hình sự. Không thể coi họ phạm tội loạn luân vì giữa họ không tồn tại quan hệ huyết thống. Hoặc không thể coi là tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng nếu các bên không còn tồn tại quan hệ hôn nhân với người khác. Chính vì vậy điều cấm này sẽ không được thực thi triệt để trên thực tế và nó sẽ ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội. Đây cũng là vấn đề mà các nhà làm luật cần giải quyết ngay, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến vấn đề này để đảm bảo những quy định của pháp luật được tuân thủ đầy đủ.

+ Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính (khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)

Kết hôn giữa những người cùng giới tính là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai người đều là nam hoặc đều là nữ. Đây là quy định mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không quy định cụ thể về vấn đề cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Do đó, trên thực tế ở một số địa phương đã có hiện tượng các cặp nam, nữ cùng giới tính chung sống với nhau và ngày nay, con số này đang có chiều hướng gia tăng.

Kết hôn là nhằm mục đích xây dựng gia đình và đảm bảo chức năng tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống. Tuy nhiên khi những người cùng giới tính kết hôn với nhau thì không đảm bảo được những mục đích trên. Đây là việc làm không phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên, trái với đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Chính vì vậy Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Quy định này thể hiện rõ quan điểm của nhà nước ta là không

cho phép những người cùng giới tính kết hôn với nhau. Do vậy, nếu những người cùng giới tính yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau thì cơ quan đăng ký kết hôn từ chối việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp họ đã đăng ký kết hôn sau đó mới có chứng cứ cho rằng họ cùng giới tính thì khi có yêu cầu, việc kết hôn này sẽ bị hủy theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế hiện nay có trường hợp có sự nhầm lẫn về giới tính khi họ sinh ra, dẫn đến việc xác định không đúng giới tính trong giấy khai sinh. Xét về mặt sinh học thì họ là nam (hay nữ) nhưng có dị dạng về cơ thể dẫn đến có sự ngộ nhận về giới tính.

Ví dụ: Hạ Vy, sinh năm 1980 ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đã phải sang tận Thái Lan để chuyển đổi giới tính khi mà không chịu nổi nỗi khổ của kẻ mang thân hình con trai lại có tính tình của một cô gái. Hay như trường hợp ca sĩ Cindy Thái Tài và Cát Tuyền. Cả hai người đều là những người chuyển đổi giới tính [34].

Những trường hợp như trên đã có cơ sở khoa học cho rằng có sự nhầm lẫn về giới tính. Nhưng trên thực tế, các cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng khi giải quyết vấn đề này, nhất là ở những địa phương mà tình hình kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậuNhững người chuyển đổi giới tính vẫn luôn gặp phải những khó khăn trong cuộc sống vì không thể đi xin việc với chứng minh thư mang tên con trai còn ngoại hình là một cô gái, thậm chí có nhiều người còn nghi ngờ họ giả mạo

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam không ghi nhận việc cho phép thay đổi giới tính, chỉ ghi nhận việc xác định lại giới tính. Tại khoản 4 Điều 36, Mục 7 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (Nghị định số 158/2005/NĐ-CP) quy định rõ: "xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định lại giới tính". Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008

của Chính phủ về xác định lại giới tính (Nghị định số 88/2008/NĐ-CP) đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, trình tự đối với việc xác định lại giới tính trên nguyên tắc: "Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình" và "việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính" (Điều 3). Theo đó, sau khi đã được xác định lại giới tính, người đó còn được đăng ký hộ tịch theo giới tính mới của mình. Như vậy, sau khi xác định lại giới tính, họ hoàn toàn có quyền kết hôn mà không lo bị vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Nhìn chung, phạm vi cấm kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986 là rộng hơn và cụ thể hơn, phù hợp với thực tế xã hội và pháp luật của một số nước trên thế giới, nhằm mục tiêu cao nhất là bảo đảm sự yên ấm, hạnh phúc cho mỗi gia đình và xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa tiến bộ, bền vững.

2.1.2.2. Đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn là việc hai bên nam nữ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc họ lấy nhau thành vợ chồng. Đây là một sự kiện pháp lý, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng để từ đó Nhà nước có biện pháp bảo hộ quyền lợi cho vợ chồng. Đứng về mặt quản lý nhà nước thì đăng ký kết hôn là biện pháp để Nhà nước kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong việc kết hôn và ngăn chặn các hiện tượng vi phạm các điều kiện kết hôn. Nếu các bên nam, nữ mong muốn trở thành vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chỉ tổ chức lễ cưới theo phong tục, tập quán thì về nguyên tắc hôn nhân đó không được pháp luật thừa nhận: "Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức…" (Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Chính vì vậy, đăng ký kết hôn là thủ tục do nhà nước quy định như

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023