Người Có Quyền Yêu Cầu Tòa Án Hủy Kết Hôn Trái Pháp Luật

Thứ hai: Hệ thống pháp luật Việt Nam còn thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với trường hợp hôn nhân không có giấy đăng ký kết hôn nhưng quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03/01/1987.

Theo hệ thống pháp Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, ngoài quan hệ hôn nhân hợp pháp, một số trường hợp dù vi phạm pháp luật về hình thức, nhưng vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng, bao gồm: - Trường hợp lấy nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở miền Bắc - Trường hợp nam - nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ trước ngày 03/01/1987. Những trường hợp này do điều kiện lịch sử nên pháp luật không coi là kết hôn trái pháp luật.

* Kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự

Luật Hôn nhân và gia đình cấm người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Nếu vào thời điểm đăng ký kết hôn, quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật. Tòa án có quyền hủy kết hôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu.

Theo luật định, việc kết hôn phải có sự ưng thuận đồng ý lấy nhau, thành vợ thành chồng của hai bên nam - nữ. Tự nguyện kết hôn là một trong những điều kiện kết hôn luật định. Nếu một trong các bên kết hôn mắc bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức được hành vi của mình thì không thể bày tỏ ý chí khi kết hôn, không tuân thủ nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ… Việc kết hôn bị coi là trái pháp luật. Ngoài ra, trường hợp người mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức được hành vi của mình còn có thể để lại di chứng cho thế hệ con cái.. Vì thế pháp luật cấm người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn.

Trên thực tế, một phần do ý thức của mỗi người dân, người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi dân sự không có ý thức về việc cấm kết hôn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự, không ý thức về thiệt hại của người kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự, không có ý thức

trong việc đề nghị Tòa án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự; một phần do truyền thống đạo đức của người Việt Nam, do tình cảm giữa các thành viên trong gia đình nên thuật ngữ "cấm kết hôn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự" đã gặp nhiều hạn chế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp Luật Hôn nhân và gia đình vào thực tiễn áp dụng.

* Những người cùng dòng máu về trực hệ và những người có họ trong phạm vi ba đời đã bị cấm kết hôn với nhau mà vẫn kết hôn

Điều 10, khoản 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm những người có cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau. Nam, nữ kết hôn mà vi phạm quy định này thì được coi là có căn cứ để Tòa án nhân dân hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ. Tuy nhiên, việc xác định căn cứ này trong thực tế gặp nhiều khó khăn. Nước ta trong một thời gian dài xảy ra chiến tranh, loạn lạc, việc thất lạc gia đình, họ hàng không ít nên xác định quan hệ họ hàng, huyết thống là khó khăn. Trong trường hợp họ vô tình kết hôn với nhau thì liệu đó có cơ sở pháp lý để hủy việc kết hôn trái pháp luật đó không?

* Những người là cha mẹ nuôi với con nuôi, những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng kết hôn với nhau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Cha mẹ nuôi với con nuôi, những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng dù không phải là quan hệ họ hàng, huyết thống với nhau nhưng được coi là mối quan hệ trong gia đình với nhau. Họ đã từng có mối quan hệ tình cảm, chăm sóc, tôn trọng lẫn nhau. Theo quan niệm của người Việt đề cao truyền thống, đạo đức gia đình nên kết hôn trong những trường hợp này là trái pháp luật và sẽ bị Tòa án xử hủy.

Đây là điểm khác biệt giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Trước đây, Luật Hôn nhân và gia

Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 - 8

đình năm 1986 không quy định cấm kết hôn trong những trường hợp này. Vì vậy, họ vẫn được phép kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 lại quy định cấm kết hôn nhằm phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam và xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình lành mạnh, tiến bộ.

Vấn đề đặt ra là nhà làm luật đã chưa tính đến trường hợp kết hôn giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa những người con nuôi và giữa con đẻ và con nuôi trong một gia đình. Mặc dù họ không tồn tại mối quan hệ huyết thống với nhau, không phải họ hàng ba đời với nhau nhưng nếu phát sinh việc kết hôn với nhau thì giải quyết ra sao?

* Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau - vi phạm điều cấm tại khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Hiểu nôm na, hai người cùng giới tính là hai người hoặc cùng là nam hoặc cùng là nữ có sự hấp dẫn giới tính lẫn nhau. Luật pháp Việt Nam hiện nay vẫn cấm kết hôn đồng giới dù nhiều quốc gia trên thế giới cho phép. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định "Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật" (Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2005). Nghị định số 88/2008/NĐ-CP cũng quy định "Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình".

Như vậy, hai người cùng giới tính kết hôn với nhau là kết hôn trái pháp luật nhưng Nhà nước Việt Nam thừa nhận cá nhân được phép xác định lại giới tính của mình và được hưởng các quyền, lợi ích, nghĩa vụ mà việc xác định lại giới tính của mình đem lại.

Hủy kết hôn trái pháp luật là chế tài mà Luật Hôn nhân và gia đình áp dụng đối với trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn. Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật dựa trên cơ sở lỗi của nam, nữ khi kết hôn đã vi phạm một

trong các điều kiện kết hôn về độ tuổi, hình thức kết hôn... nhưng cũng loại trừ trường hợp do hoàn cảnh lịch sử mà vi phạm các điều kiện về kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định khá chi tiết, cụ thể về điều kiện kết hôn, tạo cơ sở cho cơ quan chức năng xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật một cách thấu tình, đạt lý.

2.2.3. Người có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật

Trong tố tụng dân sự, về nguyên tắc, Tòa án chỉ xét xử khi có đơn khởi kiện của cá nhân, của tổ chức hoặc quyết định khởi tố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

1. Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.

2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này:

a) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn;

b) Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

c) Hội liên hiệp phụ nữ.

4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật [44].

Việc kết hôn trái pháp luật đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của những người kết hôn và còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan và ảnh hưởng đến cả truyền thống đạo đức, nếp sống lành mạnh của xã hội. Chính căn cứ đó khiến các nhà làm luật quy định rộng rãi những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

Theo Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì Viện kiểm sát nhân dân không có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật nữa (Khoản 1 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự). Cũng theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, khoản 1 Điều 162 quy định chỉ có cơ quan dân số, gia đình và trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình. Theo đó, cơ quan dân số, gia đình và trẻ em chính là Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em, nay đã được giải thể. Bộ phận dân số được nhập về Bộ Y tế, bộ phận gia đình được nhập về Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, bộ phận trẻ em được nhập về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Do vậy, Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định Viện kiểm sát nhân dân; cơ quan dân số, gia đình và trẻ em có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật là không còn phù hợp, cần phải sửa đổi.

Ngoài ra, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật khi thấy mình bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn hay là vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn trái pháp luật. Đây là những người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ trực tiếp bị xâm phạm do việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, luật pháp quy định họ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Quy định này của Luật thể hiện sự quan tâm của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự.

Có nhiều trường hợp dù bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn nhưng họ cũng không dám khởi kiện yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật vì

nhiều nguyên nhân khác nhau, thậm chí họ còn không biết họ có quyền này. Khoản 3 Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình yêu cầu tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật gồm: Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn, Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Pháp luật quy định các cơ quan tổ chức trên có quyền yêu cầu tòa hủy kết hôn trái pháp luật nhằm bảo đảm việc xét xử đối với trường hợp khi cá nhân không yêu cầu. Đây là căn cứ nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong tổ chức mình. Quy định này của luật rất phù hợp để bảo vệ quyền lợi của cá nhân, gia đình và xã hội, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Theo quy định này thì người có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật là rất rộng. Đây là quy định kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 nhưng quy định phạm vi người có quyền yêu cầu rộng hơn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, bảo vệ lợi ích gia đình và xã hội.

2.2.4. Đường lối giải quyết các trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật định

Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn Luật định là trái pháp luật, khi có yêu cầu, Tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Tuy nhiên, hủy kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai người kết hôn trái pháp luật và con cái của họ. Vì vậy, khi xử lý các trường hợp này, Tòa án phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm điều kiện kết hôn, mức độ vi phạm và hoàn cảnh vi phạm. Phải xem xét và đánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm của họ từ lúc kết hôn trái pháp luật đến lúc Tòa án xem xét cuộc hôn nhân của họ. Từ đó mà Tòa án có thể hủy hay không hủy việc kết hôn trái pháp luật đó.

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối giải quyết các trường hợp kết hôn trái pháp luật.

* Trường hợp kết hôn trước tuổi luật định - vi phạm Điều 1 khoản 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung [59, Điểm d1, mục 2].

Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP thì khi giải quyết trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án cần phải lưu ý xem tại thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hai bên đã đủ tuổi chưa? Cuộc sống vợ chồng có hạnh phúc không? Tòa án phải xem xét các yếu tố để đưa ra quyết định đúng đắn, thấu tình đạt lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên. Trường hợp nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn, thông thường họ chỉ tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán mà không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và điểm b mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, Tòa án không tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật mà chỉ tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cùng các văn bản đã hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các trường hợp xử lý giúp Tòa án đưa ra phán quyết chính xác, vừa đảm bảo quyền lợi của các bên, vừa bảo vệ trật tự pháp lý.

* Những trường hợp kết hôn thiếu sự tự nguyện (bị cưỡng ép, lừa dối) - vi phạm khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định kết hôn phải đảm bảo sự "tự nguyện" nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân "ép buộc" của cha mẹ, của hôn nhân và gia đình phong kiến. Tòa án sẽ hủy việc kết hôn nếu thiếu sự tự nguyện của hai bên nam nữ. Sau khi kết hôn, cuộc sống của hai bên nam nữ không có hạnh phúc thì tòa án sẽ hủy việc kết hôn để giải thoát cho họ. Ngược lại nếu cuộc sống của họ sau kết hôn hạnh phúc thì tòa không hủy việc kết hôn trái pháp luật đó nữa.

* Những người đang có vợ, có chồng lại kết hôn hoặc chung sống với người khác như vợ chồng - vi phạm khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Người đang có vợ, có chồng là đang có quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật gồm: trường hợp hôn nhân hợp pháp (có giấy đăng ký kết hôn và trường hợp được thừa nhận là vợ chồng khi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn. Chính vì vậy, người đang có vợ, có chồng không được thực hiện việc kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người khác như vợ chồng sẽ gây hậu quả lớn tới quyền lợi của người vợ, người chồng hợp pháp, đồng thời cũng gây hậu quả xấu cho gia đình và cho xã hội. Hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường mà ở các thành phố lớn, hiện tượng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng diễn ra ở mức báo động. Việc nam nữ sống chung như vậy cũng gây nhiều ảnh hưởng cho xã hội. Nhiều trường hợp người đang có vợ, có chồng vẫn sống chung với người khác bừa bãi, trái pháp luật khiến cho thiết chế gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023